Tầm soát để không có trẻ mắc tan máu bẩm sinh
Mỗi năm, ước tính cả nước có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra bị bệnh tan máu bẩm sinh. Trong đó, khoảng 2.000 trẻ bị bệnh mức độ nặng, 800 trẻ không thể ra đời do phù thai. Một người bệnh ở mức độ nặng cần khoảng 3 tỷ đồng để điều trị đến năm 30 tuổi và cần khoảng 470 đơn vị máu để duy trì cuộc sống. Đây chính là nỗi ám ảnh suốt cuộc đời của người bệnh Thalassemia.
Kết quả một cuộc xét nghiệm sàng lọc ngẫu nhiên tại 5 tỉnh (Hà Giang, Yên Bái, Nghệ An, Bắc Giang, Thanh Hóa) được Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương vừa thực hiện trên quy mô nhỏ cho thấy 20% số người tham gia mang gen bệnh, trong đó hai tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa là 30% số người tham gia mang gen. Thống kê trên cả nước có trên 13%, tương đương trên 13 triệu người mang gen bệnh này.
Ths. Bác sỹ Phạm Hồng Quân – Trưởng phòng cơ cấu và chất lượng, Cục Dân số, Bộ Y tế cho hay: “Qua những số liệu như thế thấy rằng nếu không được kiểm soát giảm thiểu thì trong tương lai sẽ là quả bom nguyên tử với nền kinh tế và ngân hàng máu Việt Nam.”
Sàng lọc và chẩn đoán trước sinh, phương pháp lấy máu gót chân ở trẻ vừa sinh ra được triển khai đầu tiên tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương trong nhiều năm qua đã mang lại hiệu quả to lớn trong phát hiện người mang gen bệnh. Còn tại Bệnh viện Bưu Điện trong nhiều năm qua, xét nghiệm máu tìm gen tan máu bẩm sinh được đưa vào xét nghiệm thường quy cho mọi đối tượng khi khám hiếm muộn tại đây. Điều này đã sàng lọc được rất nhiều cặp vợ chồng đều có gen này.
Để chấm dứt tình trạng trẻ sinh ra bị bệnh và giảm dần tỷ lệ di truyền gen bệnh trong cộng đồng, Cục Dân số khuyến nghị cần có chính sách đồng bộ về y tế, dân số, giáo dục; trong đó tập trung vận động người trong độ tuổi sinh đẻ chủ động xét nghiệm tầm soát gen bệnh, đẩy mạnh tư vấn và khám sức khỏe trước khi kết hôn.
Báo cáo của gần 700 cơ sở khám chữa bệnh trên cả nước cho thấy, chỉ tính riêng năm 2023 đã có 1.224 ca nhập viện do sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.
Theo Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, người mắc sởi trong thời gian gần đây tiếp tục gia tăng, đặc biệt là nhóm trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi và trên 11 tuổi, mặc dù nhiều trẻ đã được tiêm phòng.
Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đã cấp phép lưu hành cho vắc xin Qdenga phòng bệnh sốt xuất huyết. Vắc xin này đang được tiêm dịch vụ tại Việt Nam.
Người đàn ông 48 tuổi ở Hà Nội đang lái xe ô tô bất ngờ khởi phát cơn đột quỵ, đã gây ra va chạm giao thông. Tại Bệnh viện E, các bác sĩ xác định nam bệnh nhân bị nhồi máu não.
Sau gần 9 tháng thực hiện Nghị định 24 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu, các bệnh viện đã phần nào khắc phục được tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố CDC Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 1/11 đến ngày 8/11), ghi nhận 16 trường hợp mắc sởi trong đó 14 trường hợp chưa tiêm vắc xin phòng sởi, hai trường hợp đã tiêm vắc xin phòng sởi, tăng 6 trường hợp so với tuần trước.
0