Trải nghiệm cánh đồng lúa Tam Cốc, Ninh Bình

Chương trình trải nghiệm cánh đồng lúa Tam Cốc gắn với các nghi lễ nông nghiệp là một hoạt động trong khuôn khổ Tuần Du lịch tỉnh Ninh Bình năm 2024 với chủ đề “Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An".

Tham gia chương trình, các đại biểu và du khách được tham quan không gian tái hiện cách thức làm nông sơ khai, dâng tiến những sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của Ninh Bình và của các vùng miền trong cả nước vào không gian thờ cúng thần Nông. 

Nổi bật trên đồng lúa Tam Cốc năm nay là bức tranh cậu bé cưỡi trâu khổng lồ, lấy cảm hứng từ tranh dân gian "Mục đồng thổi sáo" gắn liền với làng quê Việt Nam.

Bức tranh được tạo hình ở thửa ruộng rộng gần 10.000 m2 nằm cạnh cửa hang Hai, cách bến thuyền trung tâm Tam Cốc hơn 2 km.

Hàng trăm nông dân Hợp tác xã nông nghiệp Văn Lâm, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình được huy động để gieo cấy và chăm sóc thửa ruộng khổng lồ này. 

Theo Ban quản lý Khu du lịch Tam Cốc, bức tranh "Mục đồng thổi sáo" có ý nghĩa tôn vinh giá trị văn hóa, tín ngưỡng của vùng đất cố đô. Con trâu vốn là "đầu cơ nghiệp", rất quan trọng với nhà nông và cũng đại diện cho sự hiền lành, chăm chỉ của người nông dân. Bức tranh đồng thời thể hiện ước nguyện của người dân về mong ước quốc thái dân an, mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Mô hình “Di tích lịch sử, văn hóa - điểm đến an toàn, hấp dẫn” là một trong những điểm sáng trong thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng của Hà Nội, qua đó định hướng hành vi, thái độ, thói quen, cách ứng xử chuẩn mực cho tất cả mọi người khi tham gia các hoạt động du lịch tại các di tích. Việc hình thành nét văn hóa ứng xử văn minh này không chỉ thể hiện sự trân trọng với di sản mà còn góp phần làm giàu thêm bản sắc, giúp các di tích của Hà Nội trở thành những điểm đến an toàn, hấp dẫn.

Với mục tiêu xây dựng Hà Nội thành Thủ đô của tri thức, Thủ đô của văn hóa đọc, nhiều hoạt động hướng đến thế hệ trẻ với hình thức sinh động đang được các cơ quan, ban, ngành và nhà trường cùng chung tay để văn hóa đọc được lan tỏa rộng rãi.

Luật Thủ đô 2024 đã mở ra những bước tiến mới trong việc bảo tồn và phát triển các khu phố, tuyến phố và làng nghề, nhằm thu hút du lịch, phát huy giá trị văn hóa, thúc đẩy các hoạt động thương mại, cải thiện điều kiện sống của người dân và bảo tồn các ngành, nghề truyền thống.

Tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đang diễn ra chương trình đặc biệt “Quà tặng của nhân gian” với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ, nghệ nhân đến từ các làng nghề trong cả nước.

Trong xu hướng phát triển đô thị, sinh thái hiện nay, nghề sinh vật cảnh không chỉ duy trì mà còn được đầu tư, phát triển bài bản, chuyên canh với sản phẩm giá trị cao. Hiện nhiều vùng ngoại thành của Thủ đô như: Thường Tín, Thanh Trì, Gia Lâm, Phúc Thọ… đều có làng nghề sinh vật cảnh nổi tiếng.

Ngày hội 'Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc' sẽ diễn ra trong ba ngày, từ 14 đến 16/2/2025 (tức ngày 17, 18, 19 tháng Giêng âm lịch) tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội.