Phố đi bộ hồ Ngọc Khánh sẽ hoạt động trước ngày 10/10/2024| Hà Nội tin mỗi chiều

Phố đi bộ hồ Ngọc Khánh sẽ hoạt động trước ngày 10/10/2024; Công an Hà Nội sẵn sàng đảm bảo tuyệt đối an toàn kỳ thi tuyển sinh THPT; Hà Nội hỗ trợ doanh nghiệp để đào tạo kỹ năng mềm cho thanh niên... là những nội dung chính trong chương trình hôm nay.

Phố đi bộ hồ Ngọc Khánh sẽ hoạt động trước ngày 10/10/2024

Theo đề xuất của UBND quận Ba Đình (Hà Nội), khu vực hồ Ngọc Khánh sẽ được triển khai làm phố đi bộ vào cuối tuần nhằm phục vụ người dân, khách du lịch. Dự kiến phố đi bộ hồ Ngọc Khánh sẽ bắt đầu hoạt động vào dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

Đây là công trình chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), sẽ hoàn thành đưa vào hoạt động trước ngày 10/10/2024.

Phố kinh doanh dịch vụ - đi bộ khu vực hồ Ngọc Khánh và phụ cận. Ảnh: Báo Tuổi Trẻ.

Quận Ba Đình sẽ thực hiện dự án cải tạo hạ tầng kỹ thuật, chỉnh trang đô thị để thực hiện đề án tổ chức khu phố kinh doanh dịch vụ - đi bộ khu vực hồ Ngọc Khánh và phụ cận tại phố Phạm Huy Thông, phường Ngọc Khánh với giá trị tổng mức đầu tư gần 30 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách quận.

Việc cải tạo hạ tầng kỹ thuật khu vực hồ Ngọc Khánh và phụ cận sẽ góp phần tăng cường năng lực tiêu thoát nước mưa; bảo đảm mỹ quan đô thị; tạo thêm tuyến phố gắn với các dịch vụ phục vụ người dân nhằm thúc đẩy các hoạt động kinh doanh, dịch vụ trong khu vực phát triển; tạo cảnh quan đẹp, văn minh, đưa khu vực này trở thành nơi người dân và khách du lịch vui chơi, thư giãn.

Phối cảnh phố đi bộ - dịch vụ hồ Ngọc Khánh. Ảnh: Báo Tuổi Trẻ.

Với mong muốn gìn giữ giá trị lịch sử của vùng đất xưa, công tác cải tạo, chỉnh trang hạ tầng, kiến trúc đô thị được quận Ba Đình quan tâm đến những chi tiết gợi nhớ về Giảng Võ trường.

Giảng Võ trường là khu vực luyện tập võ thuật, giảng dạy binh pháp, thao diễn quân sự cao cấp của các triều đại phong kiến tại kinh thành Thăng Long xưa. Di tích Giảng Võ trường thời Hậu Lê được xác định nằm trên địa bàn các phường Giảng Võ, Kim Mã, Ngọc Khánh thuộc quận Ba Đình ngày nay.

Phố đi bộ - dịch vụ hồ Ngọc Khánh với những chi tiết gợi nhớ về Giảng Võ trường. Ảnh: Báo Tuổi Trẻ.

Phố đi bộ hồ Ngọc Khánh và phụ cận đưa vào hoạt động sẽ là phố đi bộ thứ hai được tổ chức trên địa bàn quận Ba Đình và là tuyến phố đi bộ thứ 7 trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trước đó, vào cuối năm 2022, quận Ba Đình đã đưa vào hoạt động tuyến phố ẩm thực kết hợp đi bộ Đảo Ngọc - Ngũ Xã vào dịp cuối tuần.

Có thể nói, với các thành phố du lịch, nhất là với Hà Nội - trái tim của cả nước, việc có nhiều không gian đi bộ cũng đồng nghĩa với việc người dân, du khách có thêm nhiều điểm đến thú vị để vui chơi, giải trí, khám phá và trải nghiệm.

Theo thống kê, trung bình mỗi ngày khu phố đi bộ Hồ Gươm đón khoảng 20.000 lượt du khách, khoảng 600 cơ sở kinh doanh đã chuyển sang hoạt động dịch vụ du lịch. Đây cũng là nơi tổ chức hàng trăm sự kiện quy mô lớn, nhiều hoạt động trải nghiệm văn hóa, dịch vụ mới mẻ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, không phải phố đi bộ nào cũng hấp dẫn người dân, du khách được như phố đi bộ Hồ Gươm, khi Hồ Gươm có những lợi thế đặc biệt không nơi nào có được. Vấn đề đặt ra với các tuyến phố đi bộ đã và sắp hoạt động khác là: Đó có thực sự là không gian văn hóa, tạo được nét khác biệt.

Mỗi ngày khu phố đi bộ Hồ Gươm đón khoảng 20.000 lượt du khách. Ảnh: VnExpress.

Ủng hộ chủ trương mở thêm nhiều tuyến phố và không gian văn hóa mới của thành phố, kiến trúc sư Trần Huy Ánh kỳ vọng, phố đi bộ là nơi con người đô thị đi lại, giao tiếp với nhau. Thông thường các mô hình phố đi bộ ở Việt Nam sẽ được thiết kế để kết nối, đi kèm tốt với các không gian mở chính và quan trọng của thành phố. Điểm đến có thể là không gian xanh, thương mại điểm nhấn, hay công trình có giá trị văn hóa lịch sử. Ai cũng có quyền tiếp cận không gian xanh và không gian mở này, vì thế việc quan trọng là thiết kế phố đi bộ như thế nào để kết nối với nhau và khiến cho người dân có trải nghiệm tốt nhất, đồng thời khai thác hiệu quả về thương mại và các lợi ích kinh tế. Tiếp đó là những trải nghiệm khám phá điểm đến mới. Vì thế cần thiết kế để phố đi bộ là nơi kết nối các điểm đến ấy. Đây cũng là cách tận dụng các giá trị văn hóa – kinh tế - không gian chưa được khai phá hết của đô thị hiện hữu. Bởi sự thành công của không gian công cộng nằm ở việc lắng nghe nhu cầu của người dân và thiết kế phù hợp với nó.

Công an Hà Nội sẵn sàng đảm bảo tuyệt đối an toàn kỳ thi tuyển sinh THPT

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024 - 2025 thành phố Hà Nội sẽ diễn ra từ ngày 8/6 đến 12/6. Trong đó, ngày 8 và 9/6 thi các môn Ngữ văn, Ngoại ngữ và Toán; ngày 10/6 thi các môn chuyên đối với thí sinh đăng ký vào các lớp chuyên; ngày 11 và 12/6 thi vào các lớp song bằng. Lực lượng Công an Thủ đô đã chuẩn bị kỹ lưỡng, sẵn sàng đảm bảo tuyệt đối an toàn kỳ thi tuyển sinh quan trọng này.

Chỉ còn ít ngày nữa, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 - Trung học phổ thông năm học 2024-2025 sẽ chính thức diễn ra. Ảnh minh hoạ: Báo Lao động.

Đại tá Nguyễn Tiến Thắng, Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ Công an thành phố Hà Nội nhìn nhận, kỳ thi tuyển sinh THPT được đánh giá là một trong những kỳ thi quan trọng của ngành giáo dục Thủ đô. Do vậy, các đơn vị chức năng Công an thành phố đã và đang chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt, quyết tâm tổ chức kỳ thi bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và tạo điều kiện tốt nhất cho thí sinh. Trong ngày 5/6, dù Hà Nội xảy ra trận mưa giông lớn, gây ngập lụt nhiều tuyến đường, ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông nhưng nhiều quận, huyện, thị xã đã tổ chức các đoàn kiểm tra gồm lực lượng công an, giáo dục thị sát các địa điểm tổ chức thi trên địa bàn.

Trước đó, Công an thành phố đã có công văn gửi công an quận, huyện, thị xã về việc phân công lực lượng bảo vệ các khâu: Ra đề và in sao đề thi; áp tải vận chuyển đề thi, bài thi; coi thi; làm phách; chấm thi.

Các đơn vị trong Công an thành phố đã sẵn sàng nhận nhiệm vụ. Ảnh: Báo Lao động.

Theo kế hoạch bảo vệ các kỳ thi, công an quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm toàn diện về công tác bảo đảm an ninh, trật tự và phòng chống cháy, nổ tại các địa điểm thi trên địa bàn; chủ động phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường THPT, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên nắm tình hình công tác tổ chức các kỳ thi; xây dựng kế hoạch và phương án bảo vệ kỳ thi báo cáo UBND quận, huyện, thị xã phê duyệt; phân công cán bộ làm nhiệm vụ tại các điểm thi đủ quân số, đúng quy chế thi theo đề nghị của trưởng điểm thi; phối hợp Phòng Giáo dục và Đào tạo các quận, huyện, thị xã có đặt điểm thi kiểm tra công tác chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ kỳ thi: Lắp đặt camera giám sát phòng bảo quản đề thi, bài thi; bố trí tủ chứa đề thi, bài thi đảm bảo an ninh, an toàn; phát hiện xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật như gây rối trật tự công cộng, cướp đề thi, bài thi, đe dọa hành hung giám thị, thí sinh, cán bộ phục vụ thi và người nhà của thí sinh; tăng cường công tác quản lý các cơ sở lưu trú, ăn uống xung quanh các điểm thi. Ngoài ra, các đơn vị khác trong Công an thành phố cũng đã sẵn sàng bắt tay thực hiện nhiệm vụ.

Hà Nội hỗ trợ doanh nghiệp để đào tạo kỹ năng mềm cho thanh niên

UBND thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 123 ngày 31/1/2024 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phê duyệt Đề án “Đào tạo phát triển kỹ năng mềm cho thanh niên và học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp” trên địa bàn thành phố đến năm 2030.

Kế hoạch gồm hai giai đoạn nhằm đào tạo, phát triển kỹ năng mềm cho thanh niên, học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố. Qua đó trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết giúp cán bộ, nhà giáo, học sinh, sinh viên có khả năng giải quyết tốt hơn các vấn đề trong quá trình làm việc, nghiên cứu, học tập; nâng cao chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tạo tiền đề cho việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nhân lực có kỹ năng nghề, từng bước đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, thị trường lao động trong nước và quốc tế.

Các bạn trẻ cần được rèn luyện và trang bị cho mình những kỹ năng mềm cần thiết.
Ảnh minh hoạ: Người Hà Nội.

Theo đó, giai đoạn 2024 - 2026, thành phố phấn đấu 100% cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn được tuyên truyền nâng cao nhận thức về đào tạo, phát triển kỹ năng mềm cho thanh niên, học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Đồng thời, tổ chức hoặc cử tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn các kiến thức, kỹ năng mềm cho 100 - 300 lượt cán bộ quản lý, nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhằm nâng cao năng lực và hình thành đội ngũ nhà giáo, chuyên gia đào tạo và phát triển kỹ năng mềm.

Giai đoạn 2026 - 2030, thành phố nghiên cứu mô hình và tổ chức thí điểm đào tạo, phát triển kỹ năng mềm cho thanh niên, học sinh, sinh viên tại ba cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố. Phấn đấu đến hết năm 2030, 100% trường cao đẳng, 80% trường trung cấp, 50% trung tâm giáo dục nghề nghiệp tổ chức đào tạo, lồng ghép đào tạo, phát triển kỹ năng mềm cho thanh niên và học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp. Đáng chú ý, thành phố sẽ hình thành mạng lưới, liên kết giữa doanh nghiệp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong việc đào tạo và phát triển kỹ năng mềm cho thanh niên và học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Hiện nay, Hà Nội có khoảng gần 3 triệu thanh niên (từ 16 - 30 tuổi), chiếm khoảng 35% dân số của Thủ đô. Công tác giáo dục, đào tạo nghề nghiệp cho thanh niên trong những năm qua luôn được các cấp quan tâm và đã đạt được những kết quả tích cực. Kết quả tuyển sinh đào tạo nghề tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp liên tục tăng lên, từ trên 176.000 lượt người năm 2013 lên trên 252.000 lượt người năm 2023 (tăng 43,27% trên cả giai đoạn). Tỷ lệ học sinh, sinh viên, học viên có việc làm sau tốt nghiệp đạt 70 - 80%.

Để thực hiện các mục tiêu như đề án đề ra, thì thành phố, các trường học và đơn vị liên qua sẽ cần đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của thanh niên và học sinh, sinh viên, đội ngũ cán bộ, nhà giáo về đào tạo và phát triển kỹ năng mềm; nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, nhà giáo, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, tăng cường vai trò của doanh nghiệp trong đào tạo và phát triển kỹ năng mềm.

User
Ý KIẾN

Từ lâu, chiếc khẩu trang đã là vật bất ly thân với nhiều người khi đi xe máy, xe đạp hoặc thậm chí là dạo bộ. Đặc biệt, trong thời điểm hanh khô của những ngày đông này, chiếc khẩu trang lại càng không thể thiếu bởi vì bụi. Trên nhiều diễn đàn, người ta bảo vui rằng: ‘Sáng đi làm mà ngỡ như đang ở Tam Đảo’ để ngụ ý nói về vấn đề này. Thiết nghĩ, phải áp dụng các đề xuất để giảm ô nhiễm do bụi mịn sớm chừng nào hay chừng ấy.

Nếu cách đây gần một tháng, hơn chục nghìn khán giả Thủ đô mọi lứa tuổi đều có một đêm mãn nhãn với Hà Nội Rock thì ngay đêm nay, 29/12, chúng ta sẽ được hoà mình vào một sự kiện âm nhạc được mong chờ của Đài Hà Nội với tên gọi “Nhịp điệu trẻ”.

Năm 2024 sắp khép lại, Hà Nội lại bừng sáng cùng cả nước trong không khí lễ hội, sẵn sàng chào đón năm mới bằng những sự kiện cộng đồng sôi động và đầy ý nghĩa.

Lang thang một chiều ở những con phố Hà Nội những ngày cuối năm mới thấy Hà Nội đẹp. Cái nét đẹp không đơn thuần bởi cảnh sắc được trời phú mà còn ở trong chính bề dày truyền thống, lịch sử văn hoá mà người Hà Nội từ ngàn đời nay vẫn đang giữ gìn. Trong đó, ẩm thực Hà Nội có thể nói là thứ gây ấn tượng nhất. Ai đến Hà Nội mà không từng một lần tấm tắc khen ngợi phở Hà Nội ngon, cà phê trứng là tuyệt tác cơ chứ!

Vượt qua hơn 700 thí sinh, 15 thí sinh tại vòng chung kết Tiếng hát Hà Nội bước vào đêm chung kết với phần dự thi hai tiết mục bao gồm bài hát tự chọn theo phong cách âm nhạc và một ca khúc về chủ đề Hà Nội. Không chỉ “khoe” giọng hát nội lực, các thí sinh còn thể hiện sự đầu tư dàn dựng khi có sự kết hợp cùng nhạc cụ và vũ đạo. 15 thí sinh là 15 màu sắc âm nhạc khác nhau, tạo nên đêm chung kết chất lượng và đầy cảm xúc.

Bạn mong gì cho năm mới 2025: sức khỏe, bình an hay một ngôi nhà để an cư lạc nghiệp? An cư là giấc mơ xa vời với nhiều người, đặc biệt là trong bối cảnh thị trường bất động sản có quá nhiều biến động như năm nay. Thế nhưng, sắp tới đây, hy vọng về giấc mơ an cư sẽ không còn xa với nhiều người.

Chương trình chính luận nghệ thuật “Khúc quân hành vang mãi non sông” do Đài Hà Nội tổ chức vào tối 22/12, đã làm sống lại trong mỗi người dân những xúc cảm về hình tượng anh Bộ đội Cụ Hồ - biểu tượng thiêng liêng, in đậm trong tâm trí của người dân Việt Nam.

Trong bài viết, "Quân đội nhân dân Việt Nam - niềm tự hào dân tộc", Tổng Bí thư Tô Lâm đã khẳng định: "Hình ảnh cán bộ, chiến sĩ quân đội luôn có mặt ở những nơi xung yếu, khó khăn, nguy hiểm, xả thân để bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân và làm công tác dân vận đã tô thắm thêm phẩm chất, truyền thống Bộ đội Cụ Hồ, thắt chặt mối quan hệ đoàn kết, gắn bó máu thịt quân - dân, xây dựng thế trận lòng dân vững chắc".

“Giá mà chúng ta sớm có một đứa con, giữ lại cho nhau một kỷ vật thiêng liêng của tình yêu, thì dù anh có xa cách bao lâu, có ở phương trời nào, em cũng vui lòng. Khổ tâm nhất là những tối thứ Bảy ở Thủ đô. Từng đôi bạn học rủ nhau đi chơi. Còn em thì thui thủi một mình trong căn phòng trống vắng, tủi thân đến khóc thầm. Thôi thì anh hãy làm tốt mọi nhiệm vụ trên chiến trường. Chỉ mong sao anh đừng ngã xuống nơi tiền phương. Nếu anh hy sinh, em không biết sẽ phải sống như thế nào. Em sẽ chung thủy chờ anh cho đến ngày toàn thắng...”

Tết Nguyên đán cận kề, chợ rao bán vật liệu tự chế pháo, dạy chế pháo diễn ra nhộn nhịp trên mạng xã hội, trở thành vấn đề rất đáng lo ngại.

Đó là một đêm dài với thành phố Hà Nội. Rất nhiều lực lượng cứu hộ, cứu nạn và y tế đã được huy động để nỗ lực dập tắt vụ hoả hoạn xảy ra ở số 258 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm. Trước ngọn lửa dữ, đã có nhiều người không thể thoát thân. Một vụ cháy khiến nhiều người bàng hoàng, đau xót và cả phẫn nộ. Từ sáng sớm tới tận chiều muộn, ở đâu người ta cũng theo dõi tin tức về vụ việc này.

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 không chỉ là sân chơi lớn cho các quốc gia, doanh nghiệp trong lĩnh vực quốc phòng mà còn là cơ hội để Việt Nam ta thể hiện năng lực tổ chức và khẳng định vai trò, sức mạnh quân sự Việt Nam trên trường quốc tế.

Theo Thông tư 47/2024 của Bộ Giao thông Vận tải (có hiệu lực từ 1/1/2025), quy định xe mô tô, xe gắn máy có tuổi đời từ 5 đến 12 năm phải kiểm định khí thải hai năm một lần, xe trên 12 năm tuổi phải kiểm định hàng năm.

Hơn một tháng nữa, Tết đến xuân về. Những trận mưa phùn cuối tuần trước cộng với tiết trời lạnh đặc trưng của mùa đông, mầm xanh trên cành đào bừng tỉnh, báo hiệu người dân đã sẵn sàng cho vụ Tết đang cận kề. Ở những làng hoa ven đô như Tây Tựu, Ngọc Hà từng tốp người chăng đèn sưởi ấm cho hoa để phục vụ nhu cầu chơi Tết của người Hà Nội.

Là một người yêu Hà Nội, hẳn chúng ta luôn thấy hạnh phúc vì những thứ mình đang có và cả những thứ Thành phố này đem lại cho mình. Ở Hà Nội, ta sẽ quen với cảm giác được thức giấc bởi tiếng loa phường thân thuộc chào ngày mới "Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội".

Những ngày vừa qua, dư luận không khỏi hoang mang khi đọc tin về vụ TikToker Phó Đức Nam (biệt danh Mr.Pips) và Lê Khắc Ngọ (biệt danh Mr Hunter) đã trở thành tác giả của một vụ lừa đảo "vô tiền khoáng hậu" tại Việt Nam và có lẽ cũng là hiếm có trên thế giới. Câu hỏi đặt ra liệu đâu đó còn những Mr.Pips tương tự như thế nữa không?

Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Kế hoạch số 359/KH-UBND về việc thực hiện phong trào thi đua sáng - xanh - sạch - đẹp của TP. Hà Nội. Nhiều giải pháp được đưa ra để thực hiện mục tiêu này, trong đó đáng chú ý có vài chi tiết như: 100% các hộ gia đình không sử dụng bếp than tổ ong hoặc các nhiên liệu than cấp thấp; 100% không đốt rơm rạ và phụ phẩm nông nghiệp, đồng thời thực hiện giảm việc đốt vàng mã.

Từ ngày 1/1/2025, việc phân loại rác tại nguồn sẽ trở thành yêu cầu bắt buộc tại tất cả các địa phương trên cả nước.

Phòng Cảnh sát Giao thông (Công an thành phố Hà Nội) cho biết, đơn vị đã triển khai hơn 20 ngã tư an toàn giao thông trên địa bàn Hà Nội.

Sở Xây dựng Hà Nội vừa hoàn thành dự thảo lần 3 đối với đề án quản lý, khai thác, sử dụng lòng đường, hè phố trên địa bàn Hà Nội.

Cuối năm là thời điểm các loại tội phạm gia tăng hoạt động, trong đó tội phạm lừa đảo diễn biến phức tạp, với những thủ đoạn tinh vi, vì vậy người dân cần đề cao cảnh giác.

Tuân thủ tín hiệu đèn giao thông là kiến thức cơ bản nhất mà mỗi người tham gia giao thông phải biết và thực hiện, chấp hành. Tuy vậy, vượt đèn đỏ lại là một trong những lỗi vi phạm phổ biến, dễ bắt gặp nhất. Để chấm dứt hành vi vi phạm luật và văn hóa giao thông này, Hà Nội quyết xử lý nghiêm các trường hợp vượt đèn đỏ.

Chẳng biết thực hư thế nào nhưng đã có nhiều người mất tiền vì tin “bùa yêu”, còn những kẻ đứng sau những nước, hương liệu và phẩm màu rồi phù phép thì đã bị công an bắt giữ. Đó là vụ khởi tố 3 đối tượng chế bùa yêu để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản xôn xao dư luận mấy hôm nay.

Tối 5/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dạo phố trải nghiệm cuộc sống, nét văn hóa, du lịch của Hà Nội cùng Chủ tịch Tập đoàn NVIDIA Jensen Huang, cùng thưởng thức bia Trúc Bạch tại phố Tạ Hiện.

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng sẽ nhớ về ngày đầu đến trường, ngày mà cô giáo cầm tay uốn nắn từng nét chữ đầu tiên trong đời để học sinh được tiếp cận với tri thức. Thế nhưng trong thời buổi công nghệ số, nhiều nét chữ đã không còn ngay ngắn cho lắm. Nhiều phụ huynh thậm chí đã phải băn khoăn đặt ra câu hỏi: có nên cho con luyện chữ đẹp hay không?

Hà Nội sẽ đầu tư xây dựng 16 công viên chuyên đề để thành phố thêm xanh. Đây là một thông tin tích cực giữa cơn khát không gian xanh mà Thủ đô đã có kế hoạch ứng phó, nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân.

Người ta nói, muốn thấy nhịp sống Hà Nội hãy ghé vào một quán nước vỉa hè. Người vội vã thì vài hớp nước cho đỡ khát rồi đứng lên, người thong dong thì nhẩn nha ngắm nhìn nhịp điệu của phố phường. Với giá thành vài ngàn đồng, giờ đây chúng ta sẽ thấy không còn cảnh khách hàng đưa dăm nghìn lẻ rút từ trong túi ra cho chủ quán nữa mà thay vào đó sẽ là quét mã QR.

Ngày 30/11, UBND thành phố Hà Nội bắt đầu lấy ý kiến người dân về dự thảo quyết định việc sử dụng xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ để kinh doanh vận chuyển hành khách, hàng hóa trên địa bàn.

Từ ngày 1/12, 150 điểm xả nước thải sinh hoạt chính ở ven sông Tô Lịch sẽ được thu gom về Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá để xử lý, đảm bảo quy chuẩn, sau đó mới được đổ trở lại sông Tô Lịch, sông Nhuệ. Vậy là mong muốn giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường ở các sông hồ trên địa bàn Thủ đô phần nào đã có hy vọng.

Tại khu phố ẩm thực đêm Đảo Ngọc - Ngũ Xã (phường Trúc Bạch, quận Ba Đình), tối 29/11, Sở Du lịch Hà Nội phối hợp UBND quận Ba Đình tổ chức chuỗi hoạt động quảng bá du lịch đêm Hà Nội 2024 với chủ đề “Đêm Trúc Bạch”.

Thông tin nhận được sự quan tâm lớn của người Hà Nội nói riêng và người dân cả nước liên quan tới việc UBND thành phố Hà Nội vừa phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết khu vực trục không gian trung tâm bán đảo Quảng An với điểm nhấn là nhà hát nằm sát hồ Tây. Có điều gì đặc biệt về công trình này?

Theo Nghị định 147 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng có hiệu lực từ ngày 25/12 tới đây, chỉ những người dùng đã thực hiện xác thực bằng số điện thoại hoặc số định danh cá nhân mới có thể đăng tải thông tin, bình luận, chia sẻ thông tin hay thực hiện livestream.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải mới ký ban hành Kế hoạch số 341/KH-UBND về việc triển khai xác định Chỉ số cải cách hành chính năm 2024 của các đơn vị sự nghiệp công lập.

Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa tổ chức họp báo, thông tin về sự kiện Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024. Với chủ đề "Hà Nội kết nối năm châu", Lễ hội diễn ra từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12 tại Công viên Thống Nhất.

Online Friday 2024 – Tuần lễ thương mại điện tử quốc gia và ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam sẽ diễn ra từ 25/11 đến hết ngày 1/12/2024. Với thông điệp "Tự hào hàng Việt Nam", Online Friday năm nay có điều gì hấp dẫn? Cơ hội nào cho hàng Việt trên các kênh phân phối hiện đại?

Cuồng nhiệt và ấn tượng; Quy mô và hoành tráng; Mãn nhãn và chất lượng, đó là những gì mà hàng nghìn người cùng chung dòng cảm xúc khi theo dõi chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt "Hà Nội Rock" do Đài Hà Nội tổ chức đêm 23/11 tại trường đua F1 Mỹ Đình. Lâu lắm rồi người dân Thủ đô nói chung và các fan rock nói riêng mới sống trong khoảnh khắc không thể nào quên với rock.

Ngày 22/11, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra triển lãm "Hành động vì cộng đồng - Human Act Prize 2024" với chủ đề "Cộng đồng kiến tạo".

UBND thành phố Hà Nội vừa thống nhất chủ trương xây cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo và cầu Ngọc Hồi trong giai đoạn 2025 - 2030 bằng vốn đầu tư công.

Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội có 70 cây cầu vượt bộ hành. Số vốn đầu tư để xây dựng một cầu vượt đường bộ là 3 đến 5 tỷ, thậm chí 10 tỷ. Tuy nhiên, nhiều người dân lại không sử dụng cầu bộ hành, mà băng ngang trực tiếp dưới lòng đường, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông. Lý do là bởi các cây cầu này đã trở thành những điểm tụ tập vui chơi, ăn nhậu và xả rác.

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành công văn về việc triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng không khí trên địa bàn thành phố.

Ghé vào nhà sách thân thuộc, tôi bắt gặp từng tốp học sinh tiểu học đang viết nắn nót những dòng chữ đầy yêu thương tới thầy cô giáo của mình. Tấm thiệp nhỏ xinh, dòng chữ ngay ngắn và cả nụ cười của các em giòn râm ran một góc nhỏ. Vậy là một mùa hiến chương nhà giáo nữa lại về.

Tối 17/11, ở chùa Bái Đính, một chương trình đặc biệt - Lễ tưởng niệm nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông với thông điệp "Tưởng nhớ người đi - Vì người ở lại” một lần nữa khiến hàng ngàn khán giả cả nước rơi nước mắt.

Sẽ có gần 6.000 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội dự kiến hoàn thành giai đoạn 2024 - 2025. Thông tin này được Sở Xây dựng Hà Nội đưa ra trong phần tham luận tại Diễn đàn “Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển” do Đài Hà Nội tổ chức ngày 16/11.

Với những người trẻ, các hoạt động sôi nổi ở phố đi bộ Hồ Gươm có lẽ là điểm đến không thể thiếu mỗi dịp cuối tuần. Những hoạt động tại phố đi bộ còn có cả các buổi phát trực tiếp trên các nền tảng mạng xã hội với ekip khá chuyên nghiệp. Thế nhưng, ngay dưới bộ dụng cụ hành nghề của những ekip này đều gắn logo quảng cáo trá hình cho trang web cờ bạc như OK VIP.

Khoảng 40 nghìn khách tham quan trong một ngày - gần bằng những ngày đông khách nhất tại Bảo tàng Louvre của Pháp năm 2019, với 45.000 lượt người. Đó là con số ấn tượng của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam - cũng là lượng khách cao kỷ lục mà một bảo tàng có thể thu hút được.

Hiện nay, tình trạng vỉa hè tại nhiều tuyến đường đang bị lấn chiếm một cách vô tội vạ. Lối đi dành riêng cho người đi bộ giờ lại hoá thành nơi buôn bán.