Tôn vinh nghề gốm truyền thống Bát Tràng

Với bề dày truyền thống, Lễ hội làng cổ Bát Tràng là nơi lưu giữ những nét tinh hoa văn hóa dân tộc Việt Nam kết tinh trong từng sản phẩm gốm nói riêng và mỹ nghệ nói chung. Đây cũng là dịp để thế hệ sau thể hiện sự tự hào và tưởng nhớ các bậc tổ nghiệp đã truyền dạy cách để tạo ra các sản phẩm thực sự tinh xảo mang tầm hồn người Việt.

Lễ hội truyền thống làng cổ Bát Tràng, Gia Lâm, là một trong những lễ hội độc đáo nhất của Thủ đô ngàn năm văn hiến. Diễn ra trong ba ngày 14-15-16 tháng 2 Âm lịch, lễ hội bao gồm rất nhiều nghi lễ truyền thống. Trong đó, nghi thức rước nước giữa lòng sông Hồng hấp dẫn du khách và cũng là nghi thức người dân Bát Tràng tưởng nhớ và tri ân công đức của các bậc Thánh thần, Thành hoàng làng và các vị tổ nghề.

Nét đẹp của sản phẩm Bát Tràng là vẻ đẹp tinh xảo được thể hiện trên từng chi tiết, từng đường nét.

Nét đẹp của sản phẩm Bát Tràng là vẻ đẹp tinh xảo được thể hiện trên từng chi tiết, từng đường nét. Gốm Bát Tràng cũng có màu men mang đặc thù riêng của dòng gốm cổ.

Tại lễ hội năm nay, Bát Tràng ra mắt mô hình trung tâm thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch. Đây là một trong 10 mô hình Trung tâm thiết kế sáng tạo đầu tiên của thành phố Hà Nội nằm trong quyết tâm thực hiện cam kết trong Mạng lưới thành phố sáng tạo UNESCO mà Hà Nội là thành viên.

Cùng với các di sản kiến trúc cổ, Trung tâm Tinh hoa làng nghề Việt, chợ Gốm, Trung tâm Thiết kế sáng tạo… trở thành một vòng tròn trải nghiệm hấp dẫn với bất cứ du khách trong và ngoài nước nào đến với làng nghề Bát Tràng.

Không chỉ tham quan, du khách còn được trải nghiệm làm gốm dưới sự hỗ trợ từ những người thợ.

Em Nguyễn Thư Bình, tỉnh Hà Tĩnh chia sẻ: "Đây là một làng gốm khá lâu đời, em bất ngờ với những sản phẩm ở đây rất đẹp và tinh xảo".

Nhờ dung hòa được những giá trị cổ truyền và hiện đại, Bát Tràng đã và đang trở thành một điểm sáng trong việc gìn giữ  nghề Gốm và là điểm sáng du lịch làng nghề tại Hà Nội. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tạo động lực cho làng nghề phát triển bền vững, Hà Nội đang triển khai xây dựng Đề án tổng thể phát triển làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2024-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Chỉ dẫn địa lý góp phần quan trọng trong việc bảo tồn di sản cũng như thúc đẩy sự phát triển kinh tế, nâng tầm giá trị cho sản phẩm làng nghề thủ công truyền thống của địa phương.

Hà Nội là đất trăm nghề. Thế nhưng việc tận dụng nguồn lực làng nghề để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của người nông dân ở nông thôn lại chưa được phát huy hết tiềm năng.

Khi nói về làng nghề gốm cổ của Hà Nội, chắc hẳn cái tên được nhiều người nhắc đến nhất chính là Bát Tràng. Thế nhưng, ít ai biết rằng, chỉ cách Bát Tràng dòng kênh Bắc Hưng Hải, còn có làng Kim Lan (thuộc huyện Gia Lâm) cũng ngày đêm lấm lem bụi bặm, miệt mài nhào đất nặn gốm để giữ nghề xưa.

Tương nếp Úc Kỳ là đặc sản nức tiếng của huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, thơm ngọt đậm đà, nhuyễn đặc như mật và có màu vàng sậm hấp dẫn.

Hà Nội vốn được coi là đất trăm nghề. Thế nhưng việc tận dụng nguồn lực của làng nghề để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của người nông dân ở nông thôn lại chưa được phát huy hết tiềm năng vốn có.