Lời rao mang bao ký ức

Nếu có ai hỏi thanh âm nào neo lại trong tôi khi xa Việt Nam, thì khắc khoải nhất chính là những lời rao. Những lời rao dung dị nhớ thương ấy cất lên từ chất giọng của một bà người Bắc, một chị miền Trung hay có khi của một anh miền Nam. Lời rao như len lỏi cả vào trong giấc ngủ, ngang qua những giấc mơ chập chờn nhớ thương.

Chiều nay, Hường sẽ chia sẻ với bạn những dòng tự sự của Thu An.

Ngày bé, nhà tôi ở miền quê heo hút người, lời rao của cô bán hàng rong là thứ tôi luôn ngóng trông. "Ai mua rau mua cá không?" Mẹ đang làm vườn đâu đó nghe được sẽ chạy ra ngoài ngõ đón mua đồ.  Xe của cô bán hàng như một quầy tạp hóa thu nhỏ, đủ thứ từ thức ăn tươi sống tới các loại bánh trái. Đều đặn tầm chín, mười giờ sáng tiếng rao quen thuộc lại vang lên. Tôi khấp khởi theo chân mẹ, niềm vui lấp lánh trong mắt khi được mẹ mua cho chút quà vặt.

Ảnh minh họa: Khánh Minh/ Danviet

Quê tôi mùa khô nóng rát, chiều vàng nắng văng vẳng tiếng chuông leng keng kèm lời rao "ai kem không?" Thứ âm thanh ấy như một câu thần chú mê hoặc tôi. Ngày ấy, những người bán kem thường thu mua cả ve chai, không có tiền vẫn có thể ăn kem nhờ đổi đồng nát. Tôi hay đi lượm dép rách, giấy vụn, chai lọ bỏ đi để đổi lấy kem. Chỉ cần nghe tiếng leng keng cùng lời rao quen thuộc, tôi đợi sẵn trước nhà. Que kem bé xíu, đủ màu, mát lạnh tan ngay vào đầu lưỡi làm tôi lịm đi vì sung sướng.

Lớn lên, tôi xa núi dừng chân nơi phố thị. Đô thành níu chân tôi bởi nhiều điều mới mẻ và cả những lời rao giản dị. Nửa buổi sáng, cô gánh tàu hũ nóng đi ngang, giọng trong trẻo cất vang: "ai tàu hũ nóng đây". Những ngày thảnh thơi ở nhà, tôi sẽ mở cửa gọi ngay một chén tàu hũ nóng. Giữa trưa, trong những con hẻm sâu hun hút vang lên tiếng rao của mấy bác chuyên mài dao kéo: "ai mài dao mài kéo đây". Thỉnh thoảng lọt thỏm dưới mái hiên là tiếng rao của một cô thu mua ve chai: "ve chai bán không".

Ảnh minh họa

Đôi khi giữa buổi trưa vắng lặng là giọng cô bán chổi khắc khoải: "chổi không, chổi chà, chổi lông gà, chổi quét nhà, ai mua không". Xế chiều, giữa những cơn đói cồn cào chợt xe bánh chưng, bánh giò thơm phức mùi lá dong lá chuối ngang qua, cất tiếng rao thân quen "bánh chưng, bánh giò đây". Những buổi đêm tĩnh mịch, ánh đèn đã tắt, vang vọng đâu đó từ ngoài đường những tiếng rao quen thuộc đó.

Những lời rao dung dị nhớ thương ấy cất lên từ chất giọng của một bà người Bắc, một chị miền Trung hay có khi của một anh miền Nam. Tôi đoán mỗi lời rao là một phận đời miền quê nhọc nhằn kiếm sống…

Lời rao len lỏi cả vào trong giấc ngủ, ngang qua những giấc mơ chập chờn nhớ thương. Chợt nghĩ, một ngày nào đó, nếu không còn những lời rao….

User
Ý KIẾN

Tiếng còi tàu đã trở thành một phần trong cuộc sống hằng ngày của gia đình tôi. Với má, tiếng còi tàu thay cho chiếc đồng hồ để má biết tới giờ cơm nước cho ba, gọi bọn nhỏ đến trường hay đến giờ ra vườn cuốc cỏ. Còn với ba, khi tàu dừng lại ở sân ga cũng là lúc ba tranh thủ đưa những bó củi khô lên toa tàu. Và những tiếng còi tàu ấy đã theo suốt những năm tháng tuổi thơ tôi.

Hà Nội không phải nơi sinh ra cũng chẳng phải nơi lớn lên. Nhưng mỗi lần đến Hà Nội, có một cô gái luôn cảm thấy ấm áp, thân quen và gần gũi như về với chính quê hương mình. Chiều nay, Hường mời bạn nghe những dòng cảm xúc của Thu Phương.

Cùng trải qua chìm nổi trong đời có người an nhiên, có người ai thán. Thước đo hạnh phúc chẳng là của chung khiến ta cứ đau đáu một câu hỏi, phải đi bao xa ta mới chạm tới hạnh phúc? Chiều nay, Hường mời bạn nghe những dòng cảm xúc của Thùy Linh.

Hoa muống biển - một loài hoa bình dị vẫn âm thầm kể một chuyện tình chung thủy. Một loài hoa có sức sống thật mãnh liệt dù cho cát bỏng vẫn xanh màu lá, dù biển lắm khi mặn chát vẫn tím màu hoa.

Mỗi loài hoa ở Hà Nội có nét đặc trưng riêng biệt cho từng mùa. Khi ta bắt gặp vẻ đẹp tinh khiết của hoa loa kèn, cũng chính là khoảnh khắc viên gạch tiếp nối giữa mùa xuân qua mùa hạ để xây đắp nên những cảm xúc xốn xang trong lòng. Không đa sắc màu như hoa cúc, cũng chẳng ngát hương thơm nồng như hoa hồng. Màu trắng tinh khôi của những bó hoa loa kèn như một điểm nhấn riêng biệt cho ta cảm giác an nhiên đến lạ thường.

Từ những cánh đồng làng, tôi lon ton lên thành phố để tìm chỗ tá túc. Nơi này đông đúc và hoa lệ, nhưng gánh nặng gạo tiền hình như đang cuốn những kẻ tứ xứ không còn thời gian để xây dựng quan hệ với ai đó xa lạ. Những căn phòng trọ luôn đóng cửa. Đôi khi, người hàng xóm đã ốm nặng vài tuần cũng chẳng ai biết tới để hỏi han. Cái bận cứ dùng dằng ôm ghì lấy vai họ. Tới nỗi họ còn chẳng kịp rảnh rỗi cho một lời quan tâm đến nhau.

Thành phố hình như không ngủ. Tiếng ồn ào từ phía chợ bắt đầu lúc hai, ba giờ sáng. Tôi nằm im trong phòng trọ lắng nghe tiếng gà gáy, những con gà chắc cũng mang từ quê lên chưa quen được với môi trường đêm lúc nào cũng rực rỡ ánh đèn.

Bỗng một sớm mai thức giấc, hương dẻ ngọt ngào đã chờ sẵn trên khung cửa sổ màu xám tro cùng chú mèo mun khoanh tròn say sưa bên chồng sách đêm qua tôi đọc còn dang dở. Hương hoa chực chờ cánh cửa vừa hé là vội vàng len vào xâm chiếm cả căn phòng. Căn phòng tôi ngập tràn hương hoa dẻ, ngập tràn tháng tư mang chớm hạ khẽ khàng...

Làm việc thời gian tự do mang cho tôi nhiều trải nghiệm, từ việc sắp xếp thời gian cho công việc, cho gia đình và bản thân. Phải thật khéo léo nếu không rất dễ bị chìm đắm trong những bộn bề mà không có thời gian riêng cho chính mình.

Chiều mưa, hương ngọc lan bên hiên nhà cứ lặng thầm quyến rũ. Bản nhạc Trịnh văng vẳng đâu đây cùng tiếng mưa "nghe mưa nơi này lại nhớ mưa xa...".

Hoa lưu ly (forget me not) - một loài hoa tím nhỏ thủy chung, suốt đời ôm thương nhớ về mối tình vô vọng. Loài hoa tím ấy như tượng trưng cho một cuộc tình tàn phai rồi hồi sinh, hồi sinh rồi lại phai tàn từ kiếp này qua kiếp khác mặc cho trong đời ai nhớ ai quên.

Dường như hầu hết ở các làng quê Việt bây giờ, cùng với những thiết chế văn hóa được xây dựng khang trang, phục vụ đời sống văn hóa tinh thần của người dân, thì cổng làng gắn với tên làng đã tạo nên nét riêng dáng dấp của một làng lưu dấu trong tâm khảm mỗi người. Những tên gọi của làng thường hàm chứa nhiều tầng ý nghĩa nhân văn sâu xa, mang cả ước vọng khát khao của cha ông một thuở lập làng với sự bình an, ấm no đầy đủ. Vì thế, danh xưng những tên làng cứ lưu mãi qua từng thế hệ…

Hà Nội đón tôi đương vào khoảnh khắc giao mùa. Gánh hoa loa kèn trắng tinh khôi tỏa mùi hương dịu nhẹ giao hòa trong làn gió nhè nhẹ khiến tâm hồn đa cảm thêm khắc khoải giao cảm với đời, để mênh mang thương nhớ hương vị cà phê Giảng - thức uống trở thành một phần thân thương, một phần văn hóa của Hà Nội phố.

Mẹ tôi không nghiện trầu cau nhưng mẹ vẫn trồng một giàn trầu xanh mơn mởn. Mẹ bảo nhà có giàn trầu mới ấm áp. Nhưng tôi hiểu mẹ đã gửi gắm vào đó biết bao nhiêu ân tình và cả nỗi nhớ về ngoại khôn nguôi.

Sống nhẩn nha giữa đời vội vã có thể chưa từng dễ dàng với chúng ta. Nhưng khi bước đi dưới những tán lá xanh xào xạc theo con gió, dưới bầu trời một màu ngăn ngắt xa xôi, tôi cảm giác hồn mình như cánh bồ công anh mảnh khảnh tự do bay mãi, chẳng nghĩ ngợi gì. Có những ngày như thế, những khoảnh khắc như thế. Chỉ cần im lặng hít thở thôi cũng đủ hạnh phúc.

Hà Nội với tôi là những thương nhớ đầu tiên từ hồi tôi đi thi đại học. Hà Nội đã lấy đi của tôi bao nhiêu nước mắt và còn là giấc mơ mà tôi chẳng thể chạm vào. Hà Nội là nhưng kỷ niệm của tôi khi biết người thương nhập viện, là khoảnh khắc thót tim khi đưa con ra cấp cứu viện nhi, là khoảnh khắc cháy lòng khi cha bệnh trọng. Và là khoảnh khắc đi chơi về muộn, thấy những người dân lầm lũi ngủ ngon lành nơi gầm cầu, trong lòng cống...

Trải qua các cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, đất nước ta đã sản sinh ra những thế hệ thanh niên đại diện cho mỗi giai đoạn lịch sử của đất nước. Như thế hệ làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu"; thế hệ một thời hoa đỏ 'xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước'; thế hệ 'sống bám đá đánh giặc, chết hóa đá bất tử' trong chiến tranh bảo vệ biên giới...

Con đường ngày xưa chúng tôi đi học, lòng đường bé tin hin bằng hai gang bàn tay người lớn, thêm sỏi đá mấp mô ngáng bánh xe đạp không thương tiếc. Bữa nào vừa nhấn bàn đạp mải miết, vừa ngúc ngoắc đầu nói chuyện là gặp hòn đá xóc nảy người, chiếc cặp nhẹ tênh có khi giật mình rơi khỏi giỏ xe cà tàng. Con đường “huyền thoại” ấy chưa đi vào thơ ca nhạc họa của văn nghệ sĩ bao giờ nhưng nó đi vào ký ức tuổi thơ của chúng tôi cho tới tận hôm nay.

Sự hiện hữu của thời gian trở nên rõ rệt là khi trên khuôn mặt xuất hiện thêm những nếp gấp, một vài vết tàn nhang cùng màu tóc dần ngả bạc. Thời gian vô tình khiến những hoạt động mà mình vốn yêu thích bỗng trở nên khó thực hiện, mặc dù lòng nhiệt huyết vẫn còn nhưng tuổi tác và khuôn mặt đã không còn phù hợp nữa rồi.

Phố bắt đầu ngày mới bằng những sắc hoa thuỳ mị trong chợ hoa Quảng Bá. Đường Âu Cơ tươi xinh màu sắc trong tia nắng dịu nhẹ chưa vương mùi bụi khói. Tâm thức anh chợt lạc về câu chuyện em nói với anh ngày xưa khi anh cùng em ngang qua đoạn đường này.

Thấm thoắt, ngoại tôi đã về miền mây trắng đoàn tụ với ông bà tổ tiên được mười sáu năm rồi. Từ ngày ngoại mất, số lần tôi theo mẹ về quê chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Mỗi năm tới ngày giỗ ngoại, tuy không nói ra nhưng tôi cảm nhận được nỗi buồn nghẹn lại trong lồng ngực mẹ nếu năm đó mẹ không thể sắp xếp về quê thắp cho ngoại nén hương.

Thuở bé, mỗi lần được nằm gối đầu lên đùi mẹ, lắng tai nghe những giai điệu trong trẻo mà sâu lắng từ những câu hát ầu ơ quen thuộc, lòng tôi mỗi lúc ấy đều cảm thấy dễ chịu và ấm áp lạ thường. Sau này, khi năm tháng trôi đi, bôn ba trên khắp các nẻo đường xuôi ngược, hễ vô tình được nghe thấy thứ âm thanh giản dị và thân thương ấy, thì những ký ức tuổi thơ trong tôi lại nối tiếp theo tiếng hát tìm về.

Chiến tranh đã lùi vào dĩ vãng. Trên những mảnh đất bom đạn ngày xưa, cỏ đã tô xanh màu máu đỏ. Màu xanh của hòa bình. Cỏ đã đắp da thịt lên vết thương chiến tranh, cỏ đã sống xanh hộ phần người. Nếu có một lần đến thăm nơi đó, xin đừng giẫm chân lên cỏ bởi mỗi một ngọn cỏ là một mặt trời, dưới mỗi ngọn cỏ là một trái tim đỏ thắm.

Tháng Tư, buổi sáng còn vương chút lành lạnh. Một đóa bằng lăng lặng lẽ xòe nở như ngọn đèn tím ở góc sân trường, dịu dàng quá đỗi. Tôi chợt sững người đứng lặng cuối hành lang… Loài hoa tím phơn phớt này, bao giờ cũng dễ khiến lòng người rưng rưng cảm xúc.

"Lòng người đôi khi như suối cạn/Chỉ còn sỏi đá trơ ra". Chẳng nhớ tôi đã đi dọc con suối cạn sau nhà bao nhiêu lần. Mỗi lần đi, lại một lần suy tư về con suối mà mình chưa biết tuổi.

Đã vài lần trong vội vã dòng đời đầy biến động, cảm thấy ngột ngạt giữa những gánh nặng mưu sinh, tôi mong muốn tìm đến chốn bình yên để nương náu. Những lần mệt nhoài ấy, tôi thường chạy xe ra ngoại ô thành phố để ghé thăm ngôi chùa làng cổ kính thân quen. Ngôi chùa có cổng tam quan nhuốm màu rêu phong, ở nơi đó có gốc cây Bồ đề đã già đứng sừng sững ngay cổng chùa.

Chúng ta đã đi qua bốn mùa như thời gian đi qua màu lá. Bốn mùa như lá, bốn mùa như cây. Bốn mùa nối chúng ta gắn bó với cuộc đời, còn lá nối chúng ta với một tình yêu thiên nhiên tha thiết.

Tình yêu đẹp nhất và trong sáng nhất đó là tình cảm học trò. Thứ tình cảm thi vị và đẹp như trăng 16. Chiều nay, Hường kể bạn nghe câu chuyện của Ngọc Trâm về một tình yêu đầu đời đẹp lung linh.

Nếu có ai hỏi thanh âm nào neo lại trong tôi khi xa Việt Nam, thì khắc khoải nhất chính là những lời rao. Những lời rao dung dị nhớ thương ấy cất lên từ chất giọng của một bà người Bắc, một chị miền Trung hay có khi của một anh miền Nam. Lời rao như len lỏi cả vào trong giấc ngủ, ngang qua những giấc mơ chập chờn nhớ thương.

Lướt trên mạng nhìn thấy tấm ảnh cơm nấu nồi gang, chiếc đũa cả đang đặt một bên, bếp củi rừng rực lửa, khiến tôi chợt nhớ tới ngày xưa.

Tháng tư về. Có đôi khi giữa những ngày gió nhè nhẹ và nắng vàng tươi dìu dịu, người ta lại được sống trong cái se lạnh bất chợt như thể vẫn còn đang ở giữa mùa xuân. Đêm tháng tư với cơn mưa rào đầu hạ. Lũ ếch đồng xôn xao tìm bạn tình và cất tiếng gọi nhau trong những khóm khoai nước, khóm chuối ngoài bờ ao hay trên cánh đồng. Đó cũng là lúc hương dạ lan ngọt ngào, nưng nức lan đi trong gió.

Khúc giao mùa tháng Tư ở Hà Nội đâu chỉ có hoa loa kèn, mà còn có một chút gợi thu với cái dịu mát xen với chút nắng ngẫu hứng của thời tiết. Tháng Tư về, xà cừ và sấu đều thay lá. Thư thái dạo bước trên những thảm lá rơi kín vỉa hè quen thuộc ta ngỡ như đang đi giữa một cánh đồng vàng.

Một ngày cuối tuần mát rượi, tôi thức dậy cùng bình minh và thong thả tập yoga đón chào ngày mới. Tôi thích không gian mát lành của buổi sớm mai chỉ có mình đối diện với không gian của riêng mình. Cuối tuần tôi thích nấn ná quét dọn ngoài ngõ thật lâu để có dịp chào hỏi những cô dì hàng xóm đi chợ ngang qua con hẻm nhỏ. Với tôi một ngày thật sự dễ thương với những khoảnh khắc nhỏ.

'Vẻ đẹp không nằm ở đôi má hồng của người thiếu nữ, mà ở trong mắt kẻ si tình'. Bố - anh giáo làng ngày trước, thường trêu thế mỗi khi thấy mẹ trang điểm, đánh phấn. Mẹ sẽ ngại ngùng lườm chồng qua tấm gương gắn trên tủ đồ rồi lẩm bẩm câu gì đó thật nhỏ. Cặp vợ chồng đặc nết thôn quê chẳng có nổi một tấm hình cưới cứ lặng lẽ thương nhau bằng cái tình chân chất như thế.

Mẹ đã cầm tay dạy tôi gieo xuống mảnh vườn gai góc nơi đáy lòng một hạt giống. Để bốn mùa luân chuyển, mưa nắng thay phiên, hạt giống ấy nảy mầm nở thành đóa hoa mang tên 'dịu dàng'.

Gia đình chồng tôi thường kể nhau nghe câu chuyện về ông tiến sĩ trời Tây bán bánh nuôi vợ con suốt mười hai năm trời. Nhân vật chính trong câu chuyện không ai xa lạ mà chính là bố chồng tôi.

Tháng Tư có thể coi là dấu gạch nối giữa hai mùa Xuân – Hạ. Mùa xao xuyến của đất trời với những nỗi niềm gợi nhớ gợi thương, lặng ngắm những khoảnh khắc trôi qua mà cứ khe khẽ ngân nga những bài ca ngày cũ. Tháng Tư cũng là lúc đất trời bừng tỉnh trong sắc nắng tinh khôi, trở nên tươi mới và rạng rỡ hơn trước vẻ đẹp của những mùa hoa khiến cho lòng người thổn thức và say đắm.

Tối nay khu phố tôi mất điện. Ngôi nhà chìm trong ánh sáng tù mù của cây đèn sạc. Tôi chợt nhớ những ngày mất điện ở quê nhà. Nhớ ngọn đèn đom đóm tỏa ra ánh sáng mỏng manh huyền ảo trong đêm thanh vắng.

Thật may mắn nếu khi cần học hỏi điều gì, bạn chìa tay ra sẽ gặp những người sẵn lòng giúp đỡ. Để bạn thấy lòng tốt luôn hiện hữu. Để bạn tin cuộc sống không chỉ có cơm áo gạo tiền mà còn có niềm vui, trân trọng cảm xúc bản thân. Để bạn tin khi biết mình đang chông chênh sẽ có một bờ vai, một cái ôm ấm áp vỗ về và mọi thứ sẽ ổn.

Mùa hạ với những cơn mưa ào ạt, gắn liền với những cảm xúc bất chợt của những lần gặp gỡ. Những cuộc chia tay để lại dấu ấn về những khoảnh khắc khó phai trong cuộc đời tôi và bạn. Và cũng không ít lần nó tạo nên những cung bậc cảm xúc khác nhau của mỗi người với những nỗi niềm riêng biệt.

“Hòn đá lăn trên đồi, hòn đá rớt xuống cành mai...” Nghĩ đến đá, người ta thường gán cho nó ý niệm về sự bất động và vô tri. Có lẽ đó chỉ là vẻ ngoài. Vì mỗi sự vật trong mênh mông vũ trụ này đều có ý nghĩa riêng và linh hồn của nó. Khi phát hiện ra linh hồn của những vật tưởng như vô tri ấy, chúng ta sẽ cảm thấy bao điều kỳ diệu.

Có một người trong mỗi lần xa quê đều rất nhớ thương hương vị quê nhà qua từng món ăn đậm đà, dân dã. Nỗi nhớ nhiều tới mức mà mỗi khi có dịp trở về, cô chỉ muốn chạy ngay về nhà để được ăn những món ăn quen thuộc đó. Những món mà khi ở xứ người, cô chỉ biết hít hà nhung nhớ.

Cậu em gửi cho tôi hình mẹ già đang xay bột, khiến cả một trời thương nhớ ùa về. Tôi nhớ mẹ. Mẹ tôi làm bánh mùng ba tháng ba.

Chuyện ở làng quê có nhiều cái lạ với một nhà văn già sống ở thành phố. Nhiều phong tục, tập quán được gìn giữ hàng bao đời nay mà các nhà văn hóa thường gọi là bản sắc dân tộc. Nó đáng quý và gắn bó đời sống cộng đồng thành một khối gọi là làng.

Bồng bềnh trăng. Bồng bềnh gió. Bồng bềnh mây. Tôi men theo trăng. Men theo gió. Men theo mây. Men theo tháp cổ về với một vùng ký ức xa xôi. Chiều nay, mời bạn cùng Hường và Chu Minh về thăm Tháp Đôi của Quy Nhơn- Bình Định và hồi tưởng một thời vương quốc Champa.

Có một cô gái liên tưởng những sóng gió cuộc đời chẳng khác nào cơn mưa giông bất thần trên biển, rất cần một chiếc neo để giữ lòng mình trở về với bình yên. Và cô ấy kể cho Hường một câu chuyện mà chính cô ấy đã trải qua. Chiều nay để Hường kể bạn nghe những dòng tự sự của Kim Loan.