Áo dài - Từ đại sứ văn hóa đến đại sứ du lịch | Hà Nội Tin mỗi chiều
Có lẽ, vào những dịp lễ kỷ niệm, không riêng mình tôi, hầu hết chị em đều rộn ràng với những tà áo dài. Chả là, nhân dịp kỷ niệm 93 năm thành lập Hội LHPN Việt Nam, Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, Hội LHPN TP Hà Nội phát động cán bộ, hội viên phụ nữ và các thành viên trong gia đình hưởng ứng tuần lễ “Áo dài cộng đồng” từ ngày 10 - 20/10/2023. Và tất nhiên, chị em chúng tôi hưởng ứng rất nhiệt tình.
Trong tháng 10, phụ nữ Thủ đô tham gia đồng diễn áo dài với chủ đề "Duyên dáng Áo dài Hà Nội". Chương trình đồng diễn áo dài chính là điểm nhấn, hứa hẹn mang đến màu sắc mới mẻ, tôn vinh vẻ đẹp của áo dài truyền thống.
Với mục tiêu đưa áo dài trở thành một sản phẩm đặc trưng của du lịch, từ năm 2022, Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội năm nay được tổ chức trong 3 ngày, thu hút hơn 30 nghìn lượt người, bao gồm người dân Hà Nội, du khách trong nước và khách quốc tế.
Tại sự kiện này, bà bà Đặng Hương Giang, Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội, khẳng định: “Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2022 với những câu chuyện về tà áo dài sẽ còn mãi. Thông qua tà áo dài, các sự kiện tại lễ hội này đã viết tiếp câu chuyện về văn hoá, con người Hà Nội, Việt Nam và truyền đi thông điệp về một Hà Nội là điểm đến “an toàn – thân thiện – chất lượng – hấp dẫn”. Với thành công của Lễ hội , tình yêu áo dài sẽ còn được tiếp diễn trong năm 2023 và hành trình đưa áo dài gắn với du lịch, để áo dài trở thành “Đại sứ du lịch” của Thủ đô Hà Nội và cả nước”.
Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội năm 2023 sẽ diễn ra từ ngày 27 - 29/10/2023 tại khu vực phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội), hướng tới mục tiêu: Phát triển và quảng bá du lịch Hà Nội gắn liền với quảng bá du lịch Việt Nam; Tiếp tục góp phần thúc đẩy mạnh mẽ các ngành, lĩnh vực khác cùng phục hồi và phát triển; Bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc; khai thác, tôn vinh tà áo dài truyền thống của dân tộc Việt Nam làm nguồn sáng tạo, là sản phẩm của các loại hình du lịch đặc sắc, hấp dẫn và hiệu quả; Tạo cơ hội quảng bá, giới thiệu, giao lưu, hợp tác cùng phát triển giữa các doanh nghiệp du lịch của Hà Nội với các nghệ nhân, nhà thiết kế thời trang áo dài.
Rất nhiều các hoạt động sẽ được tổ chức như: Lễ Khai mạc với chủ đề “Khám phá nét son Hà Nội”; Đêm Nhạc nghệ thuật “Sắc màu Hà Nội” diễn ra vào tối thứ 7 (28/10/2023) tại khu vực Vườn hoa Đền Bà Kiệu; Không gian triển lãm, gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm; Không gian triển lãm tư liệu ảnh; Không gian triển lãm và trưng bày Áo dài; Không gian thông tin, quảng bá, giới thiệu các tuor, tuyến, sản phẩm, dịch vụ du lịch; Con đường áo dài cộng đồng “Dạo bước hồ Gươm” – nơi nét duyên áo dài hội ngộ lịch sử nghìn năm văn hiến Hà Thành; Biểu diễn nghệ thuật và đồng diễn, diễu hành Áo dài của Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội; Không gian gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm – nơi đọng lại ký ức trăm năm; Diễu hành “Bách hoa bộ hành”; Tọa đàm “Định hướng và phát triển áo dài trong cộng đồng và kết nối du lịch” diễn ra vào sáng 29/10/2023 (Chủ nhật); Chương trình nghệ thuật âm nhạc “Nhịp phố” cùng các hoạt động bên lề khác….
Các bạn nhớ nhé, ngày 27/10 sự kiện sẽ diễn ra. Ngay từ bây giờ các chị em hãy chuẩn bị cho mình những bộ áo dài ưng ý nhất để cùng tham dự sự kiện, cùng quảng bá cho tà áo Việt.
Từ một "đại sứ văn hóa", ngành du lịch Việt Nam đang từng bước biến áo dài trở thành "đại sứ du lịch". Hình ảnh áo dài được ngành du lịch khai thác để quảng bá cho nét đẹp văn hóa Việt Nam, trở thành một sản phẩm du lịch. Như Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền từng khẳng định: Việc tổ chức Lễ hội áo dài du lịch Hà Nội thành sự kiện thường niên sẽ tạo dựng thương hiệu cho du lịch Thủ đô, đồng thời kích cầu, thu hút du khách đến với Hà Nội khi thông tin về sự kiện Lễ hội áo dài du lịch 2023.
Tại Hà Nội, áo dài được nhiều trường học lựa chọn như một đồng phục. Các công sở lựa chọn mặc áo dài vào mỗi sáng thứ hai hàng tuần khi thực hiện lễ chào cờ. Và đặc biệt, mỗi dịp tháng 3, tháng 10, khi có những ngày kỷ niệm đặc biệt của các chị em, những tuần lễ áo dài hay sự kiện trình diễn áo dài lại được tổ chức rộn ràng.
Song đó mới là sự khởi đầu. Cái đích xa hơn là làm thế nào khai thác nét đẹp của áo dài để phát triển du lịch. Việc khuyến khích người dân mặc áo dài tham gia các buổi trình diễn sẽ tạo nên những hình ảnh hấp dẫn, bởi sự độc đáo, thể hiện lòng hiếu khách, ứng xử giao tiếp mang truyền thống văn hóa và cốt cách của người Hà Nội trong con mắt của du khách bốn phương
Bán hàng trực tuyến của những người nổi tiếng đã không còn quá xa lạ nhưng đây cũng là cách quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ hàng hoá qua kênh online của những người dân ở Bát Tràng. Từ vùng an toàn của những người nghệ nhân cần mẫn với văn hoá làng nghề, giờ đây họ đã tìm được làn gió mới, gia tăng thu nhập cho chính mình, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.
Hà Nội vừa có đề xuất giá thuê nhà ở xã hội từ 48.000 đồng/m²/tháng và cao nhất 198.000 đồng/m²/tháng. Hiện đề xuất này đang trong thời gian lấy ý kiến rộng rãi.
Xe buýt có lẽ là phương tiện vận tải công cộng phổ biến không chỉ ở Hà Nội mà ở tất cả các tỉnh thành. 10 năm qua, một chiếc vé xe buýt ở Thủ đô chỉ với giá chưa tới 10.000 đồng. Nhưng kể từ 1/11 tới đây, Hà Nội sẽ tăng giá vé xe buýt, liệu có tác động gì đến người dân?
Nếu một ngày, tắc đường không còn nữa, thay vào đó là những dòng xe di chuyển êm đềm, nhịp nhàng, không có khói bụi ô nhiễm thì quả là “đáng mơ ước”.
Một hoa hậu đầy tai tiếng với scandal chưa đọc hết một cuốn sách lại sắp phát hành một cuốn tự truyện cuộc đời ở tuổi 28. Có điều gì đáng bàn ở câu chuyện này?
Những âm thanh tưởng chừng có trong một bộ phim hành động nhưng thực chất lại là âm thanh nẹt bô, rú ga của những cô, cậu học trò trên đường được ghi lại. Điều gì đang xảy ra thế này?
0