Phở Hà Nội - Di sản văn hoá phi vật thể

Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Báo Kinh tế và Đô thị đã phối hợp tổ chức tọa đàm bảo vệ và phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể phở Hà Nội.

Tham dự tọa đàm có đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Acecook, các chuyên gia, nghệ nhân, chủ thể thực hành di sản, Hiệp hội ẩm thực Hà Nội, Hiệp Hội du lịch Hà Nội, giảng viên và sinh viên các trường đại học cùng đông đảo nhân dân, người quan tâm và yêu thích ẩm thực.

Đây là hoạt động ý nghĩa trong Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024, nhấn mạnh vào việc bảo vệ, phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia phở Hà Nội.

Qua tọa đàm, người dân trong nước và du khách quốc tế có thể hiểu rõ hơn về ẩm thực Hà Nội nói chung, phở Hà Nội nói riêng. Phở là một sáng tạo của người Việt từ rất lâu, và sự sáng tạo phở đó tạo thành một đặc trưng rất đặc biệt ở Hà Nội.

Phở Hà Nội được ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể ở loại hình tri thức dân gian. Điểm đặc biệt của phở Hà Nội là sử dụng nguyên vật liệu, kỹ năng gia giảm chế biến, đặc biệt được trao truyền từ đời này qua đời khác.

Năm 2020, Thành ủy Hà Nội đã ban hành nghị quyết chuyên đề phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn, trong đó ẩm thực đã được xác định là một trong những lĩnh vực ưu tiên phát triển dựa trên nguồn lực văn hóa Thủ đô.

Những chia sẻ của các đại biểu và nghệ nhân trong buổi tọa đàm sẽ là gợi ý cho thành phố Hà Nội trong triển khai những biện pháp để bảo vệ và phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể phở Hà Nội trong thời gian tới.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chiều 23/1, tại hồ Văn, Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám, đã diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào xuân. Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà tới dự.

Trong mỗi gia đình Việt, mâm cúng đêm giao thừa không chỉ mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc mà còn phản ánh những giá trị văn hóa truyền thống, thể hiện lòng biết ơn và cầu mong sự an lành, thịnh vượng cho gia đình và cộng đồng trong năm mới. Hãy cùng Đài Hà Nội tìm hiểu sâu hơn về những món lễ vật trong mâm cúng đêm giao thừa và những lưu ý trong nghi lễ đặc biệt này.

"Bia đá kể chuyện" là chủ đề của trưng bày đang diễn ra tại Khu Vườn bia Tiến sĩ trong di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Sau một thời gian thử nghiệm lâm thời, Câu lạc bộ nghệ thuật hát Xẩm Hà Nội đã được thành lập và trở thành thành viên trong hệ thống các câu lạc bộ nghệ thuật truyền thống của Trung tâm văn hóa Thành phố.

Tại Hà Nội vừa diễn ra lễ công bố dự án “Nét Việt Nam” – Hành trình Gen Z về làng, đánh dấu nỗ lực của thế hệ trẻ trong công cuộc gìn giữ, bảo tồn, phát huy và lan tỏa các giá trị văn hóa dân tộc Việt Nam.

Để tiễn năm cũ qua, đón năm mới đến, người Việt có nhiều nghi lễ truyền thống. Ngoài lễ cúng ông Công, ông Táo, thả cá chép, thì có những nghi lễ mang nhiều ý nghĩa nhân văn và mang đậm vẻ đẹp văn hóa dân gian.