Học làm 'thầy' hay học làm 'thợ'

Thực trạng sinh viên tốt nghiệp đại học rơi vào cảnh thất nghiệp hay làm không đúng ngành nghề được đào tạo không còn là chuyện mới trong nhiều năm qua. Nhưng một ngịch lý đã và đang tồn tại, đó là lượng sinh viên ra trường thì nhiều, nhưng lao động có tay nghề lại luôn trong tình trạng 'hiếm'.

 

Thiếu trầm trọng thợ chuyên môn kỹ thuật cao

Có thể nói, Việt Nam đang thiếu trầm trọng đội ngũ lao động chuyên môn kỹ thuật có trình độ cao. Hay nói cách khác, đang thừa một lượng lớn lao động trình độ cao (từ đại học trở lên). Điều này phản ánh mức độ trầm trọng của thực trạng "thừa thầy thiếu thợ "và sự mất cân đối về cơ cấu lao động qua đào tạo giữa giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học hiện nay.

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, sự thay đổi nhanh chóng về công nghệ - kỹ thuật, đồi hỏi không chỉ sự thay đổi về mô hình giáo dục - đào tạo, mà còn cả sự thay đổi về chất lượng đào tạo hướng tới đáp ứng sự thay đổi về công nghệ. Một thực tế cho thấy, các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là ngành chủ lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì lao động chất lượng cao chỉ mới chiếm 17,8% lao động của ngành và tỷ lệ này lại có xu hướng giảm.

Hằng năm, số lượng học sinh tốt nghiệp THPT bước vào giảng đường đại học trong cả nước không ít và số lượng sinh viên tốt nghiệp ra trường cũng không nhỏ, nhưng tình trạng thiếu lao động, đặc biệt lao động chất lượng cao, có tay nghề và có khả năng đáp ứng dây truyền công nghệ hiện đại, lại không có bao nhiêu, trong khi sinh viên tốt nghiệp đại học không có việc làm lại quá nhiều. Đây thực sự là một câu hỏi mà chỉ có các trường đại học - cao đẳng nghề mới có thể giải đáp vấn đề này.

Lý do sinh viên ra trường thất nghiệp

Có nhiều nguyên nhân khiến sinh viên ra trường thất nghiệp như định hướng sai ngành nghề, không trau dồi kiến thức, kỹ năng mềm trên giảng đường đại học...

Ông Vũ Đức Nam – cán bộ tuyển sinh Trường Đại học FPT - cho biết, hiện nay số lượng sinh viên tốt nghiệp đại học thất nghiệp hoặc làm trái ngành chiếm tỉ lệ rất lớn.

Nguyên nhân khách quan là do nhu cầu về nhân lực ở một số ngành chỉ ở mức thấp, nhưng mỗi năm các cơ sở giáo dục đào tạo không ngừng cung cấp thêm nguồn nhân lực. Điều này dẫn đến nhiều sinh viên ra trường không tìm được việc, từ đó thất nghiệp hoặc phải làm trái ngành.

Còn nguyên nhân chủ quan là do sinh viên đã lựa chọn, định hướng sai ngành nghề. Các bạn không chọn theo đam mê mà chọn theo cảm tính, theo bạn bè hay mong muốn của gia đình…

"Ví dụ ở môi trường phổ thông chưa định hình được ngành đó như thế nào, nhiều bạn không hiểu theo ngành Kinh tế sẽ học gì, học Quản trị kinh doanh sẽ làm gì nhưng vẫn chọn, dẫn đến trong quá trình học không thực sự cố gắng, nỗ lực" - ông Nam nói.

Ngoài ra, nhiều sinh viên tốt nghiệp nhưng năng lực không đáp ứng được yêu cầu công việc đề ra. Thậm chí, không trau dồi kiến thức, kỹ năng mềm trên giảng đường đại học dẫn đến thiếu những kỹ năng cần thiết như sự tự tin, khả năng giao tiếp, khả năng về ngoại ngữ…

Hướng nghiệp là khâu then chốt

Để tránh tình trạng học sinh khi tốt nghiệp THPT mất định hướng, không quyết định được nên học đại học hay học nghề, học đại học thì theo ngành nào và xu thế ngành nghề phát triển trong tương lai, thì khâu hướng nghiệp vô cùng quan trọng.

Một buổi hướng nghiệp cho học sinh THPT

"Học đại học để làm gì?", đó là câu hỏi được một lãnh đạo Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) đặt ra với phụ huynh và học sinh trong buổi hướng  nghiệp cách đây không lâu. Câu hỏi này tưởng đơn giản những thực sự khó trả lời, khi xu hướng 'lao' vào đại học dường như được 'mặc định' trong đầu phụ huynh cũng như đã số học sinh THPT.

Chính vì sự 'mặc định này' mà số lượng học sinh vào các trường đại học không nhỏ và cũng từng đó sinh viên khi ra trường thì tỷ lệ thất nghiệp cũng không nhỏ, đó là những gì diễn ra trong nhiều năm qua.

Theo đại diện Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM), đại học mới chỉ là một trong những nền tảng để bắt đầu cho con đường tương lại phía trước. Học tập là cả một quá trình trong suốt cuộc đời mỗi người và thành công chỉ đến với những người biết vận dụng nền tảng đó vào cuộc sống, vào các mối quan hệ, vào công việc thực tế để tạo ra của cải, vật chất cho xã hội.

Đại học không phải con đường duy nhất

Một điều đáng mừng là trong một vài năm trở lại đây, xu hướng học sinh THPT lựa chọn  học nghề ngày càng nhiều. Đồng thời, các trường nghề cũng ngày càng đầu tư trang thiết đào tạo hiện đại, bắt kịp xu hướng phát triển. 

Không những vậy, nhiều đơn vị đào tạo nghề ngắn hạn hiện nay còn kết nối với các đơn vị tuyển dụng, tìm kiếm việc làm để giới thiệu cho học viên ngay sau khi ra nghề. Hoặc nếu không ứng tuyển vào bất cứ vị trí nào thì với những ngành nghề được đào tạo, bạn trẻ cũng có thể tự mình khởi nghiệp với sức khỏe, bản lĩnh và tay nghề của mình.

Học nghề đang là xu hướng của giới trẻ

Trải qua hai năm đại dịch, các nghề liên quan đến công nghệ, nghề có thể làm từ xa, làm mọi lúc mà không bị ràng buộc, giới hạn về không gian, thời gian đang là đích nhắm của nhiều bạn trẻ.

Có thể nói, lợi thế của tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp từ trước tới nay là cam kết đầu ra, việc làm cho học viên. Với tính chất đặc thù, sự khác biệt của giáo dục nghề nghiệp là tổ chức đào tạo với thời lượng thực hành, thực tập. Từ đó hình thành năng lực tự chủ của người học để đáp ứng được các vị trí việc làm được tuyển dụng.

Theo các chuyên gia, sự phục hồi và phát triển kinh tế xã hội sau đại dịch thì các lĩnh vực như: Du lịch, Y tế, Logicstics, Kỹ thuật, Công nghệ kỹ thuật, Công nghệ thông tin, Sáng tạo phần mềm, Nông nghiệp chất lượng cao... đang được người học quan tâm nhiều hơn.

Vì vậy, để có thể bắt kịp với những thay đổi nhanh chóng của thị trường lao động, giới trẻ cần phải bổ sung các kỹ năng bổ trợ như: kỹ năng mềm, kỹ năng ngoại ngữ, tin học... Ngoài ra, cần thay đổi nhận thức không chỉ có một con đường duy nhất là phải vào Đại học, Cao đẳng mới thành công khi lập nghiệp./.

 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Khởi nghiệp đã trở thành một chuyên ngành đào tạo chính quy của nhiều trường đại học. Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, tỉ lệ cơ sở giáo dục đại học đưa khởi nghiệp thành môn học quan trọng, đã trở nên phổ biến.

Tư duy “Không đỗ đại học mới đi học nghề” tồn tại từ nhiều chục năm trước đây, nay đã thay đổi. Lựa chọn học nghề đã trở thành tiêu chí của nhiều học sinh và gia đình, khi nhu cầu tuyển dụng lao động có tay nghề, có chất lượng cao ngày càng lớn. Bên cạnh đó, các trường nghề đã có sự đầu tư cả về vật chất lẫn giáo trình đào tạo, gắn liền với thực tế, cũng như nhu cầu của đơn vị tuyển dụng lao động trong và ngoài nước.

Nếu như trước đây, đại học là con đường duy nhất của phần lớn những học sinh có học lực giỏi thì hiện nay, xuất khẩu lao động đã trở thành lựa chọn nhanh nhất, ngắn nhất của khá nhiều em.

Chứng chỉ IELTS hiện nay được coi như giấy thông hành qua cửa nhiều trường đại học, THPT và cả THCS chất lượng cao. Chính vì vậy, ngày càng nhiều gia đình lựa chọn cho con học và thi IELTS từ sớm. Điều này gây ra nhiều băn khoăn và ý kiến trái chiều.

Thực trạng sinh viên tốt nghiệp đại học rơi vào cảnh thất nghiệp hay làm không đúng ngành nghề được đào tạo không còn là chuyện mới trong nhiều năm qua. Nhưng một ngịch lý đã và đang tồn tại, đó là lượng sinh viên ra trường thì nhiều, nhưng lao động có tay nghề lại luôn trong tình trạng 'hiếm'.

Trước tình trạng sinh viên thất nghiệp sau khi đào tạo ở một số ngành tỉ lệ rất cao, mà nguyên nhân chính do sự thiếu đồng bộ giữa chương trình đào tạo của nhà trường và nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp, nhiều trường đại học đã mời các doanh nghiệp góp ý trực tiếp cho chương trình đào tạo.