EVN dựa vào đâu để tăng giá điện? | Hà Nội tin mỗi chiều

Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) vừa có quyết định về việc điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân tăng thêm 4,5% từ ngày hôm qua 9/11. Giá bán lẻ điện bình quân chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng là trên 2.006 đồng/kWh. Vậy EVN dựa vào đâu để tăng giá điện và liệu giá tăng có kèm theo tăng chất lượng?
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration -:-
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time -:-
1x

Về cơ sở tăng giá điện lần thứ hai trong năm, ông Nguyễn Đình Phước, Kế toán trưởng EVN khẳng định việc điều chỉnh dựa trên cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn cụ thể. Đối với cơ sở chính trị, ông Phước cho biết dựa trên Nghị quyết số 55 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045, trong đó có yêu cầu "áp dụng giá thị trường đối với mọi loại hình năng lượng" và "xóa bỏ mọi rào cản để bảo đảm giá năng lượng minh bạch do thị trường quyết định".

Đối với cơ sở pháp lý, Quyết định 24/2017 về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân quy định: "Thời gian điều chỉnh giá bán điện bình quân tối thiểu là 6 tháng kể từ lần điều chỉnh giá điện gần nhất" và "trong năm, giá bán điện bình quân được xem xét điều chỉnh khi thông số đầu vào cơ bản trong khâu phát điện biến động so với thông số đã được sử dụng để xác định giá bán điện bình quân hiện hành".

Còn đối với cơ sở thực tiễn, đại diện EVN cho biết năm 2023, cơ cấu nguồn thủy điện giảm mạnh so với năm 2022 do hiện tượng El Nino gây nắng nóng kéo dài. Trong khi đó, giá các nhiên liệu đầu vào cho các nhà máy điện tăng và duy trì ở mức cao: than nhập khẩu tăng 186% so với 2020; than trong nước tăng 30-46% so với giá năm 2021; giá dầu tăng 18% so với 2021; tỷ giá ngoại tệ tăng gần 4%... Những yếu tố vừa nêu ảnh hưởng trực tiếp tới chi phí mua điện và giá thành sản xuất điện của EVN.

Giá điện tăng 4,5% giúp EVN có thêm 3.200 tỷ đồng trong từ nay đến cuối năm.

Theo số liệu thống kê, năm 2022 cả nước có trên 1,27 triệu hộ nghèo, hộ chính sách xã hội được hỗ trợ tiền điện theo chủ trương của Chính phủ. Chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam Nguyễn Mạnh Hùng cũng cho rằng: Theo biểu giá điện này, số tiêu thụ ở bậc khởi điểm, bậc 1 và bậc 2, tạm gọi đấy là nhóm thu nhập thấp, người ta tiêu thụ rất ít, rất tiết kiệm, mức tăng này vẫn ở dưới mức tăng bình quân, như vậy các nhóm đối tượng thu nhập thấp, thu nhập trung bình đã được quan tâm.

EVN đưa ra cơ sở để tăng giá điện cũng rõ ràng và họ cũng cho biết việc tăng giá này cũng sẽ ảnh hưởng ở mức không đáng kể với người nghèo. Về tâm lý, cả người dân và doanh nghiệp đương nhiên đều không muốn tăng thêm bất kỳ chi phí nào, do đó việc tăng giá điện là điều không ai mong muốn. Tuy nhiên, EVN cũng là doanh nghiệp, hàng hóa của họ cũng chịu tác động chi phối bởi giá cả thị trường. Các mặt hàng thiết yếu tăng giá, tác động lại đến mặt bằng giá điện. Ngược lại khi điện tăng giá, tất yếu kéo các mặt hàng thiết yếu, nhất là các mặt hàng sử dụng đến điện tăng giá theo.

Giá điện tăng 4,5% giúp EVN có thêm 3.200 tỷ đồng trong từ nay đến cuối năm. Người tiêu dùng, tức khách hàng, tức thượng đế đòi hỏi và mong mỏi ngành điện từng bước xóa bỏ thói độc quyền, đổi mới cách thức quản lý, chống thất thoát điện năng cũng như chống tham nhũng hiệu quả. Tăng giá điện cũng đồng thời phải nâng cao thái độ và chất lượng dịch vụ, chấm dứt tình trạng cắt điện tùy tiện./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

0

Hà Nội đang tính chuyện chuyển đổi toàn bộ taxi và xe cá nhân sang phương tiện xanh. Đây không chỉ là một bước đi tất yếu mà còn là một quyết định mang tính chiến lược cho tương lai của thủ đô.

Ở khá nhiều khu dân cư tại Hà Nội, từ khi lắp đặt camera giám sát, thói quen đổ rác của người dân đã có sự thay đổi rõ rệt, người dân dần có ý thức hơn, đổ rác đúng giờ, đúng nơi quy định.

Mua nhà ở Hà Nội - một giấc mơ không dễ dàng với nhiều người. Giá bất động sản không ngừng leo thang, trong khi thu nhập của người lao độn không theo kịp đà tăng giá ấy. Vậy, đâu là lời giải cho bài toán an cư bền vững?

Nhắc đến Hà Nội, người ta không chỉ nghĩ đến những con phố cổ trầm mặc, những hàng cây xanh rợp bóng, mà còn nhớ đến những không gian công cộng mang đậm giá trị văn hóa - lịch sử, trong số đó có vườn hoa Lý Thái Tổ. Vậy dự án cải tạo, chỉnh trang vườn hoa này có điều gì đặc biệt?

Hồ Gươm - biểu tượng văn hóa và lịch sử của Hà Nội đang bước vào giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ với dự án mở rộng không gian công cộng.

Hà Nội đang xem xét áp dụng cơ chế bốc thăm khi mua xe xăng mới nhằm kiểm soát ô nhiễm không khí và thúc đẩy giao thông xanh. Liệu giải pháp này có khả thi và phù hợp với thực tế của Hà Nội hay không?