Khung học phí giáo dục mầm non, phổ thông năm học 2023-2024

Từ năm học 2023-2024 trở đi, khung học phí được điều chỉnh theo tỷ lệ phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm và khả năng chi trả của người dân nhưng không quá 7,5%/năm.
Khung học phí năm 2022-2023 theo Nghị định 81

Khung học phí giáo dục mầm non, phổ thông áp dụng từ năm học 2023-2024

Hiện mức học phí mới của các tỉnh, thành được công bố căn cứ theo Nghị định 81 năm 2021 của Chính phủ. Nghị định này quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục đào tạo.

Theo khung học phí năm học 2022-2023 của Chính phủ quy định tại Nghị định 81, từ năm học 2023-2024 trở đi, khung học phí được điều chỉnh theo tỷ lệ phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm và khả năng chi trả của người dân nhưng không quá 7,5%/năm.

Mức thu học phí của Hà Nội

Tại kỳ họp thứ mười hai, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua 3 Nghị quyết về mức thu học phí năm học 2023-2024

Mức thu học phí năm học 2023-2024 của Hà Nội

Trong đó: Vùng thành thị (học sinh theo học tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn các phường và thị trấn) mức thu 4 cấp là 300 nghìn đồng/học sinh/tháng; nông thôn (học sinh theo học tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn các xã, trừ các xã miền núi) mức thu 3 cấp là 100 nghìn đồng/học sinh/tháng, cấp trung học phổ thông là 200 nghìn đồng/học sinh/tháng; vùng dân tộc thiểu số và miền núi (học sinh theo học tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn xã miền núi) mức thu 3 cấp là 50 nghìn đồng/học sinh/tháng, cấp trung học phổ thông là 100 nghìn đồng/học sinh/tháng.

Mức thu học phí theo hình thức học trực tuyến bằng 75% mức thu trên.

Nghị quyết Quy định về mức trần học phí đối với cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao trên địa bàn Thủ đô năm học 2023-2024 quy định, mức trần học phí học trực tiếp với trường mầm non là 5,1 triệu đồng/học sinh/tháng; trường tiểu học là 5,9 triệu đồng/học sinh/tháng; trường THCS là 5,3 triệu đồng/học sinh/tháng và trường THPT là 6,1 triệu đồng/học sinh/tháng. Mức thu học phí theo hình thức học trực tuyến bằng 75% mức thu trên. Trong năm 2023-2024, Hà Nội tạm dừng chính sách hỗ trợ 50% mức học phí của học sinh các cấp học, đã được áp dụng trong năm học 2022-2023.

Đã có ba địa phương quyết định miễn học phí năm học 2023 – 2024

Ba địa phương đầu tiên miễn học phí năm học 2023 – 2024

Ba địa phương đầu tiên có kế hoạch miễn học phí 100% cho học sinh năm học 2023 - 2024 tới là Hải Phòng, Đà Nẵng và Bà Rịa - Vũng Tàu.

Hải Phòng: Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng đã ra nghị quyết quy định về mức thu học phí năm học 2023 - 2024. Cụ thể, khu vực thành thị, mức thu học phí 300.000 đồng/học sinh/tháng. Khu vực nông thôn là 100.000 đồng/học sinh/tháng cho ba bậc học mầm non, tiểu học, THCS. Bậc học phổ thông là 200.000 đồng/học sinh/tháng.

Năm nay Hải Phòng tiếp tục thực hiện chính sách miễn học phí cho học sinh từ bậc học mầm non đến trung học phổ thông theo nghị quyết số 54 được Hội đồng nhân dân thành phố thông qua năm 2019. Dự kiến thành phố trích hơn 400 tỷ đồng từ ngân sách địa phương hỗ trợ cho giáo dục.

Đà Nẵng: Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng vừa thông qua Nghị quyết học phí và hỗ trợ học phí với trẻ mầm non, học sinh các trường phổ thông công lập và ngoài công lập, học viên trung tâm giáo dục thường xuyên năm học 2023 - 2024.

Hội đồng nhân dân thành phố cũng quyết định dự chi 408,2 tỷ đồng hỗ trợ 100% học phí cho học sinh từ mầm non đến THPT (trong 9 tháng của năm học tới). Trong đó, hỗ trợ học sinh công lập hơn 316 tỷ đồng, hỗ trợ học sinh ngoài công lập hơn 92,2 tỷ đồng. Trẻ mầm non và học sinh trường có vốn đầu tư nước ngoài không thuộc diện được miễn học phí.

Đây là năm thứ ba liên tiếp Đà Nẵng thực hiện chính sách hỗ trợ 100% học phí. 

Bà Rịa - Vũng Tàu: Năm 2022, Hội đồng nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ra nghị quyết hỗ trợ 100% học phí cho trẻ em mầm non 5 tuổi, học sinh trung học cơ sở công lập và ngoài công lập giai đoạn 2022 - 2025 trên địa bàn tỉnh.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo nói Bộ chủ trương không cấm giáo viên dạy thêm, chỉ cấm nếu họ vi phạm đạo đức nghề nghiệp.

Nhân dịp kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, thầy trò Trường tiểu học Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng đã tổ chức 60 năm thành lập trường và đón nhận cờ thi đua của Chính phủ.

Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam, các trường học quận Hai Bà Trưng tổ chức lễ kỷ niệm và đón nhận Bằng khen của Thành phố và Bộ Giáo dục - Đào tạo; phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học hạnh phúc”; triển khai xây dựng “Văn hóa ứng xử, gắn với văn hóa học đường, vì một trường học hạnh phúc".

Sáng ngày 20/11, trường THPT Quang Trung, quận Hà Đông đã tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Ngành giáo dục và Đào tạo Thủ đô, 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và đón nhận cờ thi đua của Chính phủ.

Sáng 20/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Đề cập đến quy định về mức phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động sang cơ quan quản lý giáo dục, nhiều đại biểu đề nghị cần bảo lưu chế độ phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động.

Góp ý về quy định bồi dưỡng nhà giáo trong dự án Luật Nhà giáo, Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương cho rằng, nên rà soát lại quy định này theo hướng lược bớt những áp lực về các chứng chỉ, các lớp bồi dưỡng bắt buộc cho nhà giáo.