Điện Kremlin: ICC không thể cản trở ngoại giao Nga

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đến thăm Mông Cổ, một quốc gia thành viên của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) vào ngày 3/9. Điều này đã thu hút sự chú ý của dư luận vì trước đó ICC yêu cầu Mông Cổ bắt giữ Tổng thống Putin.

Theo báo cáo từ các phương tiện truyền thông Nga vào ngày 4/9, liên quan đến "lệnh bắt giữ" do Tòa án Hình sự Quốc tế đưa ra đối với Tổng thống Nga Putin, Thư ký báo chí của Tổng thống Nga và người phát ngôn Điện Kremlin - ông Peskov nói với các phóng viên rằng, điều này sẽ không thể hạn chế những tiếp xúc của nhà lãnh đạo Nga với các quốc gia khác.

RIA Novosti đưa tin: khi được hỏi "sau chuyến thăm Mông Cổ của Tổng thống Putin, liệu các chuyến thăm của ông Putin tới các quốc gia thành viên của Tòa án Hình sự Quốc tế có tăng lên hay không?", ông Peskov đã nói với các phóng viên rằng, Nga không công nhận thẩm quyền của Tòa án Hình sự Quốc tế. “Lệnh bắt giữ” do tổ chức này ban hành đối với Tổng thống Putin là không thể và cũng sẽ không trở thành yếu tố hạn chế trong việc phát triển quan hệ giữa Nga với một số đối tác và các quốc gia quan tâm đến việc phát triển quan hệ song phương với Nga

Tổng thống Nga Putin thăm Mông cổ ngày 3/9. Nguồn: AFP
Tổng thống Nga Putin thăm Mông cổ ngày 3/9. Nguồn: AFP

Theo Global Times, Tổng thống Putin đã đến thăm Mông Cổ vào ngày 3/9. Điều thu hút sự chú ý nhất là Mông Cổ là thành viên của Tòa án Hình sự Quốc tế. Chuyến đi của Tổng thống Putin là chuyến thăm đầu tiên của ông tới một quốc gia thành viên của Tòa án Hình sự Quốc tế kể từ khi ICC ban hành “lệnh bắt giữ” ông vào tháng 3 năm ngoái. Ukraine và phương Tây phản ứng quyết liệt, cho rằng Mông Cổ phải "gánh chịu hậu quả".

Theo AFP, chuyến thăm này phản ánh việc Tổng thống Putin tăng cường các hoạt động ngoại giao nhằm chống lại sự phong tỏa của phương Tây.

Tờ Global Times đưa tin, trước sự tức giận và đe dọa từ phương Tây, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga - ông Dmitry Anatolyevich Medvedev hôm 3/9 cho biết, cái gọi là quy chế của Tòa án Hình sự Quốc tế không hề có hiệu lực pháp lý và không quốc gia nào thi hành một "lệnh bắt giữ" bất hợp pháp như vậy.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đợt hạn hán tồi tệ nhất từng được ghi nhận đã làm mực nước của các con sông trong lưu vực sông Amazon xuống thấp kỷ lục.

Việc Meta công ty mẹ của Facebook và Instagram tại Mỹ tuyên bố cấm hãng truyền thông Russia Today(RT) và các mạng lưới truyền thông nhà nước Nga khác khỏi các nền tảng do công ty này sở hữu đã làm dấy lên phản ứng trong dư luận trên thế giới.

Nhiều bộ đàm do lực lượng Hezbollah sử dụng lại tiếp tục phát nổ ở nhiều thành phố tại Liban vào chiều tối nay (giờ địa phương). Hiện chưa có báo cáo thương vong.

Hàng loạt máy nhắn tin của các thành viên lực lượng Hezbollah đã phát nổ trên khắp Liban và một số khu vực ở Syria, khiến ít nhất 9 người thiệt mạng và 2.800 người khác bị thương. Một số nguồn tin khu vực nhận định vụ việc do lực lượng tình báo Israel tiến hành, nhằm đáp trả vụ ám sát một cựu quan chức quốc phòng cấp cao của Israel mà Tel Aviv cáo buộc do Hezbollah thực hiện.

Phong trào Hezbollah của người Shiite có trụ sở tại Liban vừa tuyên bố sẽ đáp trả Israel vì vụ nổ hàng loạt máy nhắn tin khiến 11 người thiệt mạng và hàng nghìn người bị thương.

Anh Jaan Roose, một vận động viên người Estonia đã hoàn thành chuyến đi thăng bằng trên dây dài hơn 1.000 m, phía trên cây cầu Bosphorus nối liền châu Âu và châu Á.