Hành trình phở: Từ gánh hàng rong đến di sản văn hoá

Phở, từ khi được bán tại những gánh hàng rong giản dị đã trở thành một phần văn hóa Việt. Câu chuyện về phở đã được làm sống động bởi những nghệ nhân phở gia truyền, những người gìn giữ và phát huy giá trị ẩm thực độc đáo của phở qua nhiều thế hệ.

Bức tượng người gánh phở: Ký ức về cội nguồn

Khác với hai cổng chào giáp phố Điện Biên Phủ và phố Hàng Bông, bức tượng đồng người đàn ông gánh phở vừa được dựng tại quảng trường trục Trần Phú như một điểm nhấn tinh tế, nhẹ nhàng làm mới cảnh quan khu phố. Tác phẩm nghệ thuật này mang đến một làn gió tươi mới, khiến không gian nơi đây bừng lên vẻ sôi động, ngay cả trong những khoảnh khắc bình yên của ban ngày.

Bức tượng không chỉ thu hút được sự quan tâm của các du khách tham quan mà còn cả người dân Thủ đô. Hình ảnh gánh phở xưa như bừng tỉnh trong ký ức. Đôi quang gánh nhỏ, phía trước là chiếc rương đơn sơ chứa bánh phở, thịt bò, hành tươi và gia vị; phía sau là cái bếp dầu đang giữ ấm cho nước dùng - hình ảnh giản dị ấy dường như đang làm sống dậy nét truyền thống của Hà Nội một thời.

Bà Nguyễn Thị Bích Thủy, chủ quán phở tại phố ẩm thực Tống Duy Tân, chia sẻ: “Đây là một hình tượng của phở gánh từ thời xưa, thời bao cấp. Từ khi tượng được dựng, có rất nhiều thực khách người nước ngoài và trong nước hiếu kỳ đứng tham quan, chụp ảnh”.

Bức tượng bằng đồng cao 1,6 m được đặt tại khu vực cổng chào phố ẩm thực Tống Duy Tân không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật ấn tượng mà còn là sự khẳng định giá trị văn hóa đặc biệt của phở Hà Nội. Tác phẩm này được thực hiện bởi họa sĩ Thế Sơn và nhà điêu khắc Nguyễn Văn Thịnh, những người đã dày công tái hiện lại hình ảnh phở gánh xưa với tỉ lệ 1:1, mang đến một biểu tượng sống động, chân thực.

Việc đặt bức tượng tại quảng trường đã nhanh chóng phát huy sức hút, khiến bất cứ ai ghé qua đều muốn check in cùng tác phẩm nghệ thuật độc đáo này. Không phô trương mà tinh tế, cầu kỳ trong từng chi tiết nhỏ, đã khiến cho bức tượng làm nên một dấu ấn khó có thể tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác.

Giữa nhịp sống vội vã, hiện đại của thành phố, bức tượng như một dấu lặng giữa dòng chảy không ngừng nghỉ của thời gian. Nó không chỉ là tác phẩm nghệ thuật mà là một lời nhắc nhớ nhẹ nhàng về những giá trị văn hóa xưa cũ của Hà Nội, về một thời phở gánh giản dị mà đầm ấm. Đó là hình ảnh của những người gánh phở rong, gắn bó với phố phường Hà Nội, là hương thơm ngào ngạt từ những nồi nước dùng nguyên hương vị truyền thống, là những khoảnh khắc yên bình...

Bức tượng không chỉ làm sống lại ký ức về một Hà Nội xưa, mà còn khơi dậy tình yêu và niềm tự hào với những giá trị văn hóa, khiến mỗi người dân Thủ đô cảm thấy gắn bó, gần gũi hơn với quê hương giữa nhịp sống hối hả của thời đại mới.

Dấu ấn phở trong văn chương 

Văn xuôi viết về phở có thể còn nhiều nhưng thơ về phở mà lưu lại được trong lòng người, xem chừng chỉ có một. Nhà thơ Tú Mỡ viết “Phở đức tụng” năm 1934:

"Trong các món ăn 'quân tử vị',

Phở là quà đáng quý trên đời.

Một vài xu, nào đắt đỏ mấy mươi,

Mà đủ vị: ngọt, bùi, thơm, béo, bổ.

 

Này bánh cuốn, này thịt bò, này nước dùng sao nhánh mỡ,

Ngọn rau thơm, hành củ thái trên.

Nước mắm, hồ tiêu, cùng dấm, ớt điểm thêm,

Khói nghi ngút đưa lên thơm ngát mũi"

Nguyễn Tuân phát hiện ra các đơn vị từ thú vị khác của “chuyên ngành” phở như: quả thăn, mũ phở. Tên của các hàng phở thường chỉ có một tiếng và là những cái tên dân dã như: phở Phúc, phở Tư, phở Gù, phở Sứt… Bài tùy bút “Phở” được viết trong chuyến đi công tác tại Phần Lan, nhà văn được mời đủ các món ngon vật lạ nước bạn mà vẫn không nguôi nhớ món phở quê mình mà ông gọi là một “món quà cổ điển rất tính chất dân tộc của ta”. Và bát phở ngon nhất đối với Nguyễn Tuân luôn luôn là một “bát phở cổ truyền Hà Nội ăn ngay bên lò than quả bàng đỏ lửa giữa ngàn năm văn vật”.

Sau Nguyễn Tuân, cũng có một người xa đất Bắc nhớ về phở, đó là Vũ Bằng. Trong cuốn tùy bút “Miếng ngon Hà Nội” in năm 1960, phở là món ăn được nhớ tới đầu tiên qua bài viết “Phở bò - món quà căn bản”. Theo Vũ Bằng, một người Việt Nam bình thường có thể không ăn bánh bao, bánh bè, không ăn mì không ăn xôi nhưng chắc chắn là ai cũng từng ăn phở. Ông nhớ về từng hàng phở của Hà Nội xưa như: phở Sứt, phở Nhà Thương Phủ Doãn, phở Đông Mỹ ở phố Mới, phở Cống Vọng kéo xe, phở Mũ Đỏ đằng sau miếu chợ Hôm, phở Tàu Bay ở ngã ba phố Hàm Long… Mỗi hàng phở lại có một đặc điểm riêng, nhưng tóm lại có ba hình thức bán phở cơ bản là phở xe, phở gánh và phở hiệu.

Áng tùy bút đầu tiên viết về phở có lẽ thuộc về Thạch Lam trong tập sách “Hà Nội 36 phố phường”, do Nhà xuất bản Đời nay in lần đầu năm 1943. Trong bài “Quà Hà Nội - Hàng quà rong”, nhà văn dành một đoạn riêng để nói về phở. Đối với Thạch Lam, một bát phở ngon là khi “nước dùng trong và ngọt, bánh dẻo mà không nát, thịt mỡ gầu giòn chứ không dai, chanh ớt với hành tây đủ cả”. Ông còn phát hiện ra một nơi có phở rất ngon mà ít người biết đến, đó là gánh phở trong nhà thương mà bà bán hàng cùng hai cô con gái đều là những người ngoan đạo: “Nước thì trong và lúc nào cũng nóng bỏng, khói lên nghi ngút. Rau thơm tươi, hồ tiêu bắc, giọt chanh cốm gắt, lại điểm thêm chút cà cuống, thoảng nhẹ như một nghi ngờ”.

Nghệ nhân phở gia truyền: Người gìn giữ hồn cốt món phở

Trong menu ẩm thực đa dạng của Hà Nội, phở gánh từ lâu đã giữ cho mình một vị trí riêng biệt. Nhắc đến phở gánh, nhiều thế hệ yêu phở sẽ nhớ ngay đến phở gánh cô Thoa - Hàng Chiếu. Từ khi còn là một cô gái trẻ gắn bó với đôi quang gánh đơn sơ bên góc phố vào những năm 90 của thế kỷ trước, gánh phở của cô là điểm dừng chân quen thuộc của những người lao động dậy từ rất sớm. Điều làm nên sự đặc biệt của hương vị phở cô Thoa là tình yêu nghề cô gửi gắm vào từng bát phở.

Cô Nguyễn Kim Thoa, chủ quán Phở Gánh, cho biết: “Cô bán hàng từ lúc 3h30 sáng đến 9h30. Tất cả các bạn khách cứ xếp hàng chờ mặc dù rất đông để được ăn bát phở. Cô nghĩ rằng do bản thân nhất tâm với nghề, lúc nào cũng đặt vệ sinh lên hàng đầu nên mọi người mới đến ủng hộ đông như vậy”.

Từ đôi quang gánh ngày đầu đến quán phở hiện tại, hành trình của cô Thoa không chỉ là chặng đường của một người làm nghề mà còn là câu chuyện về sự bền bỉ, gắn liền với niềm đam mê và quyết tâm giữ gìn một nét văn hóa ẩm thực Hà Nội. Việc dọn từ gánh hàng nơi ngã tư phố lên một cửa hàng khang trang, chứa được nhiều khách hơn không chỉ giúp cô Thoa giữ gìn được sức khỏe khi tuổi đã không còn trẻ mà còn là nỗ lực của gia đình trong việc gìn giữ hương vị trứ danh.

Từ đôi “gánh phở” bên góc phố đến thương hiệu “Phở gánh Hàng Chiếu”, câu chuyện của cô Thoa là minh chứng sống động cho sự giao thoa giữa quá khứ và hiện tại, nơi mà nét cổ kính của Hà Nội vẫn hiển hiện trong dòng nhịp sống hiện đại. Ở đó, không chỉ có hương vị của bát phở nóng hổi, mà còn nồng nàn hương vị của ký ức. Phở, từ món ăn trở thành “di sản sống” gắn liền với ký ức gia đình cô Thoa, với nhiều thế hệ khách hàng đã từng ghé chân qua đây.

User
Ý KIẾN

Những ngày cuối năm, phố Hàng Quạt khoác lên mình một diện mạo sống động hơn. Âm thanh của cuộc sống hòa với những điều xưa cũ trên con phố, tạo nên một không gian đầy hoài niệm, một nét đẹp văn hóa truyền thống ko dễ bị phai mờ giữa cuộc sống hiện đại.

Hơn nửa thế kỷ trôi qua, cửa hàng kem 35 Tràng Tiền đã trở thành một phần ký ức không thể thiếu của bao thế hệ người Hà Nội. Dù là mùa đông lạnh giá hay mùa hạ oi ả, ai qua đây cũng không thể không dừng chân, thưởng thức một cây kem Tràng Tiền ngọt ngào.

Nhiều con phố, các điểm tham quan du lịch nổi tiếng của Hà Nội đã được trang hoàng lộng lẫy, tạo nên một không gian vừa quen thuộc, vừa mới mẻ, ngập tràn không khí mùa Noel.

Khi cái lạnh se sắt len lỏi vào từng góc phố thủ đô, những hàng chè nóng đã trở thành một lựa chọn đầy thú vị, một món quà ăn không thể thiếu trong nhịp sống của người dân.

Giáng sinh đang rất gần. Phố Hàng Mã, Nhà thờ Lớn hay những khu vực trung tâm đều trở thành những điểm được du khách đổ về tham quan, chụp ảnh và tận hưởng bầu không khí vui tươi, ấm áp của dịp lễ hội cuối năm.

Càng tới gần ngày Giáng sinh, phố phường của quận trung tâm Hoàn Kiếm được trang trí nhiều sắc màu lung linh, ngập tràn không khí lễ hội vui tươi.

Hà Nội trở lạnh trong những ngày cuối năm cũng là lúc người dân chuẩn bị cho lễ Giáng sinh và thời khắc chuyển giao giữa năm cũ - năm mới. Khắp đường phố, không khí Giáng sinh ngập tràn, đặc biệt là con phố Hàng Mã, nơi được mệnh danh là "thủ phủ" của đồ trang trí, đồ chơi lễ hội.

Bước ra từ cuộc chiến khốc liệt, hơn ai hết, những cựu chiến binh hiểu rõ giá trị của hòa bình cho Tổ quốc và giá trị của yên bình với mỗi người. Bình yên của người cựu chiến binh, chẳng cần to tát hay xa vời, chỉ là những buổi chiều đi bộ trên phố phường tấp nập, nhìn nắng nhạt xuyên qua những tán cây.

Nói đến nhiếp ảnh về Hà Nội thì không thể không nói tới nhà nhiếp ảnh gia Nguyễn Hữu Bảo. Ông đã tạo dựng được tên tuổi bằng một phong cách chụp riêng về Hà Nội mà thời gian càng trôi qua, người xem càng thấy giá trị của từng khung hình.

Giáng Sinh đang đến gần, không khí lễ hội tràn ngập khắp nơi, đặc biệt tại Nhà thờ Lớn Hà Nội, nơi đây đã được trang hoàng lộng lẫy, thu hút du người dân và du khách đến tham quan, thưởng thức không khí đặc biệt mùa lễ hội.

Với nghệ nhân Nguyễn Đức Bình, giò chả Ước Lễ không chỉ là một món ăn mà còn chứa đựng trong đó tinh hoa văn hóa. Hơn 40 năm qua, ông đã góp phần gìn giữ, lưu truyền nét tinh hoa ẩm thực này một cách vừa khoa học lại đầy chất nghệ thuật.

Với nhiều người, việc dạy và học ngoại ngữ là một cách để nhìn cuộc sống và thế giới rộng mở hơn. Bên cạnh đó, ngoại ngữ còn giúp mỗi người hiểu chính mình, hiểu mọi người một cách sâu sắc hơn.

Không phải vô cớ mà nhiều người lại mong ngóng Noel đến vậy. Có người nói, đó là bởi Giáng sinh có nhiều hoa và đèn rực rỡ, hay tại bởi không khí vui vẻ, sum vầy mà Giáng sinh đem lại…

Với múa rối nước, người nghệ sĩ phải hoạt động nghệ thuật trong môi trường đặc biệt, có yêu cầu khắt khe hơn so với những hình thức biểu diễn nghệ thuật khác. Để theo đuổi được bộ môn nghệ thuật này, NSƯT Bạch Quốc Khanh - Nhà hát Múa rối nước Thăng Long, không chỉ có hành trình dài học hỏi, trau dồi kiến thức mà còn là cả sự khổ luyện, cùng một tình yêu cháy bỏng với văn hóa truyền thống.

Bên bãi ven sông Hồng có một không gian công cộng kết hợp giữa vườn hoa và khu vui chơi mà những người lớn đã dựng lên từ bãi đất hoang lúc trước ở ven sông. 4 giờ chiều trước cổng trường Tiểu học Phúc Tân, lũ trẻ tan học ùa ra như đàn chim sẻ, từ trường chạy thẳng ra bãi đất sát mé sông ở cuối đường.

Chẳng phải sơn hào hải vị hay những món ăn với nguyên liệu quá cầu kỳ, thức quà bình dị với ngô, khoai, chuối trên các con phố mới là bữa xế quen thuộc của nhiều người ở Hà Nội mỗi khi đông về.

Nếu như trước đây, muốn được chiêm ngưỡng và chụp bức hình với cánh đồng hoa tam giác mạch, mọi người phải đi đến miền cao nguyên đá Hà Giang xa xôi. Thì nay, ngay giữa lòng Thủ đô, ai cũng có thể ngắm nhìn loài hoa hoang dã, độc đáo này.

Ẩm thực Hà Nội từ lâu đã làm say lòng nhiều thực khách không chỉ bởi sự đa dạng trong món ăn mà còn bởi sự tinh tế trong cách thưởng thức. Có những món ăn ở Hà Nội chỉ ngon khi ta thưởng thức vào mùa đông và một trong số đó là món bánh đúc nóng - thức quà thơm ngon, ấm lòng, đơn giản mà khó quên.

Đan Phượng, vùng quê yên bình nằm bên bờ sông Hồng, nơi nhịp sống gắn liền với những cánh đồng, vườn cây và tiếng ong bay rộn ràng mỗi sớm mai. Tháng 12 là thời điểm ong làm tổ để chuẩn bị cho mùa thu hoạch cuối năm.

Mùa đông Hà Nội, dù có cái se lạnh len lỏi qua từng góc phố nhưng vẫn không làm người ta chùn bước ra đường. Giữa tiết trời tưởng như lạnh lẽo, Hà Nội vẫn ấm áp theo cách rất riêng.

Thoát khỏi sự xô bồ, náo nhiệt của ban ngày, Hà Nội buổi tối đẹp theo cách rất riêng. Dưới ánh đèn đêm lung linh, huyền ảo, vẻ đẹp thuần khiết của Hà Nội càng khiến những ai đã gắn bó với thành phố này mãi chẳng thể nào quên. Hồ Gươm được ví như trái tim của Thủ đô Hà Nội, nếu ban ngày là một không gian xanh mướt thì khi màn đêm buông xuống, nơi đây lại trở nên lung linh, huyền ảo.

Bánh đa vừng Lương Quán, xã Việt Hùng, huyện Đông Anh, Hà Nội, là thức quà quê giản dị vẫn được người dân làm ra mỗi ngày.

Suối Yến trong những ngày đầu đông đang trở thành điểm đến yêu thích của nhiều người dân và du khách. Hoa súng nở rộ trong khung cảnh thơ mộng khiến nơi đây như một bức tranh sống động.

Xuất phát từ tình yêu với những họa tiết cổ truyền và ký ức về những chiếc áo bông thời thơ ấu, nhà thiết kế Trịnh Bích Thuỷ đã đem câu chuyện của mình vào các thiết kế áo bông mang âm hưởng đương đại.

Có một cách để tuổi thanh xuân và những kỷ niệm luôn còn mãi, đó chính là gửi gắm chúng qua những bức ảnh chụp chân dung.

Một chiếc bánh mì truyền thống từ khi nào đã trở thành bữa sáng của nhiều người Hà Nội, đó không chỉ là món ăn tiện lợi với đầy đủ dinh dưỡng mà đôi khi còn là hương vị bình dị của tuổi thơ.

Khi Hà Nội vào mùa hoa cúc, các vườn hoa, ngõ phố, con đường trở nên rộn ràng, tấp nập khi du khách tìm đến để chụp hình check in cùng cúc họa mi.

Giữa Thủ đô nhộn nhịp, có một nhịp sống yên bình, nhịp sống với những thanh âm bình dị trên con phố Hàng Khoai ở Hà Nội.

Ngày 10/10/1954, Ủy ban Kháng chiến và đoàn quân từ chiến khu tiến về tiếp quản Thủ đô Hà Nội. Trong niềm hân hoan tột cùng của hơn 40 vạn người dân, Hà Nội rực rỡ cờ hoa, hồ Gươm lung linh ánh sáng tự do sau những năm dài bị thực dân Pháp chiếm đóng.

Trong bất cứ bức ảnh xưa cũ nào về Hà Nội, cũng thấp thoáng có bóng cây cột điện đinh tán màu đen. Trong ký ức của nhiều người Hà Nội, những cây cột điện như người bạn thân thuộc gắn bó suốt một thời thơ ấu, cũng là nơi không ít mối tình chớm nở chọn làm nơi hẹn hò.

Nếu bạn đã thấy hơi lạnh tràn về trên phố mỗi sớm mai, đã thấy cuốn lịch trên tường mỏng dần đi theo ngày tháng... thì cho dù có bận rộn để hoàn thành kế hoạch của năm, cho dù có đang mải miết chinh chiến vì áo vì cơm, cũng có đôi lần lòng chùng xuống. Vì ngoài kia, tháng 12 đã về, đã lấp ló đâu đó, trên vệt nắng vàng nhạt đầu ngày, trong cơn gió se se mỗi sáng, trong những đêm lành lạnh một mình.

Hà Nội về đêm có hai thứ ánh sáng rực rỡ nhất, một là ánh đèn, hai là ánh sáng tỏa ra từ sự nỗ lực của rất nhiều người trẻ.

Ngày xưa, khi cuộc sống còn khó khăn và thiếu thốn, có những món ăn giản dị nhưng lại chứa đựng bao nhiêu tình cảm và kỷ niệm. Một trong những món ăn đặc trưng của làng quê thời ấy chính là châu chấu rang. Không phải ai cũng dễ dàng chấp nhận món ăn này ngay từ lần đầu, nhưng nếu đã một lần thử thì hương vị thơm lừng đậm đà từ châu chấu rang sẽ khiến lòng người khó quên.

Sáng 11/12, Sở Văn hoá - Thể thao Hà Nội, Ban Tuyên giáo Thành ủy, Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch phối hợp tổ chức buổi tọa đàm “Triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và xây dựng tiêu chí người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.

Thưởng thức từng hạt xôi dẻo, từng viên kem ngọt thơm trên những con phố của Hà Nội, dù là mùa đông hay hè cũng đều đem lại cảm giác thật khó quên.

Sinh ra và lớn lên ở làng rối nước truyền thống hơn 300 năm - làng Đào Thục (xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, đắm chìm trong không gian nghệ thuật này khiến nghệ nhân Nguyễn Văn Phi có duyên với những con rối. Hiện ông là người chế tác rối nước thủ công duy nhất của phường múa rối nước này.

Tiết chào cờ đầu tuần của buổi sáng thứ hai luôn được các nhà trường duy trì với nhiều hoạt động sôi nổi để khởi động một tuần học tập đầy hứng khởi.

Có bao giờ khi bước đi trên phố và ngắm nhìn những khung cửa sổ của những ngôi nhà bên đường bạn chợt nhận ra đó chính là nơi những công dân đô thị 'kết nối' với bầu trời. Nhưng tiếc thay, những ô cửa sổ ấy, đôi khi, lại chẳng thể mở ra khoảng trời đủ rộng thỏa mãn khát khao 'bay cao' của những con người sống trong những ngôi nhà có những ô cửa sổ ấy.

Với gần 130 gian hàng ẩm thực của Việt Nam và 40 quốc gia, Liên hoan Ẩm thực quốc tế 2024 không chỉ là nơi người dân Hà Nội và bạn bè quốc tế được trải nghiệm những hương vị độc đáo làm nên nền ẩm thực nổi tiếng của nhiều quốc gia mà còn mở ra cơ hội giao lưu văn hóa, thúc đẩy quan hệ giữa các nước thông qua ngôn ngữ chung là ẩm thực.

Chỉ cần đơn giản là được ngồi sát bên nhau, hít hà hơi ấm của than hồng và hương thơm của những món nướng đặc trưng trong tiết trời se lạnh, ai ai cũng đều có thể cảm nhận được hương vị rất riêng của mùa đông Hà Nội.

Từ trung tâm thành phố đi qua cầu Chương Dương, nhiều người rất bất ngờ trước những vườn hoa đẹp. Nơi đây đang trở thành điểm đến yêu thích của người dân và du khách, nhất là vào dịp cuối tuần.

Như một lời ước hẹn, cứ vào độ chớm Đông, sắc trắng tinh khôi của cúc họa mi lại ẩn hiện trên phố như những vầng mây dịu dàng, thanh thoát, làm Hà Nội lưu dấu trong tim nhiều người bởi mười hai mùa hoa trải dài qua tháng năm thương nhớ.

Nhạc cổ điển dù không còn là dòng chảy chính trong xã hội hiện đại nhưng vẫn giữ một vị trí đặc biệt trong lòng những người yêu nghệ thuật. Tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, các bạn trẻ đang từng ngày rèn luyện giọng hát thêm nội lực và cảm xúc.

Đô thị hoá, nhu cầu xã hội thay đổi, quy hoạch đô thị thay đổi, nhiều ngôi nhà, con phố mới được hình thành, kéo theo đó văn hoá và du lịch cũng phát triển đã tạo ra những mối quan hệ kinh doanh buôn bán mới. Và trước sự phát triển nhanh chóng của kinh tế thị trường, những người dân phố hàng cũng phải chuyển mình tăng tốc để theo kịp với tốc độ phát triển ấy.

Gìn giữ các loại hình nghệ thuật truyền thống như tuồng, chèo, cải lương, dân ca kịch... trong đời sống đương đại là trăn trở chung của những người làm nghề. Đáng mừng là giờ đây, các loại hình nghệ thuật truyền thống đã có lớp nghệ sĩ mới tài năng, kiên định với sứ mệnh gìn giữ tinh hoa dân tộc, trong đó có NSƯT Lộc Huyền, Trưởng đoàn nghệ thuật thể nghiệm - Nhà hát Tuồng Việt Nam.

Hà Nội vào mỗi buổi sáng sớm, ở các không gian mở như các công viên, hồ Tây hay quanh hồ Hoàn Kiếm, đều có thể bắt gặp những nhóm tập thái cực quyền. Đây không chỉ đơn thuần là những động tác thể dục buổi sáng, mà đã trở thành một hình ảnh đặc trưng, một nét đẹp thể hiện nhịp sống thanh bình trong cuộc sống của người Hà Nội.