Nhà vườn tất bật thu hoạch phật thủ phục vụ Tết

Những ngày này, nhiều hộ dân tại các làng trồng phật thủ ở ngoại thành Hà Nội đang tất bật vào vụ thu hoạch để phục vụ nhu cầu trưng bày ngày Rằm tháng Chạp và Tết Nguyên đán Giáp Thìn.

Phật thủ là loại quả được ưa chuộng dùng để bày cúng dâng bàn thờ gia tiên ngày Tết. Trong văn hóa tín ngưỡng người Việt, Phật thủ với hình dáng như những ngón tay chụm lại giống bàn tay Phật, mang lại may mắn trong năm mới, tài lộc, ấm no, khỏe mạnh.

Quả Phật thủ giống như bàn tay Phật. Theo quan niệm đây là quả của Phật nên loại trái cây này đang mang phúc lành đến cho người. Quả phật thủ càng nhiều ngón thì giá trị càng cao.

Quả phật thủ có giá trị cả về mặt ý nghĩa tâm linh, cũng như thẩm mỹ phải là quả to, tay dài, móng nhọn, số ngón phải đạt trên 20 ngón trở lên và đặc biệt ngón cuối cùng phải nằm ở chữ… “Thịnh”, theo cách đếm: “Thịnh - Suy - Vi - Thái”.

Phật thủ ra hoa, kết trái quanh năm. Người trồng phật thủ có thể bán luôn, bán lẻ vào nhiều dịp trong năm như: Tết, Rằm, mùng một…

Là loại cây khó chiều, để cây ra quả quanh năm các chủ vườn phật thủ phải một nắng hai sương, dành hầu hết thời gian để chăm bẵm, ươm trái. Để đảm bảo quả có chất lượng tốt, người chăm sóc phải tiến hành tỉa cây liên tục, hái bỏ những quả xấu tránh hại cây, theo dõi sát sao thời tiết, để quả ra đúng dịp Tết.

Từ tháng Giêng sau khi thu hoạch quả, người trồng phải vệ sinh vườn và xới đất ở gốc, bón phân hữu cơ và phân hóa học cân đối để cây có sức sống khỏe.
Cây phật thủ cho quả quanh năm, người trồng phật thủ có thể bán luôn, bán lẻ vào nhiều dịp trong năm như: Tết, rằm, mùng một…
Vào thời điểm gần Tết, vườn cây phật thủ sẽ cho thu hoạch lớn nhất trong năm. Đây là vụ chính trong năm được người trồng mong đợi nhất.
Để đáp ứng kịp các đơn hàng cho Tết, các nhà vườn phải huy động thêm những người trong gia đình cùng ra vườn thu hoạch phật thủ; đồng thời phải thức khuya, dậy sớm gói hàng để giao cho khách.
Phật thủ sau khi thu hoạch sẽ được phân loại theo nhu cầu của khách đặt hàng. Theo các nhà vườn, trung bình mỗi quả phật thủ có giá từ 60 – 100 nghìn đồng. Với những quả đẹp và độc, giá bán có thể lên tới hàng triệu đồng.
Sau đó bọc gói cẩn thận để giữ quả luôn đẹp khi đến được tay của người mua.
Những chuyến hàng đang được nhanh chóng chuyển đi khi ngày Tết đang đến gần.
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bảo tàng Sinh học, Đại học Tổng hợp (nay là Trường Đại học Khoa học Tự nhiên) được thành lập năm 1926. Đây là Bảo tàng Sinh học đầu tiên của Đông Dương. Trong dịp Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024, lần đầu tiên, Bảo tàng đặc biệt này mở cửa cho người dân tham quan.

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Nội được gọi là đất Kẻ Chợ. Theo các ghi chép lịch sử, thành Đại La từ xưa là một khu chợ của cả lưu vực sông Hồng, vậy nên người dân khắp nơi đổ về đây trước hết là để buôn bán, dần dần về sau, họ lập thành các phường nghề, rồi làng nghề và hình thành nên các con phố "hàng" trên mảnh đất Kinh kỳ.

Bà con tại xã Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội tất bật với công việc làm miến rong để chuẩn bị cho nhu cầu thực phẩm ngày Tết của người dân, công việc làm miến dù vất vả nhưng đã trở thành nhịp sống quen thuộc của người dân nơi đây.

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chính là một trong những nơi lưu giữ mảnh ghép quá khứ không thể thiếu của người dân nước Việt và nhờ những mảnh ghép ấy mà chúng ta có được ngày hôm nay.

Chụp ảnh đường phố Hà Nội là cách để những người vừa có đam mê với nghệ thuật nhiếp ảnh, vừa có tình cảm với mảnh đất Thủ đô ghi lại những khoảng khắc đời thường nhất của cuộc sống hàng ngày.

Không cần phải đợi đến Tết, món bánh chưng rán mâm mang hương vị tuổi thơ của nhiều người giờ đây có thể được thưởng thức mọi lúc, nhưng ngon nhất là trong thời tiết se lạnh của Hà Nội dịp này.