Canh gà

Cả ngàn năm người dân nước Việt lắng nghe tiếng gà trong đêm để biết nhịp thời gian, chia tiếng gà trong đêm thành những canh gà, để rồi dựa vào đó giữ thói quen thức sớm dậy khuya, bán buôn, đồng áng... Và ngay cả những mối tình thấm đẫm nước mắt, đẫm màu lãng mạn, cũng lấy canh gà làm thời khắc hò hẹn cùng nhau.

Hà Nội ồn ã náo nhiệt suốt từ khi bạn tỉnh giấc buổi sớm tới tận khi bạn thiếp ngủ lúc đêm. Hóa ra cũng có lúc Hà Nội chìm vào tịch mịch, nếu bạn chẳng may nửa đêm tỉnh giấc, nằm nghe tiếng phố. Nằm đếm thời gian trôi qua đêm tịch mịch, người ta nhớ nhiều thứ lắm, nghe thấy nhiều thứ lắm, có khi nghe lơ mơ cả những thứ vọng tiếng từ quá khứ dội về…  Khi đó bạn sẽ thấy đêm sao mà tĩnh lặng. Cố nối giấc ngủ mà sao không thành.

Thức với đêm và đo nhịp đi của đêm bằng canh gà, bằng tiếng con thạch sùng chép miệng “tiếc, tiếc”, tiếng giun tiếng dế ào lên từng đợt rồi tắt lịm, tiếng con tắc kè dõng dạc đều đều buông vào không gian mù mờ hai tiếng một “tắc...kè". Người ta bảo tắc kè “tắc” bao nhiêu nhịp là bấy nhiêu tuổi tắc kè. Mà tuổi tắc kè tính theo tháng hay tính theo năm, tôi cũng không biết nữa. Nhớ lần đầu tiên đến Tây Nguyên, đêm đầu không ngủ, tôi đã có một đêm nghe “no” tiếng tắc kè. Nghe từ đầu hôm đến khi ngưng tiếng “tắc” thì đêm tàn. Tiếng tắc kè về cuối chùng xuống, tan vụn vào bóng đêm, thấm vào nỗi buồn của người thức với đêm đầu tiên trên đất lạ.

Có đêm tôi ngủ ở căn phòng trong một buôn của người Ê-đê nhưng kề đường phố. Phòng trong một căn nhà xây chứ không phải trong một mái nhà sàn. Thức giấc giữa đêm, không ngủ lại được nữa, đành nằm chờ trời sáng. Lúc đó tôi chờ tiếng giun tiếng dế, chờ tiếng tắc kè, chờ tiếng gà xáo xác đuổi nhau liền canh, và chờ cả âm thanh lục xục của những con bò dậy sớm cà sừng vào thành chuồng để đoán biết bước đi của đêm đang đến với ngày... Nhưng, tịnh không! Không, cho đến khi trời sáng bạch. Những âm thanh mà tôi chờ đợi vẫn ở đâu đó xa lắc xa lơ, vẫn như là không hề có ở cái buôn cao nguyên hơn một nửa người dân sống bằng nghề nương rẫy trồng trọt này.

Tôi đã có một đêm giữa buôn không cả tiếng gà. Tôi nhớ câu ca dao thành máu thịt của người xưa: “Gió đưa cành trúc la đà / Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương”. Cả ngàn năm người dân nước Việt lắng nghe tiếng gà trong đêm để biết nhịp thời gian, chia tiếng gà trong đêm thành những canh gà, để rồi dựa vào đó giữ thói quen thức sớm dậy khuya, bán buôn, đồng áng... Thời chiến tranh, cha ông cũng đã lấy tiếng gà trong đêm làm tín hiệu tấn công kẻ thù. Và ngay cả những mối tình thấm đẫm nước mắt, đẫm màu lãng mạn, cũng lấy canh gà làm thời khắc hò hẹn cùng nhau./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nghề giáo vẫn được gọi là nghề cao quý. Nghề nào cũng có những nỗi niềm riêng. Và nghề giáo cũng có những câu chuyện cuộc sống đằng sau ánh hào quang cao quý.

Có một người đã dạy cô những con chữ đầu tiên, người dạy cô bao bài học thật thà; dạy cô phải biết nỗ lực vượt qua nghịch cảnh… Với cô, ba là người thầy vĩ đại nhất.

Cô bạn thuở hoa niên vừa gửi qua Zalo khoe rổ hoa dầu sớm nay mới nhặt trên đường tập thể dục về. Ôi những cánh hoa vươn dài, vừa mỏng manh vừa cứng cỏi. Một cái gì đó như bung vỡ. Một cảm giác thật khó định hình. Bồi hồi. Thảng thốt. Trái tim ai đó bỗng lỗi mấy nhịp. Điều gì vừa gần gụi vừa xa xăm. Sài Gòn và anh!

Cuối năm thiệp mời cưới bay tá lả, đó là lúc chị em cố gắng giảm cân để mặc đồ cho đẹp. Hôm nào cũng hỏi thăm nhau giảm được bao kg rồi, để còn tụ tập đi ăn cưới.

Sau những chuyến muộn phiền, có người lại về ngồi với khu vườn, lặng yên nghe tiếng chim hót. Đôi khi ngửa mặt lên trời nhìn mây trôi về muôn nẻo. Mây trôi nhẹ tênh, trong thoáng chốc cô ước gì hồn mình cũng nhẹ như mây. Để tự do bay bổng, để đi về hướng nào mình muốn và để tan ra hay làm mưa xuống. Không như mình vẫn ngồi đây để tự hỏi, rồi cuộc đời mình sẽ đi về đâu?

Trong ký ức của một người con, có một căn nhà xưa sơ sài tới mức không có cổng, nhưng trong căn nhà nhỏ ấy, lại đầy ắp tình yêu thương của mỗi thành viên trong gia đình dành cho nhau…