Tuần lễ văn hóa, du lịch, thương mại làng nghề Vạn Phúc

Nói đến làng dệt tơ lụa đẹp và nổi tiếng tại Việt Nam, không thể không nhắc đến tên làng lụa Vạn Phúc, Hà Đông. Nghề dệt lụa truyền thống nơi đây đã được công nhận kỷ lục “Làng nghề dệt lụa tơ tằm lâu đời nhất vẫn còn duy trì hoạt động đến ngày nay". Nhằm đẩy mạnh công tác quảng bá và thúc đẩy các hoạt động xúc tiến du lịch làng nghề, tuần văn hóa - du lịch - thương mại làng nghề Vạn Phúc Hà Đông 2023 sẽ diễn ra từ ngày 26/10 đến 2/11.

Tuần văn hóa - du lịch - thương mại làng nghề Vạn Phúc Hà Đông năm nay có chủ đề “Vạn Phúc – sắc màu hội nhập”, gồm ba phần chính: phần lễ, phần hội và hoạt động thương mại.

Theo đó, phần Lễ có chủ đề “Cội nguồn văn hóa làng nghề” với điểm nhấn là Lễ rước tôn vinh Tổ nghề để ghi ơn Đức Thành hoàng – Ả Lã Đê Nương có công gây dựng quê hương và truyền dạy nhân dân Vạn Phúc nghề dệt lụa tơ tằm. Phần hội với các hoạt động văn hóa, văn nghệ và trò chơi dân gian; trưng bày ảnh đẹp về Vạn Phúc xưa và nay; trình diễn áo dài nhí; Hội chợ quê; Hội thi vẽ tranh. Điểm nhấn là lễ đón Bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghề dệt lụa Vạn Phúc; Bằng công nhận Điểm đến du lịch Thủ đô. Hoạt động thương mại là nơi giao lưu của các làng nghề truyền thống như: gốm Bát Tràng, gốm sứ Kim Lan (huyện Gia Lâm); làng thêu Quất Động (huyện Thường Tín), giới thiệu nghệ thuật thêu trên lụa; làng mây tre đan Phú Vinh (huyện Chương Mỹ).

Tuần văn hóa - du lịch - thương mại nhằm khơi dậy niềm tự hào quê hương, quảng bá nghề dệt lụa truyền thống Vạn Phúc cũng như thúc đẩy xúc tiến thương mại – du lịch làng nghề, góp phần nâng cao vị thế, hình ảnh làng nghề đến đông đảo người dân Thủ đô cũng như du khách trong nước, quốc tế.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong bối cảnh nhiều hình thức giải trí mới lên ngôi, các sân khấu kịch buộc phải thay đổi để bắt kịp xu hướng và thu hút khán giả. Từ việc đầu tư vào kịch bản, dàn dựng đến các hình thức quảng bá, các sân khấu kịch TP.HCM không ngừng nỗ lực thổi luồng sinh khí mới, gần gũi và hấp dẫn hơn.

Hội Mỹ thuật TP.HCM đã tổ chức buổi triển lãm tranh của nhóm họa sĩ Ngẫu hứng Sài Gòn, mang đến cho công chúng những hình ảnh đa sắc màu về con người và cuộc sống qua góc nhìn mới mẻ của những người từng tham gia kháng chiến.

Tiếp nối thành công của triển lãm "Showcasing Vietnam Art" tại Kuwait, nơi Ngô Đức Hoàng giới thiệu vẻ đẹp của Việt Nam ra bạn bè quốc tế, "Hồn dó" tiếp tục khai thác chất liệu giấy dó truyền thống để tạo nên những tác phẩm nghệ thuật độc đáo.

Nhân kỷ niệm 20 năm phố cổ Hà Nội được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia, 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024)) và 20 năm hoạt động của không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động trưng bày, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật để tôn vinh những giá trị di sản.

Phụ nữ xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội, đã biến những bức tường rêu mốc thành tranh sinh động, kể lại những câu chuyện đầy ý nghĩa về văn hóa và lịch sử truyền thống địa phương.

Ông Hoàng Thanh Khiết, đại diện Hội đồng xác lập Kỷ lục Việt Nam, đã trao chứng nhận xác nhận kỉ lục cho Bảo tàng Hoa Cương của Nhà giáo Nguyễn Quang Cương, đồng thời đánh giá Bảo tàng Hoa Cương sở hữu một bộ sưu tập hiện vật vô cùng phong phú, đa dạng về chủ đề và chất liệu.