Triển lãm gốm nghệ thuật 'Hồn của đất'

Tại Nhà triển lãm mỹ thuật 16 Ngô Quyền, Hà Nội, một triển lãm độc đáo về nghệ thuật gốm đã ra mắt công chúng Thủ đô với tên gọi "Nam Tước - Hồn của đất".

Trần Nam Tước là một nghệ nhân tài năng, khởi nghiệp từ quê hương Thái Bình, nên nghiệp ở làng gốm Bát Tràng. Sống, làm nghề, Trần Nam Tước đã khẳng định tài năng của anh trong trong dòng chảy gốm đương đại Việt Nam, tạo nên sự kết nối giữa truyền thống và hiện đại.

Qua bàn tay tài hoa của nghệ nhân Trần Nam Tước, những tác phẩm gốm nghệ thuật mang đậm hồn cốt dân tộc đã được sáng tạo và ra mắt công chúng. Triển lãm trưng bày trên 100 tác phẩm gốm nghệ thuật độc đáo với 3 chủ đề: Gốm sông Quan, Gốm và sơn mài, Chất liệu gốm Bát Tràng, mang đến cho công chúng cái nhìn đa chiều, mới mẻ về gốm. 

Sau thành công với triển lãm "Linh thú thời nay" năm 2023, trong triển lãm lần này, Nghệ nhân ưu tú Trần Nam Tước đóng vai trò vừa là người nghệ nhân sáng tạo nên tác phẩm, vừa là người kể chuyện, chuyển tải những giá trị văn hóa truyền thống thông qua ngôn ngữ nghệ thuật đương đại, đưa người xem vào hành trình khám phá vẻ đẹp của đất, từ những hình khối thô sơ đến những tác phẩm nghệ thuật tinh xảo.

Triển lãm mở cửa đón khách đến hết ngày 2/11/2024.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ tư năm 2025 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức, sẽ diễn ra từ ngày 15/4 đến ngày 2/5 trên phạm vi toàn quốc.

Dự án sách "Ký hoạ hương vị phố cổ Hà Nội" ra mắt tại Đình Kim Ngân (số 42- 44 Hàng Bạc) ngày 23/3, nhằm lưu giữ và tôn vinh vẻ đẹp của ẩm thực phố cổ qua lăng kính ký họa.

Các tài liệu và hiện vật đang được trưng bày tại Bảo tàng Tuổi trẻ Việt Nam không chỉ phản ánh những đóng góp quan trọng của tuổi trẻ cả nước trong kháng chiến và thời kỳ đổi mới, mà còn nhằm mục đích giáo dục truyền thống cách mạng.

Một họa sĩ trẻ đã không ngừng sáng tạo, mang những tác phẩm tranh dân gian Hàng Trống và Kim Hoàn đến gần hơn với công chúng.

Những di văn, gia phả và những di vật còn lại tại nhà thờ họ là minh chứng cho những thời kỳ lịch sử, cần được bảo tồn và lưu truyền làm cơ sở phát huy công nghiệp văn hóa.

Các bảo tàng và di tích lịch sử đang "chuyển mình" trở thành điểm đến hấp dẫn, không chỉ là điểm check-in mà còn là nơi để giới trẻ hiểu hơn về lịch sử, văn hóa.