Triển khai chương trình giáo dục phổ thông năm học 2024-2025

Sáng 15/8, Công ty Cổ phần đầu tư xuất bản - thiết bị giáo dục Việt Nam đã tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên sâu cho giáo viên sử dụng bộ sách giáo khoa Cánh Diều và trao tặng thiết bị học tập một số trường trên địa bàn Hà Nội.

Năm học 2024-2025 là năm đầu tiên triển khai dạy và học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 với các khối lớp 5, 9 và 12. Do đó, công tác tập huấn, bồi dưỡng chuyên sâu luôn được Công ty VEPIC cam kết đồng hành với các nhà trường, nhằm phát triển năng lực cho giáo viên và tạo nền tảng để triển khai hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Công tác tập huấn, bồi dưỡng chuyên sâu luôn được Công ty VEPIC cam kết đồng hành với các nhà trường.

Tại buổi tập huấn, các chủ biên, tác giả sách giáo khoa đã chia sẻ, giảỉ đáp một số nội dung được giáo viên quan tâm như: chương trình, phương pháp giảng dạy và cách thức kiểm tra, đánh giá học sinh…

Cũng trong sáng 15/8, Công ty VEPIC đã trao tặng 03 bộ laptop tới cán bộ, giáo viên 03 nhà trường, gồm: Trường Tiểu học Thăng Long (quận Hoàn Kiếm), Trường Trung học cơ sở Nguyễn Tri Phương (quận Ba Đình) và Trường Trung học phổ thông Tây Hồ (quận Tây Hồ).

Cũng trong sáng 15/8, Công ty VEPIC đã trao tặng 03 bộ laptop tới cán bộ, giáo viên 03 nhà trường.

Hoạt động nằm trong chuỗi chương trình “Thư viện xanh” trao tặng sách, thiết bị dạy học tới hơn 400 thư viện trường học trên toàn quốc, với tổng giá trị khoảng 12 tỷ đồng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 1/11, Diễn đàn Quốc tế hoá Giáo dục Đại học lần thứ 7 đã diễn ra tại Hà Nội với sự tham gia của gần 100 trường đại học của Việt Nam và các nước, các tổ chức giáo dục, cùng 25 Đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam.

Góp ý vào dự thảo mới của Bộ GD&ĐT, nhiều ý kiến của giáo viên cho rằng, nên công bố ngay tên các môn thi từ đầu năm học và không nên đợi đến tận cuối tháng 3 hằng năm, tránh gây áp lực không cần thiết cho học sinh.

Giai đoạn 2025 - 2030, hình thức thi tốt nghiệp THPT giữ ổn định phương thức thi trên giấy đồng thời tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các khâu.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hay môn thứ ba thi lớp 10 do các địa phương lựa chọn, nhưng với nguyên tắc hàng năm sẽ thay đổi, tránh chuyện học tủ, học lệch.

Ngày 31/10, tại Trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020 - 2024 và chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh: Giáo dục toàn diện để phát triển con người Việt Nam cả đức, trí, thể, mỹ luôn là tư tưởng xuyên suốt của Đảng và Nhà nước.