Chuyến tàu điện 'Say xẩm' của người trẻ Hà Nội

Trong một không gian gần gũi, thân thiện, nhiều bạn trẻ đã hòa mình vào các hoạt động đa dạng, gắn với xẩm tàu điện, đậm chất cổ xưa của Hà Nội 36 phố phường trong chương trình có tên gọi "Say xẩm".

Chương trình do các bạn sinh viên trường Khoa học liên ngành và nghệ thuật - Đại học Quốc Gia Hà Nội tổ chức tối 15/6. 

Không có sân khấu hoành tráng, sân khấu của "Say xẩm" được  làm trong không gian nhỏ của quán Phố Hàng với khung cảnh Hà Nội xưa. 

Vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, phương tiện di chuyển của Hà Nội chủ yếu là xe tay kéo, tàu điện. Bối cảnh đó sản sinh ra xẩm tàu điện, đây cũng chính là chất riêng của xẩm Hà Nội.

Sân khấu của "Say xẩm" được  làm trong không gian nhỏ của quán Phố Hàng với khung cảnh Hà Nội xưa

Chuyến tàu điện "Say xẩm" ở Phố Hàng đưa hành khách đi qua những ga tàu kí ức về Hà Nội. Đặc biệt, chương trình còn mang đến những câu chuyện, góc nhìn của các nghệ sĩ xẩm ở nhiều thế hệ khác nhau. 

Những người tổ chức, những nghệ sĩ biểu diễn, những khán giả của chương trình tàu điện "Say xẩm" phần lớn đều là những người trẻ thuộc thế hệ 2K. Họ trải nghiệm những làn điệu cổ, những dụng cụ âm nhạc của Xẩm, và cả những chuyện Hà Nội 36 phố phường… Cứ như vậy tình yêu xẩm đã được gieo vào trong mỗi người.

Có một thời, xẩm tàu điện gắn liền với những câu chuyện tình, hay tâm trạng của du khách đi tàu và cuộc sống nghèo khổ của người lao động. 

Còn ngày nay, dưới góc nhìn và thể hiện của người trẻ Hà Nội, tiếng xẩm không còn là âm nhạc, mà còn là văn hóa, phương thức giao tiếp mới, tạo ra nhiều tiếng cười, niềm vui.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tối 23/6, tại Nhà hát lớn Hà Nội, câu lạc bộ Di sản Áo dài Việt Nam TP Hà Nội đã chính thức ra mắt.

Cơm lam là món ăn giản dị mà thơm ngon, bắt nguồn từ chính cuộc sống của người dân vùng Tây Bắc từ thuở xa xưa.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Kế hoạch 2576 về việc tổ chức Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI tại tỉnh Ninh Thuận năm 2024.

Chùa Một Mái - ngôi chùa nhỏ nằm trong quần thể di tích chùa Thầy, thuộc xã Sài Sơn huyện Quốc Oai từng là nơi dừng chân của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trải qua năm tháng, nơi đây đã trở thành địa chỉ đỏ lưu giữ những dấu tích, kỷ vật thân thương về Người

Dự án xây dựng trục Tu Hoàng - đường 70 thuộc phường Phương Canh, quận Nam Từ Liêm được phê duyệt từ quý I/ 2023 nhưng đến nay vẫn chưa được triển khai. Sự chậm trễ đang ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân.

Sáng nay, 23/6, hơn 400 phụ nữ trong tà áo dài truyền thống đã đạp xe diễu hành và đi xích lô trên các tuyến phố quanh hồ Hoàn Kiếm để quảng bá, bảo tồn và phát triển di sản Áo dài Việt Nam.