La liệt liền kề, biệt thự bỏ hoang Hà Nội bị "ngáo" giá
Báo cáo gần nhất của Savills cho biết, kể từ Quý III/2021, giá bán sơ cấp của phân khúc biệt thự, liền kề và nhà phố Hà Nội liên tục ghi nhận mức giá cao nhất từ trước tới nay. Quý IV/2021 ghi nhận giá bán trung bình cao nhất ở mức 381 triệu đồng/m2 đất tại quận Tây Hồ.
Ghi nhận tại nhiều phân khúc trong đó có phân khúc biệt thự, liền kề chính hiện tượng cầu lớn, hàng khan, giá tăng mạnh đã tạo cơ hội cho một bộ phận đầu cơ tham gia phát triển thị trường.
Tại Hà Đông, trưởng phòng giao dịch của một văn phòng bất động sản đóng trên địa bàn cho biết, tại Khu đô thị Dương Nội, từ năm 2018 tới nay trung bình mỗi năm giá nhà đất tăng đều từ 20 - 30%.
Ở Khu đô thị Vân Canh (huyện Hoài Đức), hàng loạt các căn biệt thự, nhà liền kề bỏ hoang la liệt, không người ở, nhưng mức giá tại khu đô thị này vẫn tăng gấp 2 lần trong 2 năm dịch bệnh.
Chị Bùi Thị Thanh Hương - một nhà đầu tư tại Hà Nội cho hay, tuần trước chị và chồng đi xem một số căn liền kề tại khu Tây Hà Nội. Tuy nhiên, dù nhà bỏ hoang với kiến trúc cũ nhưng vẫn có giá tăng mạnh so với năm trước khiến cuộc tìm kiếm của chị thất bại.
“Tôi phát hoảng khi được biết giá liền kề, biệt thự thời điểm hiện tại. Nhiều căn từ cuối năm ngoái tới nay đã tăng đến vài tỷ đồng. Kế hoạch của tôi đang phải tạm gác lại vì giá biệt thự, liền kề liên tục tăng với tốc độ chóng mặt và biên độ tăng rất lớn”, chị Hương nói.
Nhiều môi giới thừa nhận, thực tế dù nguồn cung nhiều nhưng thị trường liền kề, biệt thự "sốt" chung nên kể cả biệt thự, nhà phố bỏ hoang tại Hà Nội cũng bị đẩy giá. Tuy nhiên, vì giá quá cao, nhiều nhà đầu tư cũng run tay không dám "đu đỉnh" ở thời điểm hiện tại.
Lý giải việc tăng giá liền kề, biệt thự, bà Đỗ Thu Hằng - Giám đốc Cấp cao, Bộ phận Tư vấn và Nghiên cứu Hà Nội thuộc Savills cho biết, phân khúc biệt thự, liền kề vẫn có thể sẽ được quan tâm nhiều trong năm nay. Theo bà Hằng, cần phải có những đánh giá đó là sản phẩm gì bởi nếu dự án tăng mạnh quá thanh khoản sẽ giảm.
Các chuyên gia cảnh báo, thời gian qua thị trường biệt thự, liền kề đang có hiện tượng bị đẩy giá, do cầu lớn, hàng khan. Việc này đã tạo cơ hội cho một bộ phận đầu cơ tham gia phát triển thị trường vì vậy nhà đầu tư cần tỉnh táo trước cơn "ngáo giá" của thị trường.
Việc giao dịch bất động sản hình thành trong tương lai giúp người mua nhà giảm áp lực tài chính, đồng thời giúp chủ đầu tư huy động vốn. Tuy nhiên, việc làm này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, dễ trở thành lỗ hổng gây nhiễu loạn thị trường nếu không có các văn bản dưới luật với các hướng dẫn cụ thể.
Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối tháng 9 năm nay, dư nợ tín dụng vào lĩnh vực bất động sản tăng 9,15% so với cuối năm 2023, đạt 3,15 triệu tỷ đồng.
Thị trường bất động sản Việt Nam luôn là “thỏi nam châm” thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đây là tiềm năng rất lớn nếu chúng ta khai thác hiệu quả nhưng thực tế cũng đang đặt ra không ít khó khăn, thậm chí là thách thức cần giải quyết.
Trước tình trạng nhiều dự án bất động sản có vốn đầu tư nước ngoài chậm triển khai, gây lãng phí nguồn lực đất đai, nhiều chuyên gia cho rằng, việc thu hút vốn đầu tư FDI vào bất động sản là cần thiết, nhưng cũng cần sàng lọc kỹ lưỡng để đảm bảo hiệu quả đầu tư.
Sở Xây dựng Hà Nội vừa công bố danh sách 5 dự án, đa phần là chung cư cao cấp, giá thị trường rao bán từ 70-100 triệu đồng một m2 (tại quận Nam Từ Liêm và Thanh Xuân), được phép bán cho người nước ngoài sở hữu.
Bất động sản tăng giá phi lí, trong khi thu nhập của người dân không tăng, khiến giấc mơ an cư trở nên xa vời với rất nhiều người.
0