Hết "sốt đất", nhà đầu tư mắc kẹt tại đất ven đô

(HanoiTV) - Nhiều nhà đầu tư không chuyên đã lao vào các cơn "sốt đất", nhưng khi thị trường hạ nhiệt, họ bị mắc kẹt lại, thậm chí bán cắt lỗ để thoát hàng. Dù thế, không phải cứ chấp nhận lỗ họ sẽ bán được hàng.

Đầu năm 2022, thấy bất động sản ven đô tăng cao, bà Nguyễn Thị Châu (một nhà đầu tư) gom tiền tiết kiệm và vay thêm người thân để đầu tư. Được một nhân viên môi giới tư vấn, bà Châu tìm mua một mảnh đất ở Hoà Bình với giá 4 tỷ, lô đất rộng khoảng 1000m2, bao gồm đất thổ cư và đất vườn. Chỉ sau vài tháng, lô đất của bà Châu đã được môi giới thông báo có khách trả gần 5 tỷ đồng. Tuy nhiên, bà Châu chưa bán, chờ thêm một thời gian để lời cao hơn.

Một thời gian sau đó, giá đất ven đô có dấu hiệu chững lại khi giao dịch không còn nhiều. Bà Châu sốt ruột vì số tiền vay thêm người thân phải trả. Bà như ngồi trên đống lửa khi không có khách nào hỏi thăm. Bà liên hệ với nhân viên môi giới thì đều bị từ chối vì khách hỏi mua không còn nhiều như trước. Trước áp lực tài chính, bà Châu hạ mức lợi nhuận xuống chỉ còn hơn 4,3 tỷ đồng nhưng không có khách chốt.

Sau thời gian "sốt nóng" đất nền phân lô ven đô rơi vào tình trạng kém thanh khoản (Ảnh: Hà Phong).

Tương tự như bà Châu, anh Nguyễn Tuấn Hà, nhà đầu tư tay ngang tại Hà Nội, chia sẻ, đầu năm 2021 thấy thị trường bất động sản "nóng", anh đã không ngần ngại vay tiền để mua một lô đất tại Đông Anh (Hà Nội).

Đến đầu năm nay, thấy môi giới tại khu vực này tiếp tục đồn thổi "sốt đất", vì cũng đang cần tiền nên anh tranh thủ ăn theo bán lô đất đang nắm giữ. Anh Hà kể, anh rao bán suốt 4 tháng mà chỉ có 2 người thiện chí đến tận nơi xem đất, còn lại thì chỉ hỏi để biết giá mà không có nhu cầu mua thực. Những người mua cho nhu cầu thật thì lại chê giá cao.

"Trước khi rao bán, tôi có tham khảo người môi giới bán mảnh đất này, họ định giá mảnh đất của tôi phải được gần 50 triệu đồng/m2, còn nói thêm nên giữ lại vì sẽ tăng giá tiếp. Nhưng rao bán mãi không thấy ai mua mà tôi đang cần tiền nếu bán thì phải chấp nhận cắt lỗ vì ai cũng chê giá cao. Còn giữ lại, tôi lo khi thị trường vẫn trầm lắng thế này giá có thể tiếp tục đi xuống, thậm chí chôn vốn", anh Hà than thở.

Tình cảnh tương tự cũng đến với anh Thành Công (Thanh Xuân, Hà Nội). Anh Công cho biết, cuối năm 2021, anh xuống tiền mua mảnh đất 82m2 tại Hòa Lạc (Thạch Thất, Hà Nội) với mức giá gần 1,6 tỷ đồng, tương đương 19 triệu đồng/m2.

Theo anh Công, tại khu vực Hòa Lạc hiện nay đã xuất hiện tình trạng cắt lỗ nếu muốn thoát hàng, mức độ lỗ sẽ tùy thuộc vào vị trí mảnh đất.

Không ít nhà đầu tư tay ngang thời gian qua tham gia thị trường bất động sản với hy vọng "lướt sóng" kiếm lời. Tuy nhiên, khi thị trường bất động sản đột ngột "quay xe" hạ nhiệt, nhiều người không thoát kịp hàng đã mắc kẹt lại.

Nhiều dự án tăng giá nhưng không có khách hỏi mua. Ảnh: Hoàng Hà

Ở góc độ nhà đầu tư lâu năm, anh Quang Hưng, một nhà đầu tư nhiều năm kinh nghiệm tại Hà Nội cho biết: "Nhiều nhà đầu tư non kinh nghiệm tham gia thị trường lúc đang sốt nóng, họ chỉ chứng kiến được câu chuyện lướt sóng kiếm lời. Đến khi thị trường bất động sản chững lại, họ là những người bán đầu tiên. Nhưng không phải ai rao bán cũng được bởi khi thị trường trầm lắng đa phần những người có tiền trong tay đều đứng ngoài quan sát, dù cắt lỗ họ cũng không mua".

Nhà đầu tư này nhìn nhận, lúc thị trường lên cơn "sốt" các nhà đầu tư sành sỏi sẽ bán hàng đã găm từ trước, khi đó lợi nhuận cũng đã tăng 50 - 100% so với lúc mua, với bất động sản là sản phẩm giá trị cao thì số tiền lãi này là rất lớn. Sau đó, tận dụng cơn "sốt" họ tiếp tục "lướt sóng" một vài thương vụ kiếm lời, rồi lại chờ khi thị trường hạ nhiệt để "săn" quỹ đất đẹp đầu tư lâu dài từ 3 - 5 năm.

TS. Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch VARS cho rằng, thực trạng “mua dễ, bán khó” đang hiện hữu. Tâm lý thị trường đang xuống thấp, người mua nhà tỏ ra dè dặt nên các dự án khó bán hàng. Hơn nữa, khi nguồn vốn tắc nghẽn sẽ dễ dẫn đến nguy cơ các dự án nhà ở hình thành trong tương lai nói riêng, thị trường bất động sản nói chung rơi vào tình trạng “nằm im, thở khẽ”.

Theo VARS, việc mua nhà để đầu tư, đặc biệt khi sử dụng các đòn bẩy tài chính cần được cân nhắc. Dòng tiền cần chờ đợi những cơ hội thực sự an toàn trong tương lai sau khi cân nhắc kỹ càng những yếu tố vĩ mô.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nguồn cung nhà giá rẻ thiếu hụt trầm trọng. Trong khi đó, giá nhà lại ở ngưỡng quá cao. Điều này khiến cho người dân càng khó khăn hơn trong việc sở hữu căn nhà của riêng mình. Trước tình hình đó, nếu doanh nghiệp không tự thay đổi, tái cấu trúc và tìm các giải pháp hạ giá nhà thì sẽ rất khó để trụ vững.

Với ước tính thu nhập bình quân của người dân tại Hà Nội năm 2023 là 135 triệu đồng/năm, nếu dùng toàn bộ thu nhập để mua nhà thì để sở hữu một căn nhà tại Hà Nội, người dân cần khoảng 23 năm để mua chung cư, chưa tính tới các loại hình nhà đất khác. Rõ ràng, giá nhà ở Hà Nội đang quá cao so với mức thu nhập bình quân của người lao động.

Trong khi hàng loạt mặt bằng trên các tuyến phố lớn tại TP Hà Nội đang đóng cửa, treo biển cho thuê thì nhiều hộ kinh doanh đang có xu hướng dịch chuyển, tìm kiếm mặt bằng trong ngõ hẻm để tiết kiệm tối đa chi phí.

Một trong các mục tiêu của việc di dời nhà máy ra khỏi nội đô là giảm áp tải lên đô thị Thủ đô. Thế nhưng những khu 'đất vàng' sau khi các nhà máy đã di dời ấy được sử dụng ra sao? Mục tiêu của việc di dời ấy có đạt được hay không?

Tính đến ngày 20/8/2023, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản Việt Nam đạt hơn 1,76 tỷ USD, chiếm hơn 9,7% tổng vốn đầu tư đăng ký, giảm 47,2% so với cùng kỳ năm trước.

Nghị định số 10 nhằm “cởi trói” vấn đề cấp sổ đỏ/ sổ hồng từng là hy vọng cho phân khúc BĐS nghỉ dưỡng, trong đó condotel kỳ vọng sẽ được “phá băng”. Nhưng các vướng mắc trong quá trình triển khai khiến kỳ vọng này chưa thể thành hiện thực.