Áp lực từ mong muốn của cha mẹ

Sự kỳ vọng của cha mẹ đối với con cái có thể là nguồn động lực mạnh mẽ, đánh thức tiềm năng của trẻ, nhưng cũng có thể trở thành áp lực đè nặng trên hành trình trưởng thành của con.

Sự kỳ vọng lớn lao của cha mẹ vào con cái

Trong đề thi môn Ngữ văn vào lớp 10 THPT tại Hà Nội ngày 8/6 có một câu hỏi trong phần nghị luận văn học: "Theo em, có ích kỉ hay không nếu như chúng ta không sống theo mong muốn của người khác?".

Đây là một câu hỏi vô cùng thực tế ngay trong chính mỗi gia đình và có lẽ ai cũng thấy mình ở trong đó. Ngày nay, mỗi gia đình thường chỉ có từ một đến hai con, vì vậy, sự kỳ vọng lớn lao của cha mẹ vào con cái trở thành một xu hướng tâm lý phổ biến.

Tâm lý học đã đúc kết ra một công thức: Happiness = Reality - Expectations (Hạnh phúc = Thực tế - Kỳ vọng). 

Công thức đơn giản này cho ta thấy rằng niềm vui của mỗi người phụ thuộc vào sự chênh lệch giữa thực tế và kỳ vọng. Khi "thực tế" vượt qua "kỳ vọng", chúng ta sẽ cảm thấy hạnh phúc. Ngược lại, khi "thực tế" không đáp ứng được "kỳ vọng", chúng ta sẽ cảm thấy thất vọng.

Sự kỳ vọng lớn lao của cha mẹ vào con cái trở thành một xu hướng tâm lý phổ biến.

Thực tế và kỳ vọng không phải lúc nào cũng ngang hàng. Với nhiều bậc cha mẹ, dù thực tế đã được nhìn thấy, nhưng vẫn đặt ra kỳ vọng quá cao đối với con cái, tạo nên một sức ép rất lớn đối với những đứa trẻ. Khi phải sống theo kỳ vọng của cha mẹ, con cái có thể phải chịu đựng áp lực, dễ dẫn đến stress, lo âu và các vấn đề tâm lý khác.

Thuyết phục bố mẹ để đi theo con đường của mình

Câu chuyện của diễn viên Thanh Bi là một minh chứng cho việc dám bước ra khỏi những kỳ vọng của gia đình để theo đuổi đam mê của riêng mình.

Theo diễn viên Thanh Bi chia sẻ, ở giai đoạn chuẩn bị thi vào đại học, do bố mẹ cô làm việc ở cơ quan nhà nước và trong môi trường quân đội nên đã định hướng cô sau này cũng sẽ vào làm việc trong một cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, với niềm đam mê nghệ thuật cháy bỏng, cô đã quyết định lựa chọn con đường làm diễn viên, ngành quản lý văn hóa - nghệ thuật.

Thời gian đầu, cô không dám nói với gia đình, chỉ lén lút đi quay các MV, clip quảng cáo, sitcom nghệ thuật và bố mẹ cô không hề hay biết. Chỉ sau khi cô tham gia một bộ phim nổi tiếng, hàng xóm đã nói lại với bố mẹ cô khiến họ rất bất ngờ và tỏ ý trách mắng cô vì không nghe lời.

Tuy nhiên, với quan điểm mỗi người có những đam mê, ước mơ riêng và sự quyết định riêng, cô đã vượt qua sự ngăn cản của gia đình để theo đuổi nghề diễn viên. Sau một thời gian dài, khi nhận ra niềm đam mê đã giúp con đạt được những thành công, gia đình cô đã thay đổi quan niệm và ủng hộ cô đi theo con đường đã chọn.

"Khi quyết định chọn một nghề, trước hết mình phải yêu nghề đó và quyết tâm theo đuổi bằng tất cả nhiệt huyết, bằng cả con tim để có thể đi đến những thành công", diễn viên Thanh Bi chia sẻ.

Diễn viên Lại Thanh hay còn gọi là Thanh Bi.

Đừng bắt con cái chuyên chở ước mơ của cha mẹ

Người lớn thường cho rằng mình có kiến thức, kinh nghiệm và trải nghiệm nên rất tự tin trong việc định hướng cho con cái và muốn con phải làm theo.

Đã có nhiều câu chuyện đau lòng xảy ra khi cha mẹ đặt quá nhiều kỳ vọng về học hành, về điểm số lên con cái.

Theo thống kê của Bệnh viện Nhi Trung ương, tỷ lệ học sinh bị trầm cảm trong mùa thi tăng cao, chiếm tới 20-30% số học sinh tham gia thi. Còn theo một nghiên cứu của Đại học Giáo dục (trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội), stress là vấn đề học sinh hay gặp nhất, chiếm gần 57%, sau đó đến lo âu trầm cảm chiếm 45%; học sinh còn gặp phải khó khăn trong học tập, định hướng nghề nghiệp.

Năm nào Bộ Giáo dục và Đào tạo và các viện nghiên cứu cũng đưa ra những con số đáng lo ngại về việc định hướng nghề nghiệp của giới trẻ: hơn 60% sinh viên năm nhất không hiểu mục đích của ngành mình theo học; 70% cảm thấy không thỏa mãn với nghề đã chọn; 30% muốn thi lại; thậm chí 20% sinh viên ra trường cảm thấy mình đã chọn sai nghề...

TS. Lê Thị Khánh Ly, Đại học Văn hóa Hà Nội.

TS. Lê Thị Khánh Ly, Trưởng bộ môn Văn hóa Đối ngoại - khoa Văn hóa học, Đại học Văn hóa Hà Nội, cho rằng ai cũng có ước mơ. Ước mơ và tiêu chí đánh giá về sự thành công trong xã hội ngày nay sẽ có những khác biệt so thời kỳ trước. Tuy nhiên, dưới góc độ của con cái, cần phải có sự cân đối và điều tiết nhất định trong việc ứng xử khi đứng trước sự kỳ vọng của cha mẹ. Sự kỳ vọng của cha mẹ xuất phát từ yêu thương con cái. Bởi vậy, con cái cũng cần phải có sự tiết chế và cân nhắc trước những áp lực kỳ vọng của cha mẹ.

Bày tỏ quan điểm về câu hỏi: "có ích kỉ hay không nếu như chúng ta không sống theo mong muốn của người khác?", TS. Khánh Ly cho rằng cả cha mẹ và con cái cần có sự cân đối và sẽ không phải là ích kỷ nếu như con cái không sống theo kỳ vọng của cha mẹ, nhưng cũng cần phân biệt rõ giữa sự ích kỷ và sự chủ động với cuộc sống của mình.

Nếu như con cái thực sự có ước mơ, có sự chủ động trong cuộc sống thì nên chia sẻ với cha mẹ để nhận được sự thấu hiểu.

Cùng con tìm tiếng nói chung

Việc con cái được tự do theo đuổi những ước mơ của riêng mình sẽ giúp con có cơ hội phát triển và khám phá những khả năng tiềm ẩn, từ đó xây dựng nên một bản sắc riêng biệt và độc lập. Các thế hệ khác nhau thường có những giá trị và quan điểm sống khác nhau. Những gì cha mẹ cho là quan trọng và đáng mơ ước có thể không còn phù hợp hoặc hấp dẫn đối với con cái trong bối cảnh xã hội hiện đại.

Cuộc sống hiện tại đòi hỏi con cái phải có khả năng thích nghi với những thay đổi nhanh chóng về công nghệ, kinh tế và văn hóa. Vì vậy, con cũng cần tự tìm ra con đường phù hợp với thời đại của mình hơn là đi theo những lối mòn của thế hệ trước.

Rất nhiều bậc phụ huynh có cách ứng xử với con cái rất văn minh, họ tôn trọng tiếng nói của con, quyết định của con thay vì áp đặt với con. Cha mẹ đóng vai trò như những người hướng dẫn, giúp con cái nhận biết và phát triển khả năng của bản thân.

Đồng hành với con nhưng không làm hộ con, trao cho con quyền tự quyết định, đó là phương châm của chị Nguyệt Thu (KĐT Tây Tân Đô, xã Tân Lập, huyện Đan Phượng).

Chị Bá Thị Nguyệt Thu (KĐT Tây Tân Đô, xã Tân Lập, huyện Đan Phượng) kể từ bé chị đã rèn các con thói quen tự học hay giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà. Nhờ đó, các con của chị rất tự giác trong học tập. Những lúc rảnh rỗi, con gái lớn Khánh Ly sẽ giúp đỡ bố mẹ trông em nhỏ hoặc kèm em học.

Khánh Ly hiện đang là học sinh lớp 11. Em rất đam mê ngành thiết kế đồ họa. Vì vậy một năm trước, thay vì chọn trường cấp 3 công lập cho em, bố mẹ đã quyết định cho em theo học  chương trình 9+ để phù hợp với nguyện vọng và năng lực của em.

Khoảng cách thế hệ của cha mẹ và con cái sẽ được rút ngắn khi cha mẹ làm bạn được với con, con cái mở lòng sẻ chia với cha mẹ.

Những đứa trẻ hạnh phúc thì bố mẹ cũng sẽ hạnh phúc. Bố mẹ nên tôn trọng và khuyến khích sự tự do phát triển cá nhân của con cái, thay vì áp đặt lên chúng những kỳ vọng và giấc mơ của cha mẹ.

User
Ý KIẾN

Vượt lên những khó khăn trong cuộc sống, thủ khoa ngành Công nghệ nông nghiệp, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội Hoàng Thị Hồng Nga đã trở thành niềm tự hào của gia đình, thầy cô và bạn bè.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, chuyển đổi số, sự phát triển của trí tuệ nhân tạo AI,… sinh viên cần được lĩnh hội những kiến thức mới nhất, đảm bảo thực tế nghề nghiệp để tự tin làm việc trong môi trường quốc tế.

Chương trình "Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050" vừa được phê duyệt. Theo đó, đến năm 2030, Việt Nam cần đào tạo ít nhất 50.000 nhân lực đại học trở lên phục vụ ngành này.

Đi học có lương, ra trường có việc là chuyện không còn mới lạ với nhiều sinh viên trường nghề. Bởi vậy, ở mùa tuyển sinh những năm gần đây, học nghề đang được khá nhiều bạn trẻ lựa chọn.

Chương trình “Hướng nghiệp và tư vấn lựa chọn Tổ hợp môn lớp 10" dành riêng cho học sinh 2k9 do Đài PT-TH Hà Nội và Hệ thống Giáo dục HOCMAI phối hợp với tổ chức, nhằm hỗ trợ học sinh và phụ huynh trong việc định hướng và chuẩn bị tốt nhất cho năm học lớp 10. Chương trình có sự tham gia của các chuyên gia giáo dục uy tín.

Đào tạo nghề gắn với nhu cầu của thị trường lao động là một trong những hướng đi hết sức hiệu quả trong công tác giáo dục nghề nghiệp hiện nay.

Vào trường THPT công lập không phải con đường duy nhất dẫn đến thành công, vẫn còn nhiều lối rẽ khác để các em và gia đình lựa chọn.

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập có ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗi học sinh, bởi vậy cả cha mẹ và con cái đều nên chuẩn bị cho mình tâm thế đối mặt nếu kết quả không được như ý.

Sự kỳ vọng của cha mẹ đối với con cái có thể là nguồn động lực mạnh mẽ, đánh thức tiềm năng của trẻ, nhưng cũng có thể trở thành áp lực đè nặng trên hành trình trưởng thành của con.

Việc làm là vấn đề quan tâm hàng đầu của không chỉ sinh viên mà cả các trường đại học, bởi đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng mà các trường phải công bố hàng năm.

Nhiều trường đã lồng ghép hoạt động hướng nghiệp trong buổi trải nghiệm ngành nghề của các em học sinh lớp 9, giúp các em tự đưa ra lựa chọn.

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành kế hoạch tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non năm 2024, với chi tiết các mốc thời gian xét tuyển.

Học sinh lớp 12 và nhiều phụ huynh khá lo lắng về việc nếu không chọn và trúng tuyển đại học phù hợp năm nay, các em sẽ phải cạnh tranh trong mùa tuyển sinh năm 2025 với những quy định mới.

Thời gian này chính là thời điểm hàng triệu học sinh lớp 12 đang phải cân não trong việc lựa chọn ngành, nghề tương lai. Việc được tiếp xúc, tư vấn trực tiếp từ các trường, các chuyên gia tại Ngày Hội tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp sẽ giúp học sinh giải đáp được những băn khoăn, trăn trở trong việc chọn trường, chọn ngành phù hợp với bản thân.

Phân luồng, hướng nghiệp cho học sinh sau bậc THCS vẫn là một thực tế khó khăn cho các nhà trường, địa phương khi tỉ lệ học sinh chọn học nghề khá thấp. Nguyên nhân phần lớn xuất phát từ nhận thức của phụ huynh cho rằng, con phải tiếp tục học THPT và vào đại học.

Khởi nghiệp đã trở thành một chuyên ngành đào tạo chính quy của nhiều trường đại học. Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, tỉ lệ cơ sở giáo dục đại học đưa khởi nghiệp thành môn học quan trọng, đã trở nên phổ biến.

Tư duy “Không đỗ đại học mới đi học nghề” tồn tại từ nhiều chục năm trước đây, nay đã thay đổi. Lựa chọn học nghề đã trở thành tiêu chí của nhiều học sinh và gia đình, khi nhu cầu tuyển dụng lao động có tay nghề, có chất lượng cao ngày càng lớn. Bên cạnh đó, các trường nghề đã có sự đầu tư cả về vật chất lẫn giáo trình đào tạo, gắn liền với thực tế, cũng như nhu cầu của đơn vị tuyển dụng lao động trong và ngoài nước.

Nếu như trước đây, đại học là con đường duy nhất của phần lớn những học sinh có học lực giỏi thì hiện nay, xuất khẩu lao động đã trở thành lựa chọn nhanh nhất, ngắn nhất của khá nhiều em.

Chứng chỉ IELTS hiện nay được coi như giấy thông hành qua cửa nhiều trường đại học, THPT và cả THCS chất lượng cao. Chính vì vậy, ngày càng nhiều gia đình lựa chọn cho con học và thi IELTS từ sớm. Điều này gây ra nhiều băn khoăn và ý kiến trái chiều.

Thực trạng sinh viên tốt nghiệp đại học rơi vào cảnh thất nghiệp hay làm không đúng ngành nghề được đào tạo không còn là chuyện mới trong nhiều năm qua. Nhưng một ngịch lý đã và đang tồn tại, đó là lượng sinh viên ra trường thì nhiều, nhưng lao động có tay nghề lại luôn trong tình trạng 'hiếm'.

Trước tình trạng sinh viên thất nghiệp sau khi đào tạo ở một số ngành tỉ lệ rất cao, mà nguyên nhân chính do sự thiếu đồng bộ giữa chương trình đào tạo của nhà trường và nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp, nhiều trường đại học đã mời các doanh nghiệp góp ý trực tiếp cho chương trình đào tạo.

Làm trái ngành là thực trạng không quá mới lạ với thị trường lao động tại Việt Nam. Thế nhưng, khi thị trường việc làm ngày càng trở nên cạnh tranh như hiện nay, ứng viên không chỉ cần kỹ năng mà còn cần phải có chuyên môn, năng lực thực sự thì với việc lựa chọn làm trái ngành, người lao động sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức.

Hiện nhiều học sinh tốt nghiệp THCS lựa chọn mô hình đào tạo 9+, nghĩa là học văn hóa chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT kết hợp học hệ trung cấp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Hướng đi này không chỉ thể hiện rõ chính sách phân luồng đào tạo nghề sau THCS của Nhà nước mà còn giúp các em chủ động gia nhập thị trường lao động.

Nếu kỳ thi vào 10 được đánh giá khá căng thẳng thì mô hình 9+ có thể xem là hướng đi phù hơp hiện được nhiều học sinh tốt nghiệp THCS lựa chọn. Hướng đi này không chỉ thể hiện rõ chính sách phân luồng đào tạo sau THCS của Nhà nước mà giúp các em chủ động gia nhập thị trường lao động.

Theo kết quả nghiên cứu từ một nhóm các chuyên gia của Trường Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp làm trái ngành là trên 24%. Trong đó, nhiều ngành tỷ lệ cử nhân ra trường làm không đúng ngành, đúng nghề lên đến hơn 60%. Vậy tấm bằng đại học có đang thực sự bị lãng phí, khi người học không được đặt vào đúng vị trí công việc được ghi danh?

Tại nhiều địa phương, trong đó có Hà Nội chỉ có khoảng 60-70% số thí sinh đỗ vào lớp 10 công lập. Vì vậy, mô hình đào tạo 9+ (học văn hóa chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT kết hợp học nghề hệ trung cấp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp) hiện được nhiều học sinh tốt nghiệp THCS lựa chọn. Hướng đi này không chỉ thể hiện rõ chính sách phân luồng đào tạo nghề sau THCS của nhà nước, mà giúp các em chủ động gia nhập thị trường lao động.

Thời điểm này được xem là giai đoạn 'nước rút' đối với mỗi sĩ tử cho kì thi tuyển sinh vào lớp 10. Cuộc đua vào lớp 10 tạo không ít áp lực cho phụ huynh và học sinh. Tuy nhiên, thí sinh hoàn toàn có nhiều sự lựa chọn khác nếu như các em không đỗ vào trường THPT công lập.

Nếu như tiêu chí chọn nghề quan trọng nhất của những thế hệ trước đây là một công việc ổn định, thì thế hệ Gen Z hiện nay đang hướng đến những ngành mới mẻ, không chú trọng thu nhập cao hay ổn định mà thay vào đó là đề cao tính trải nghiệm cao, thể hiện được cá tính của bản thân. Điều đó dẫn đến nhiều ý kiến cho rằng Gen Z là thế hệ nổi loạn, thích nhảy việc và không có tinh thần trách nhiệm. Liệu những đánh giá trên về Gen Z có đúng hay không? Chúng ta sẽ cùng gặp lại chuyên gia tâm lý Trần Thành Nam để cùng tìm hiểu thêm về vấn đề này.

Được sinh ra và lớn lên trong thời đại công nghệ hiện đại nên thế hệ Gen Z có được thuận lợi trong việc lựa chọn và nắm bắt thông tin. Đây là lý do tại sao lực lượng lao động mới này có khả năng làm việc đa nhiệm tốt hơn các thế hệ trước. Đặc biệt, là những công dân toàn cầu, họ còn có thể lựa chọn ngành nghề chẳng liên quan gì đến ngành học, thậm chí với nhiều bạn trẻ coi bằng đại học chỉ là một bước trong hành trình của mình.

Học đại học hay cao đẳng, thậm chí là học để lấy chứng chỉ nghề nghiệp sẽ là lựa chọn riêng của mỗi thí sinh tùy theo điều kiện, khả năng của bản thân. Để giúp thí sinh có được quyết định đúng đắn trong việc chọn ngành nghề thì việc định hướng nghề nghiệp ngay từ khối phổ thông đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Thời điểm này, học sinh lớp 12 đang phải đắn đo lựa chọn ngành mình sẽ học trong tương lai. Có thể tìm thấy các hướng dẫn chọn ngành, chọn nghề ở nhiều nơi. Ngay trên các nền tảng mạng xã hội, nội dung chia sẻ về định hướng nghề nghiệp, ngành học cũng được nhiều cá nhân khai thác. Đáng nói, những đoạn video "Ngành học vô dụng nhất" lại thu hút hàng nghìn đến hàng chục nghìn lượt xem trên Tiktok càng khiến cho học sinh hoang mang trước ngưỡng cửa nghề nghiệp.

"Định vị bản thân" là chủ đề của chương trình hướng nghiệp dành cho học sinh THPT, nhằm giúp các em lựa chọn nghề nghiệp theo năng lực và hoàn cảnh gia đình, phù hợp với sự phát triển của xã hội.

Bên cạnh cơ chế, chính sách hỗ trợ, vốn tín dụng...hiện nhiều doanh nghiệp vẫn đang phải đau đầu tìm kiếm lời giải cho bài toán nhân lực, đặc biệt là lao động chất lượng cao. Nghịch lý nhiều doanh nghiệp "khát" lao động, trong khi số lao động thất nghiệp vẫn tăng cao đã và đang diễn ra, đặc biệt đối với nhiều ngành nghề đòi hỏi kỹ năng và tay nghề trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.

Tại Ngày hội Việc làm Công nghệ dành cho sinh viên được tổ chức sáng 1/4 tại trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội, rất đông doanh nghiệp đã có mặt và trực tiếp tham gia tuyển dụng nguồn nhân lực cho đơn vị mình.

Mùa tuyển sinh lớn nhất trong năm đã bắt đầu. Trong khi cuộc đua vào các trường đại học diễn ra quyết liệt, thì khối trường đào tạo nghề kỹ thuật, lao động có tay nghề vẫn khó tuyển sinh. Vậy làm thế nào để thu hút thí sinh vào các ngành nghề khó tuyển, đây cũng là bài toán đặt ra với nhiều địa phương muốn có nguồn nhân lực để phát triển kinh tế xã hội.

Nếu như trước đây, tốt nghiệp đại học được coi là điều kiện cơ bản để có cơ hội việc làm tốt, thì ngày nay trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng, ngày càng có nhiều người lựa chọn học sau đại học. Đây cũng là chương trình kết nối và tư vấn sau Đại học với chủ đề “Hành trình vươn tới những tầm cao” được tổ chức sáng nay 26/3 tại trường Đại học Ngoại thương Hà Nội.

Trong xu thế phát triển công nghiệp 4.0, ngành công nghệ điện - điện tử đã được nhiều bạn trẻ lựa chọn. Để có được những định hướng rõ hơn về ngành này, mời quý khán giả theo dõi cuộc trao đổi với PGS-TS Nguyễn Đức Minh, Trưởng khoa Điện - Điện tử, Đại học Bách khoa Hà Nội.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhu cầu sử dụng các thiết bị điện, điện tử, vi mạch điện tử, các bộ điều khiển hiện đại ngày càng tăng cao, đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực này ngày càng nhiều. Đây chính là cơ hội việc làm cho sinh viên ngành công nghệ.

Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) đặt mục tiêu phấn đấu tuyển sinh đào tạo nghề năm 2023 đạt 2.295.000 người, đạt 110% so với kế hoạch năm 2022.

Tìm kiếm nguồn nhân sự chất lượng cao tại Việt Nam hiện là mục tiêu của nhiều Tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới như Google, Apple, Samsung...hay gần đây nhất là Metaverse. Mức lương cao, cơ hội thăng tiến trong công việc là những tiêu chí cạnh tranh nguồn nhân sự của các hãng.

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư quy định Toán, Ngữ văn, Lịch sử là 3 môn học bắt buộc đối với học sinh trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Mang lại những cái nhìn mới về thị trường lao động Thủ đô, cũng như định hướng về đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu thị trường lao động, Ngày hội gắn kết giáo dục Thủ đô với thị trường lao động 2022 đã thu hút hơn 8.000 học sinh THCS, THPT, Trung tâm nghề nghiệp giáo dục thường xuyên tham gia.

Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp Thủ đô, gắn đào tạo nghề với nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp và thị trường lao động, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền tư vấn, hướng nghiệp, phân luồng học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông, giới thiệu việc làm cho sinh viên năm cuối các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và người lao động trên địa bàn thành phố, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hà Nội đã tổ chức hội nghị gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động năm 2022.

Rèn luyện thói quen đọc sách cho học sinh, giúp các em nâng cao sự hiểu biết và phát triển kỹ năng sống là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Qua đó, vừa phát huy tối đa vai trò của thư viện trường học, vừa phát triển văn hóa đọc trong môi trường học đường.

Tính đến tháng 11/2022, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp toàn thành phố Hà Nội đã tuyển sinh và đào tạo cho gần 250.000 lượt người.

Lần đầu tiên, một cuộc thi tranh biện có quy mô toàn quốc được tổ chức dành riêng cho lứa tuổi học sinh THCS với tên gọi Vietnam Middle School Debate Championship.