Workshop 'Nếp Trà', lan toả văn hoá trà Việt

Ngày 21/4, workshop "Nếp Trà" đã được tổ chức, đem đến một không gian trà nói chung và trà Shan tuyết cổ thụ nói riêng. Đây là chương trình nằm trong dự án phi lợi nhuận do Đại sứ quán Mỹ tài trợ của một nhóm các bạn trẻ người Việt Nam thực hiện.

Workshop "Nếp Trà" nằm trong dự án truyền thông có tên là Nà Khau, do Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam tài trợ, được nhóm Thriving Together thực hiện và điều hành. 

Văn hoá trà Việt không chỉ tồn tại, mà còn phát triển và mang vẻ đẹp rất riêng

Người Việt xưa không dựng nên quy tắc pha trà, không nghi thức, khuôn thước... chỉ tâm thái nhẹ nhàng lúc thưởng trà. Chính tâm thái đó đã tạo nên nét đặc trưng trong phong cách uống trà của người Việt Nam.

Thưởng thức trà trong không gian ấm cúng

Hiểu thêm về văn hóa trà và trà Shan tuyết cổ thụ; được hướng dẫn và trực tiếp pha, thưởng thức trà trong không gian ấm cúng - đây là những gì người tham gia workshop "Nếp Trà" được trải nghiệm. 

Đây là cách rất tốt để tuyên truyền văn hóa trà, cũng như là trà Shan tuyết cho giới trẻ, đặc biệt là sinh viên chúng mình. Mình có thể tới đây học hỏi, tìm hiểu hoặc có thể đưa văn hóa trà tới các bạn của mình và xa hơn là bạn bè quốc tế. Khi tới đây, mình được các chị, diễn giả hướng dẫn pha trà khó hơn, với dụng cụ pha trà, các bước nhiều hơn. 

Bạn Nguyễn Thu Hiền (huyện Sóc Sơn).

Thông qua sự kiện, ban tổ chức hy vọng người tham gia có được những cái nhìn khái quát về văn hóa uống trà của dân tộc, nhằm tiếp tục duy trì những nét truyền thống giàu bản sắc của các thế hệ người Việt Nam.

 

Workshop "Nếp Trà" nằm trong dự án truyền thông có tên là Nà Khau, do Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam tài trợ.

Đây là workshop rất chuyên nghiệp, có nhiều thông tin hữu ích được chia sẻ, có sự tham gia của tiến sĩ từ Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Đây là workshop tâm huyết của các bạn khi mà xây dựng, tìm hiểu tài liệu phong phú. 

Anh Trần Minh Tiến (quận Tây Hồ).

Đây là workshop rất chuyên nghiệp, có nhiều thông tin hữu ích được chia sẻ, có sự tham gia của tiến sĩ từ Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Mục tiêu của dự án là duy trì những nét truyền thống giàu bản sắc của các thế hệ người Việt Nam.

Đội ngũ sáng lập hy vọng dự án sẽ trở thành kênh cung cấp cho người dân, chính quyền địa phương, các doanh nghiệp phân phối nông sản tại Việt Nam những thông tin chính xác, hữu ích nhất về phát triển sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số. 

Trà là thức uống quen thuộc, có một chỗ đứng vững chắc trong đời sống của người dân Việt Nam. Người Việt ta thường xem trà như một lẽ đối đáp để mở đầu câu chuyện.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Lễ hội tại đình làng Thượng Cát thường được tổ chức vào trung tuần tháng 3 âm lịch. Nhiều nét đẹp văn hoá dân gian vẫn được lưu truyền đến ngày nay.

Nhà văn, nhà báo, nghệ nhân Hoàng Anh Sướng đã dành nhiều thời gian để truyền bá văn hoá trà của người Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung tới bạn bè thế giới.

Phát triển du lịch cộng đồng qua các mô hình không gian sáng tạo là cách làm du lịch mới và được triển khai khá hiệu quả ở làng cổ Đường Lâm, thị xã Sơn Tây. Hiện nay, làng Đường Lâm ngày càng thu hút đông du khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm, nhất là vào những dịp lễ.

Ca khúc "Đất nước trọn niềm vui" là tiếng reo thể hiện niềm vui tột cùng của nhân dân ta trước chiến thắng vĩ đại. Hình ảnh đất nước rực rỡ cờ hoa, con người hân hoan chào đón ngày thống nhất đã được thể hiện vô cùng sống động qua những ca từ giản dị chứa đựng những cảm xúc vui mừng trong sự vinh quang, tự hào khi đất nước độc lập, thống nhất.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định 1132 về việc phê duyệt Đề án tổ chức “Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024”.

Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, nhân dân Thủ đô và du khách có thêm một điểm đến để thư giãn, giải trí ở khu vực ngoại thành Hà Nội. Đêm làng cổ là sự kiện văn hoá cộng đồng diễn ra tại cổng làng Mông Phụ, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây.