Quê hương và mẹ

Người Việt dù đi đâu cũng chỉ muốn trở về quê hương, nhất là khi đã có tuổi. Đến lúc nằm xuống vẫn khắc khoải nỗi nhớ quê, mong được trở về lòng đất quê, bởi có lẽ dường như trên quê hương, ta mới là ta.
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration 0:00
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time 0:00
1x

Có một người bạn chia sẻ, bạn ấy vất vả thu xếp đưa mẹ ra Hà Nội để chăm sóc báo hiếu. Mặc dù, bạn đã tạo mọi điều kiện cho mẹ thoải mái nhưng mẹ vẫn ỉu xìu, suốt ngày cứ ngồi một chỗ. Đến bữa chả thiết ăn uống, đêm cũng cứ lục đục không ngủ. Bạn ấy đưa mẹ đi viện nhưng bác sĩ khám cho biết bà bị tác động tâm lí chứ không có bệnh. Cuối cùng, bạn ấy đành đưa mẹ về lại quê. Như là phép lạ, mẹ bạ ấy rạng rỡ hẳn lên, đi lại thoăn thoắt cứ như hồi còn trẻ.

Gia đình tôi cũng vậy, chúng tôi quyết định đón mẹ xuống ở cùng. Bởi mẹ đã già, và chồng tôi là con trưởng, các chị đều không ở gần. Lúc đầu mẹ rất vui vì được xuống Thủ đô cùng con cháu. Bà có cơ hội chăm chút cho các con các cháu từng bữa ăn. Sợ mẹ buồn, chúng tôi còn chuẩn bị cho bà cả quán hàng nhỏ, cốt để mẹ có chỗ giao lưu bạn bè hàng xóm mỗi khi con cháu bận đi học đi làm. Nhưng rồi, cũng chỉ được ba tháng, những chênh vênh trong nếp sinh hoạt của người già ở chung cùng người trẻ bắt đầu bộc lộ, và mẹ bắt đầu nhớ quê. Cuối cùng, ở với các con chưa được nửa năm, mẹ quyết định về quê, bởi không quen với nếp sống người thành phố. Tôi và chồng cứ lo, nỗi lo mẹ về quê già yếu không người chăm sóc, lỡ có bề nào. Nhưng cũng không có cách nào hơn, đành đưa mẹ về.

Tôi mang chuyện này kể với thầy, thầy tôi nói: “Hồi thầy còn trẻ và mẹ thầy cũng chỉ mới ngoài 60, mẹ ra Hà Nội thăm cháu đích tôn. Mẹ yêu cháu lắm nhưng được 1 tuần đã nằng nặc đòi về quê. Thầy đã cố nài nỉ và tìm cách giữ mẹ lại, một là để bà có thêm thời gian với cháu, hai là cũng muốn chăm sóc bù đắp cho cuộc đời quá khổ cực của mẹ. Nhưng rồi mọi nỗ lực đã thất bại. Mẹ của thầy vẫn quyết đòi về quê và bảo mẹ về rồi mẹ sẽ ra”. Lần thứ hai, mẹ của thầy đã ngót 80 tuổi, đã yếu và cần người chăm sóc. Thầy tôi lập kế hoạch đưa hẳn mẹ ra Hà Nội để chăm nom mẹ cho đến cuối đời. Thầy phải thuyết phục mẹ cả buổi sáng rằng mẹ phải đứng ra tổ chức đám cưới cho cháu đích tôn của mẹ vì cha đã mất. Cuối cùng mẹ thầy buộc phải đồng ý khi không thể khước từ lí do hợp lí đó.

Nhưng sau khi đã xong đám cưới cho cháu, bà cụ lại nằng nặc đòi về. Thầy tôi buộc phải nói thật với mẹ về hoàn cảnh ở quê rằng mẹ không có ai chăm sóc,  rằng nếu để mẹ một mình như thế nếu có chuyện gì thì thiên hạ sẽ chê cười con cái và các con cũng ân hận cả đời. Mẹ thầy nghe rồi im lặng. Từ đó bà cụ không đòi về quê nữa nhưng tính tình thì thay đổi hẳn. Bà hầu như không nói. Ăn uống thì uể oải và nằm suốt ngày. Có lần đi làm về không thấy mẹ đâu, thầy tôi hốt hoảng đi tìm thì thấy mẹ đang đứng ở phòng thờ trên tầng, mắt đăm đăm nhìn ảnh cha thầy trên ban thờ. Thấy thầy lên, mẹ giả vờ nhìn đi chỗ khác. Vợ chồng thầy suy nghĩ mãi và cuối cùng đành bỏ dở kế hoạch. Rồi một ngày thầy nói với mẹ là tối nay sẽ đưa mẹ về quê. Thầy bảo, sau khi thầy nói thế, bà cụ vui hẳn, không còn đăm chiêu ủ dột như những ngày qua. Bà giục các con sắp đồ, ăn cơm để nhanh chóng về quê.

Sau những chuyện đã nghe và trải nghiệm, Hường thấy người Việt dù đi đâu cũng chỉ muốn trở về quê hương, nhất là khi đã có tuổi. Đến lúc nằm xuống vẫn khắc khoải nỗi nhớ quê, mong được trở về lòng đất quê, bởi có lẽ dường như trên quê hương, ta mới là ta. Thầy tôi nói, đời thầy có nhiều cái tiếc nuối, nhưng thầy luôn bằng lòng về việc đã không ép mẹ mình phải xa quê. Thầy đã tìm cách để cha thầy trước đây và mẹ thầy sau này được sống và được ra đi trong căn nhà của mình, ngay tại mảnh đất của cha ông mình. Nghe câu chuyện của thầy, rồi nghĩ tới câu chuyện của mình, có lẽ tôi đã đúng khi để mẹ trở về./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Có bao giờ bạn cảm thấy lòng mình như một chiếc vali cũ kỹ, chất đầy những mảnh vỡ cảm xúc không sao sắp xếp nổi? Mỗi lần cố gắng mở ra để tìm kiếm một câu trả lời, thứ bạn nhận được chỉ là một mớ hỗn độn, không biết bắt đầu từ đâu. Có người từng như thế – bế tắc và lạc lõng trong chính tâm trí mình, cho đến khi tìm thấy một người bạn đặc biệt: trang nhật ký.

Hẻm nhỏ ngõ sâu từ lâu vẫn luôn cho người ta một ấn tượng gần như cố hữu về sự thanh vắng và tĩnh lặng. Vậy nhưng, có một con ngõ nơi có mấy thế hệ gia đình sinh sống bao năm lại khác - rộn ràng, náo nhiệt, thấm đượm hơi thở cuộc sống với đủ loại âm thanh sinh động từ sáng tới tối.

Nhiều lần vì nhớ thương mà có người thả trôi ký ức, lạc về chốn quê xưa ăm ắp kỷ niệm. Nhắm mắt lại, đắm chìm trong hương lúa, hương ngô, hương xôi nếp mới cuộn cùng khói chiều bảng lảng bay. Cô thả trôi về những ngày thơ ấu, ngồi trong đôi quang gánh của mẹ chang chang nắng đồng. Thả trôi về những ngày theo lũ bạn chăn trâu, cắt cỏ, mò cua, bắt cá; cả những khi trốn mẹ, trốn cha dãi nắng trưa hè.

Những chuyến đi ngắn ngày, rời bỏ Sài Gòn náo nhiệt, tìm kiếm những vùng đất đẹp đẽ và quyến rũ lạ kỳ, luôn khiến một người hào hứng hơn bất cứ khi nào dù đã đi rất nhiều lần, đến mức gần như thuộc lòng các cung đường, nhưng cao nguyên này với cô vẫn là một điểm đến tuyệt vời.

Qua lễ chung thất, di ảnh của ông được rước lên ban thờ trên tầng thượng để nhận hương hỏa cùng các cụ. Tính ông ham vui, thích náo nhiệt. Bà sợ ông trên ấy buồn chán nên ngày nào cũng gắng lết đôi chân nhức mỏi lên bầu bạn chốc lát, đôi khi vừa dọn dẹp linh tinh vừa lầm bầm như độc thoại, lắm lúc lại chỉ thẫn thờ ngồi dõi mắt nhìn xa xăm.

Có người ngồi bên hiên nhà, tay cầm ly cà phê đen sóng sánh, nhìn mưa rơi lách tách ngoài sân. Hương cà phê thoảng lên, đắng mà thơm nồng nàn, như chính những ngày cô đã đi qua trong đời.