Bánh đa kê - Hương vị tuổi thơ không bao giờ quên
Tiếng rao đều đều của các cô, các chị như đưa mỗi chúng ta về với miền tuổi thơ ăm ắp kỷ niệm. Những chiếc xe đạp bán bánh đa kê đi rong qua từng con ngõ với tiếng rao vang cả một góc phố dường như đã in sâu vào tiềm thức của nhiều thế hệ sinh ra và lớn lên ở Hà Nội.
Người bán bánh đa kê chẳng cần nhiều đồ nghề. Trên ghi đông xe, túi bánh đa đã nướng giòn treo lủng lẳng. Sau xe lại là nồi kê được chằng dây vô cùng chắc chắn, thêm chiếc âu nhựa đựng đỗ xanh đã đồ chín cùng chai đường kính. Chỉ giản đơn vậy thôi nhưng nó đã trở thành một quán ăn di động mà không người Hà Nội nào là không biết đến.
Bánh đa kê như một món quà quê mộc mạc, giản dị mà đầy ý nghĩa. Nhiều người nói rằng, cái ngon của miếng bánh đa kê đôi khi không chỉ đến từ hương vị của những thứ nguyên liệu giản dị, mà còn bởi nó đã khiến người thưởng thức như được trở về những năm tháng ấu thơ.
Giờ đây, giữa chốn phồn hoa thị thành với nhiều món ăn mới nhưng dường như hương vị bánh đa kê chưa khi nào bị rơi vào quên lãng. Nếu may mắn bạn có thể sẽ gặp một, hai người đang gánh hàng rong rao bán bánh đa kê. Đặc biệt hơn, giữa lòng Thủ đô còn có một địa chỉ cố định để những thực khách yêu thích hương vị tuổi thơ này có thể tìm đến. Đó là cửa hàng "Ai kê nào" (quận Hoàng Mai) - một địa chỉ lưu giữ món bánh đa kê nguyên bản, trọn vị của chị Phạm Thị Vân Khánh.
Giữa muôn vàn những món quà vặt mang đậm vị đồng quê, gắn liền với tuổi thơ của nhiều người Hà Nội, bánh đa kê vẫn giữ một vị trí đặc biệt trong lòng nhiều thực khách, đặc biệt là thế hệ 7x, 8x như chị Vân Khánh. Đây cũng chính là lý do khiến chị quyết định học nghề này để giữ lại một ký ức đẹp đẽ của tuổi thơ.

Những hạt kê màu vàng ươm, nhỏ như trứng cá, rơi đều trên giá dưới bàn tay của các bà, các mẹ sàng sẩy, không ngờ lại làm nên món quà vặt rất thơm ngon. Món bánh đa kê là sự tổng hòa của kê đã nấu chín rồi phết lên miếng bánh đa nướng giòn, rải thêm một lớp đậu xanh đã đồ (rồi thái tơi), lại rắc tiếp một lớp đường nữa. Cắn một miếng bánh đa kê vừa làm xong, thấy lạo xạo những hạt đường còn khô, thực khách có thể cảm nhận ngay vị ngầy ngậy của kê hòa lẫn với vị bùi của đậu xanh đã đồ. Tuy vậy, để bánh đa kê ngon, chị Khánh vô cùng tỉ mỉ trong khâu chọn lựa nguyên liệu.
"Quan trọng nhất là hạt kê. Bởi vì cái hạt kê bây giờ nơi trồng rất ít, chị bán nhỏ nhỏ này thì số lượng có thể đảm bảo được nhưng mà nhiều hơn thì rất khó. Vì giống cũ sản lượng thấp cho nên bây giờ ít người trồng", chị Vân Khánh chia sẻ.
Món ăn rất đỗi bình dị này được chế biến khá cầu kỳ. Những hạt kê chín vàng được đãi sạch, ngâm khoảng 2 giờ rồi được vớt ra cho vào nồi có đáy dày. Để kê có mùi thơm ngậy và quánh, người nấu phải quấy thật đều tay sao cho kê không bị nát hay quá khô. Và kỵ nhất là không được để kê bén nồi, nếu không mùi khê sẽ át hết vị ngậy và thơm. Đậu xanh được ngâm cho nở, sau đó đãi sạch vỏ và cho vào nồi hấp. Đậu chín được cho ra bát rồi dùng muỗng nghiền nhuyễn và nắm tròn như trái cam.
Nếu có bận chưa ăn được ngay, để chừng mươi phút nữa, miếng bánh đa dễ bị mềm ra. Bánh dai dai, vị ngọt quyện với đường và đậu xanh cũng tạo nên một cảm giác khoái khẩu khác, rất đặc biệt. Tuy nhiên, để bánh đa kê đến tay khách không bị ỉu, chị Khánh cũng đã có những cách làm riêng, đảm bảo chất lượng ngon nhất khi khách hàng thưởng thức.

Biết bao thức quà của Hà Nội đi vào thi ca. Hàng trăm món ăn tưởng đã thất truyền từ xưa cũng đã được "phục dựng". Phố cổ Hà Nội tràn ngập hàng quán gia truyền từ vài chục đến gần trăm tuổi nhưng để tìm được một hàng bán bánh đa kê như cửa hàng của chị Khánh là khá hiếm. Nắm bắt được điều đó, bên cạnh việc giữ gìn hương vị truyền thống của món ăn, chị Khánh cũng có thêm nhiều cải tiến để phù hợp với khẩu vị của khách hàng trong giai đoạn hiện nay với việc không sử dụng đường trắng tinh luyện.
Thế hệ 7x, 8x không lạ gì với bánh đa kê bởi đó chính là thức quà gắn liền với tuổi thơ của đám trẻ con Hà Nội cách đây 15 - 20 năm. Nhưng chỉ trong 10 năm trở lại đây, món ăn này trở thành cái tên chỉ còn trong trí nhớ của thế hệ này. Lớn lên với bánh phô mai, trà sữa, thế hệ 9x và 10x chưa từng nghe, chưa từng nếm bánh đa kê. Vì vậy, với việc kinh doanh bánh đa kê trên nền tảng mạng xã hội, chị Khánh hy vọng có thể đưa món ăn đến gần hơn với các bạn trẻ.
Bên những món quà vặt hấp dẫn hơn, bắt mắt hơn của cuộc sống hiện đại ngày hôm nay thì bánh đa kê vàng giản dị vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong tâm trí và niềm yêu thích của nhiều người Hà Nội.
Tuy bánh đa kê có bán quanh năm nhưng thời gian thích hợp nhất có lẽ vẫn là mùa thu. Màu vàng óng của kê quyện trong sắc thu khiến ta có cảm giác dịu ngọt, thanh bình, thấy chậm lại trong nhịp sống thành thị đang hối hả từng giờ, từng phút. Giờ đây, thi thoảng, đâu đó vẫn thấy vang lên tiếng rao bán bánh đa kê. Chỉ thế thôi cũng thấy Hà Nội vẫn còn đó nét đẹp ẩm thực riêng có. Tuy chỉ còn ít người miệt mài với việc bán bánh đa kê, họ vẫn có những khách hàng "ruột" mê món ăn bình dị này.
Đôi khi, sức hấp dẫn của miếng bánh đa kê không chỉ đến từ hương vị của những thứ nguyên liệu giản dị, mà còn bởi cảm giác khiến người ta như được trở về những năm tháng ấu thơ với hương vị đồng quê thơm mùi kê mới.
TIN LIÊN QUAN
Ý KIẾN
Trong nhịp sống hối hả ở đô thị, giữa bộn bề công việc và những lo toan thường nhật, nhiều phụ nữ Hà Nội vẫn tìm thấy sự an yên qua những công việc giản dị như học nữ công gia chánh và tỉa những bông hoa nhiều màu sắc từ những quả đu đủ.
Hà Nội có hơn 1.500 lễ hội, trong đó phần lớn diễn ra vào dịp đầu năm. Năm nay, nhiều lễ hội có sáng tạo mới, kết hợp công nghệ trong công tác quản lý, tổ chức mang đến trải nghiệm hấp dẫn cho du khách.
Cột cờ Hà Nội - biểu tượng lịch sử của Thủ đô đã mở cửa đón khách tham quan từ đầu năm 2025, thu hút sự quan tâm đặc biệt của người dân trong nước và du khách quốc tế.
Thời tiết mùa xuân đến báo hiệu một vụ lúa mới lại bắt đầu. Công việc dẫu có vất vả, nhưng bà con bao năm nay vẫn yêu nhịp sống trên những cánh đồng.
Chiếc quạt giấy Chàng Sơn truyền thống đã bắt đầu một hành trình mới, không chỉ là những nếp gấp mang theo làn gió mát, mà còn lan tỏa giá trị văn hóa lịch sử đến đông đảo du khách trong và ngoài nước.
Trên những con phố trung tâm, trong những con ngõ nhỏ của khu phố cổ Hà Nội, các spa mọc lên như một điểm dừng chân quen thuộc, nơi người dân Hà Nội và du khách tìm đến để tái tạo năng lượng, chăm sóc sức khỏe và tận hưởng những giây phút an yên.
Là loài hoa đặc trưng của vùng Tây Bắc, nhưng từ lâu, hoa ban đã khoe sắc rực rỡ trên nhiều tuyến phố của Thủ đô Hà Nội.
Được bao quanh bởi hồ nước xanh mát, thung lũng hoa hồ Tây như một bức tranh sống động với muôn hoa đua nở. Du khách đến đây không chỉ để thưởng ngoạn cảnh sắc mà còn để cảm nhận sự yên bình và những khoảnh khắc sum vầy.
Giữa nhịp sống hối hả, thợ sửa khóa lưu động là “vị cứu tinh” khi chìa khóa thất lạc hay ổ khóa hỏng. Họ không ở cửa hàng cố định mà len lỏi khắp phố phường, sẵn sàng giúp đỡ mọi lúc, mọi nơi.
Những ngày này, Hà Nội đang chìm trong những cơn mưa phùn, sương lạnh giăng mịt mờ, nhưng chẳng vì thế mà những chồi non thu mình lại.
Giữa lòng Hà Nội náo nhiệt, làng đậu Mơ vẫn lưu giữ được hồn cốt của nghề truyền thống, không chỉ tạo ra những sản phẩm mang hương vị riêng biệt, mà còn là nơi truyền bí quyết giữ nghề từ đời này sang đời khác.
Một không khí hứng khởi, náo nức đang dần trở lại với nhịp sống của Thủ đô. Hàng trăm nghìn học sinh, sinh viên ở khắp nơi đã quay trở lại Hà Nội để bắt đầu cho một học kỳ mới.
Mỗi món ăn tại khu vực quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đều gắn liền với công thức chế biến truyền thống, mang đậm hương vị đặc trưng của người Hà Nội, trong đó có cafe trứng - một trong những món đồ uống độc đáo của Hà Nội.
Sau Tết, sắc hồng rực của hoa đào dần tắt. Những gốc đào lại được đưa về vườn để chuẩn bị cho mùa Tết tiếp theo.
Nếu như tháng Chạp tất bật lo toan, hối hả vội vàng Tết nhất, thì Giêng Hai lại là khoảng thời gian thư thái chậm rãi hơn khi vụ lúa xuân cấy đã xong.
Sau Tết, dường như không có làng quê nào ở Việt Nam là không có lễ hội. Hội làng thường được tổ chức vào mùa xuân, khi đất trời giao hòa, thiên nhiên tươi tốt, lòng người hân hoan.
Nằm giữa lòng khu phố cổ Hà Nội, nhịp sống trên phố Hàng Bồ (quận Hoàn Kiếm) là sự pha trộn giữa chậm rãi và hối hả. Tuy không quá nổi một gang tay, thế nhưng, đây lại là một con phố sầm uất, tấp nập của vùng lõi phố cổ Hà Nội với biết bao chồng lấp lịch sử, thời gian.
Giới trẻ Hà Nội luôn tìm thấy niềm vui và sự sôi động trong những buổi tối không ngủ. Từ những quán cà phê đến các con phố sáng đèn, đêm là thời điểm lý tưởng để họ thư giãn, giao lưu và khám phá.
Rằm tháng Giêng không chỉ là ngày lễ lớn trong văn hóa của người Việt, mà còn là dịp để nhiều gia đình sum vầy bên mâm cỗ chay, cầu mong một năm mới bình an, may mắn.
Nhiều ngôi làng ở ngoại thành Hà Nội vẫn có phong tục gói bánh cúng Rằm tháng Giêng. Không khí những ngày này cũng nhộn nhịp y như thời gian giáp Tết.
Trong không khí se lạnh của những ngày đầu xuân mới, tiếng trống nơi sới vật đã rộn ràng khắp trong thôn, ngoài xóm, thu hút mọi bước chân đổ về tổ Ngô Sài, huyện Quốc Oai, Hà Nội.
Tết Nguyên đán đã qua, nhưng với nhiều vùng quê nơi ngoại thành Hà Nội, không khí đón Tết vẫn còn, bởi người dân đang chuẩn bị cho việc đón Tết lại - một một phong tục đã tồn tại nhiều đời nay.
Giữa cuộc sống hối hả bộn bề công việc, sẽ có lúc ta bỗng dưng thèm trở về những ngày thơ bé. Hiện nay, nhiều quán cà phê tại Hà Nội lấy cảm hứng từ những căn tập thể cũ đang được các bạn trẻ quan tâm và thường xuyên lui tới.
Các thành viên của nhóm đạp xe Bon Bon không ngại cái lạnh, không nề hà sương sớm, tập trung đông đủ để cùng nhau chia sẻ thú vui đạp xe thưởng ngoạn vẻ đẹp của mùa xuân Hà Nội.
Nhịp sống Hà Nội đang dần trở lại thường nhật sau kỳ nghỉ Tết. Với những bài tập rèn luyện sức khoẻ từ buổi sáng sớm, tinh thần thể dục, thể thao hiện diện ở từng ngõ ngách của Thủ đô.
Thanh Lương (xã Bích Hòa, huyện Thanh Oai) có nghề làm bún, làm bánh cuốn lâu đời, cứ nối tiếp nhau, hết đời này sang đời khác. Những người làm bún thường làm từ sáng sớm, còn với riêng nghề làm bánh cuốn, chiều buông mới là lúc người dân bắt tay vào sản xuất. Nhịp sống của bà con nơi đây bao năm qua đều như vậy.
Xuất thân từ gia đình có truyền thống làm nghề mộc, hơn 50 năm gắn bó với nghề, nghệ nhân Hoàng Doãn Hòa đã tạo ra nhiều sản phẩm mộc độc đáo, trong đó có những sản phẩm đồ thờ mang đậm dấu ấn tâm linh.
Chiếc nón gắn liền với hình ảnh người nông dân Việt Nam thật thà, chất phác, qua bàn tay của những nghệ nhân làm nón tại làng Chuông (Thanh Oai) đã trở thành những tác phẩm nghệ thuật độc đáo.
Nhắc tới Hà Nội là nhắc tới vẻ đẹp của những địa danh lịch sử, những danh lam thắng cảnh nổi tiếng với những con phố cổ kính rêu phong. Và đặc biệt không thể không kể đến hình ảnh một Hà Nội về đêm vừa thoáng đãng, bình dị nhưng không kém phần náo nhiệt.
Vì Nguyễn Bính viết “Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay” mà người ta nhớ mưa phùn hay vì mưa phùn mà thơ Nguyễn Bính thành hay? Chỉ biết là mưa xuân - mưa phùn phủ lên mọi nỗi nhớ về Tết Hà Nội.
Hội làng là sợi dây gắn kết những giá trị văn hóa truyền thống và hiện đại, giúp thế hệ trẻ hiểu hơn về phong tục tập quán của quê hương mình, cảm nhận được rõ nét hồn cốt văn hoá của dân tộc vẫn được nuôi dưỡng, gìn giữ qua hàng nghìn đời nay.
Mỗi nét chữ thư pháp đều gửi gắm biết bao hy vọng về một năm mới bình an, hạnh phúc. Nhiều người Việt vẫn luôn tin vào điều đó và thường tìm đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám để xin chữ đầu năm như một truyền thống tốt đẹp.
Sáng 3/2 (mùng 6 Tết), tại Trường Mầm non Tuổi Hoa, quận Thanh Xuân đã tổ chức phát động Tết trồng cây "Đời đời nhớ ơn Bác Hồ" Xuân Ất Tỵ năm 2025. Tới dự có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Bí thư Quận ủy Thanh Xuân Bùi Huyền Mai.
Trong không gian đầy thơ mộng và huyền bí của Thủ đô, có một nghệ sĩ luôn tìm cách gom nhặt những khoảnh khắc để đưa Hà Nội vào trong từng bức tranh.
Trong hành trình du xuân đầu năm của rất nhiều người Hà Nội, đình đền chùa chính là nơi được nhiều người tìm đến để cầu an, cầu phúc, cầu may cho gia đình với mong muốn những điều tốt đẹp nhất sẽ đến trong năm mới.
Những ngày đầu xuân Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, mặc dù lượng phương tiện tham gia giao thông vắng hơn ngày thường nhưng người dân đi du xuân vẫn nghiêm chỉnh chấp hành dừng đèn đỏ, đội mũ bảo hiểm... chấp hành nghiêm các quy định an toàn giao thông.
Đến Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam những ngày đầu năm mới Ất Tỵ, du khách không chỉ được vui chơi, tìm hiểu về phong tục đón Tết độc đáo của đồng bào trên khắp mọi miền Tổ quốc mà còn được thưởng thức những món đặc sản nổi tiếng, tiêu biểu cho ẩm thực Tết ở các vùng miền.
Nhà văn Nguyễn Trương Quý sinh năm Đinh Tỵ 1977, anh từng làm kiến trúc, viết báo, vẽ tranh trong hơn 20 năm qua. Đồng thời, anh cũng là tác giả của những cuốn sách khảo cứu, tản văn về Hà Nội nổi tiếng. Với sức viết đều đặn và dồi dào, Trương Quý là một cái tên rất quen thuộc trên văn đàn Việt Nam những năm gần đây.
Hà Nội đã trở thành đề tài quen thuộc với nhiều họa sĩ. Mỗi người họa sĩ đều có những cách nhìn và cảm nhận riêng về Thủ đô để phác họa nên bức vẽ của riêng mình. Mỗi nét vẽ không chỉ thể hiện tài năng mà còn gửi gắm trong đó tình cảm và sự gắn bó sâu sắc của người họa sĩ ấy với Hà Nội.
Sáng mùng 2 Tết (30/1), thời tiết ở Hà Nội rất đẹp, trời se lạnh và có nắng nhẹ. Yếu tố này dường như cộng hưởng để Tết Hà Nội thêm ấn tượng, nhất là đối với những người đã yêu và chọn Hà Nội để khám phá vào dịp Tết.
Để Phố Sách Hà Nội là điểm đến du xuân ý nghĩa, phục vụ nhân dân và du khách vào dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Ban tổ chức đã lên phương án trang trí với các cổng chào, sân khấu, tiểu cảnh, cây xanh, ánh sáng…mang đậm nét xuân truyền thống.
Tết là để hội ngộ, sum vầy nhưng cũng là khoảng thời gian cả nhà bên nhau, để chơi chung các trò chơi dân gian, được hòa mình vào không khí Lễ hội.
Tết Hà Nội, mùa của niềm vui, của những bước chân xuôi ngược trên các con phố cổ kính, mùa của những hy vọng mới, những khởi đầu mới. Du xuân trong ngày Tết từ bao đời đã trở thành một nét đẹp trong văn hóa và lối sống của người Hà Nội.
Sự hồi sinh kỳ diệu của làng đào Nhật Tân sau cơn bão cuồng phá là câu chuyện đầy cảm hứng về tình yêu và nghị lực của con người. Chỉ cần không ngừng cố gắng và tin tưởng, những điều tốt đẹp nhất định sẽ đến.
Những ngày đầu tiên của năm mới, văn hoá Tết của người Việt không thể thiếu đi những lời chúc bình an. Trong không khí đầm ấm của mùa xuân, những lời chúc đó trở nên ý nghĩa hơn bao giờ hết, mang theo sự chân thành, lòng biết ơn và những niềm hy vọng tươi sáng cho tương lai.
Chiếc bánh chưng xanh truyền thống phản ánh một phần lịch sử, kinh tế, văn hóa của dân tộc Việt Nam.
0