Cơ hội cho thí sinh trượt lớp 10 công lập

Vào trường THPT công lập không phải con đường duy nhất dẫn đến thành công, vẫn còn nhiều lối rẽ khác để các em và gia đình lựa chọn.

Tại Hà Nội hiện chưa công bố điểm thi lớp 10, song từ khi biết kết quả làm bài của con, chị Trần Thị Hiền (phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đã chủ động chọn đăng ký học nghề cho con. Theo quan điểm của chị Hiền, không nhất thiết con phải học đại học mới vào đời được.

Áp lực kỳ thi tuyển sinh lớp 10 trong nhiều năm trở lại đây rất lớn. Thống kê tại các thành phố lớn như Hà Nội, sẽ có khoảng 50.000 học sinh không vào được các trường công lập; TP. Hồ Chí Minh là 20.000 em.

Tuy nhiên theo các chuyên gia, trượt lớp 10 công lập chưa phải là cánh cửa đã đóng lại, vẫn còn nhiều cơ hội rộng mở để các em lựa chọn. 

Thạc sĩ Lê Anh Tuấn, chuyên gia hướng nghiệp - khởi nghiệp, Thành đoàn Hà Nội, cho rằng, việc phân luồng giáo dục có ý nghĩa quan trọng, giúp các em nhận biết được năng lực, điểm mạnh của chính mình để lựa chọn nghề nghiệp phù hợp. Do đó cần phải thay đổi tư duy trong hướng nghiệp.

 Trượt lớp 10 công lập chưa phải là cánh cửa đã đóng lại. 

Lâu nay, nỗi ám ảnh về điểm số, kỳ vọng của gia đình cũng như tâm lý trọng bằng cấp của xã hội đã tạo áp lực không nhỏ cho các em học sinh. Trong khi thực tế, tình trạng thiếu lao động có tay nghề, lao động có kỹ thuật lại đang diễn ra tại nhiều doanh nghiệp. 

Bà Nguyễn Thị Tuyết, phòng Nhân sự, Công ty Cổ phần Công nghiệp JK Việt Nam, cho biết việc tuyển lao động khối ngành kỹ thuật của các doanh nghiệp rất khó vì nhiều học sinh ngại đi học nghề, trong khi doanh nghiệp thực sự rất cần lao động có tay nghề.

Các trường cao đẳng, trung cấp nghề đã bắt đầu tuyển sinh hệ 9+. Thủ tục khá đơn giản, học sinh chỉ cần đáp ứng yêu cầu tốt nghiệp THCS là có thể theo học. Khi đăng ký, các em sẽ lựa chọn thêm một nghề trong ba năm kế tiếp. Đặc biệt, các trường đẩy mạnh cam kết việc làm để thu hút người học.

Lựa chọn học nghề là một lối rẽ, trong đó chương trình 9 cộng là một trong những giải pháp phân luồng học sinh phổ thông hiệu quả, giúp tiết kiệm kinh phí, thời gian mà vẫn đảm bảo bằng cấp. Đây là hướng đi giúp các em tiếp cận với thị trường việc làm một cách sớm nhất.

Thời điểm này, nhiều tỉnh, thành trên cả nước đã bắt đầu công bố điểm chuẩn vào lớp 10 hệ công lập năm học 2024 - 2025. Sẽ có hàng nghìn em học sinh không có cơ hội vào trường công lập. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Việc làm là vấn đề quan tâm hàng đầu của không chỉ sinh viên mà cả các trường đại học, bởi đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng mà các trường phải công bố hàng năm.

Nhiều trường đã lồng ghép hoạt động hướng nghiệp trong buổi trải nghiệm ngành nghề của các em học sinh lớp 9, giúp các em tự đưa ra lựa chọn.

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành kế hoạch tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non năm 2024, với chi tiết các mốc thời gian xét tuyển.

Học sinh lớp 12 và nhiều phụ huynh khá lo lắng về việc nếu không chọn và trúng tuyển đại học phù hợp năm nay, các em sẽ phải cạnh tranh trong mùa tuyển sinh năm 2025 với những quy định mới.

Thời gian này chính là thời điểm hàng triệu học sinh lớp 12 đang phải cân não trong việc lựa chọn ngành, nghề tương lai. Việc được tiếp xúc, tư vấn trực tiếp từ các trường, các chuyên gia tại Ngày Hội tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp sẽ giúp học sinh giải đáp được những băn khoăn, trăn trở trong việc chọn trường, chọn ngành phù hợp với bản thân.

Phân luồng, hướng nghiệp cho học sinh sau bậc THCS vẫn là một thực tế khó khăn cho các nhà trường, địa phương khi tỉ lệ học sinh chọn học nghề khá thấp. Nguyên nhân phần lớn xuất phát từ nhận thức của phụ huynh cho rằng, con phải tiếp tục học THPT và vào đại học.