Rực rỡ sắc xuân trong 'Tết Hà Nội'

Với 2.620 phút nội dung, chương trình "Tết Hà Nội" đã mang đến cho khán giả một "món quà Xuân" đặc biệt. Từng chủ đề chuyên biệt "Xuân đoàn viên", "Xuân hy vọng" và "Xuân di sản" trên các loại, hình, các nền tảng của Đài Hà Nội đã tạo nên một tone màu thống nhất, dẫn dắt người xem đến với từng câu chuyện cụ thể đầy cảm xúc mang đậm bản sắc Hà Nội, hương vị Tết Hà Nội xưa và nay.

Một Hà Nội rất khác trong ngày cuối năm với "Xuân đoàn viên"

04 cầu truyền hình với tổng thời lượng 420 phút trong ngày 30 Tết: Hà Nội sáng 30 Tết, Dạo quanh phố phường, dạo qua thị trường, Những chuyến xe cuối năm, Chuyện cuối năm, đã đưa khán giả đi khắp Hà Nội  trong ngày cuối năm.

Các phóng viên của Đài Hà Nội có mặt tại nhiều điểm như Hồ Gươm, chợ hoa Hàng Lược, suối Yến - chùa Hương, làng cổ Đường Lâm, các điểm giao thông công cộng, bến xe, ga tàu, sân bay… để giúp khán giả cảm nhận được không khí Tết của Thủ đô trong ngày cuối cùng của năm Quý Mão. 

Không khí Tết tại làng cổ Đường Lâm được tái hiện trong "Chuyện cuối năm".

Đặc biệt, 'Chuyện cuối năm' là một chương trình đã có thương hiệu của Đài Hà Nội phát sóng vào ngày 30 Tết Âm lịch hằng năm. Mỗi năm một chủ đề, một cách thể hiện nhưng 'Chuyện cuối năm' luôn mang tới khán giả một không khí ấm áp, một cảm xúc bâng khuâng trong ngày cuối cùng của năm cũ, chuẩn bị chào đón năm mới với những hy vọng mới, thành công mới. 

Chuyện cuối năm mở đầu với cuộc trò chuyện cùng GS.TS Vũ Minh Giang, Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh và Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng

Hơn cả một chương trình giải trí, đây là khoảnh khắc để cùng nhau nhìn lại một năm 2023 đã qua. Từ S5, trường quay mới và hiện đại của Đài PT - TH Hà Nội, các vị khách mời GS.TS Vũ Minh Giang, chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh và Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã có những phân tích, đánh giá về tình hình kinh tế, chính trị, ngoại giao của thủ đô và đất nước, giúp khán giả có cái nhìn đa chiều về bức tranh toàn cảnh năm 2023. Cùng với đó là các thành tựu nổi bật của Thủ đô, đặc biệt ngành công nghiệp văn hóa đã có rất nhiều khởi sắc. Thủ đô Hà Nội là địa phương đầu tiên có Nghị quyết chuyên đề về công nghiệp văn hóa. Điều này thể hiện quyết tâm chính trị của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô, tiên phong phát triển công nghiệp văn hóa, nhằm thực hiện mục tiêu kép vừa gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa ngàn năm, vừa đưa công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Đan xen trong chương trình là những ca khúc quen thuộc, những bản nhạc mang âm hưởng dân gian truyền thống kết hợp giữa dàn nhạc thính phòng với những nhạc cụ solo như nhị, cello, piano, flute, guitar, saxophone. Bên cạnh đó, ê kíp thực hiện chương trình cũng mong muốn tạo sự kết nối giữa hiện tại và quá khứ khi đưa khán giả dạo một vòng Hà Nội tận hưởng không khí đón Tết. Từ Long Biên đến Mã Mây phố cổ chuẩn bị sửa soạn mâm cỗ Giao thừa. Từ Bát Tràng tìm hiểu ý nghĩa hình tượng con rồng trong nghệ thuật gốm sứ, tới làng cổ Đường Lâm hòa mình trong bầu không khí “đặc quánh” hương vị Tết xưa, Tết cổ truyền. Mỗi nơi, ta đều cảm nhận được không khí Tết với những sắc thái khác nhau, nơi thì gọn gàng hiện đại, nơi lại truyền thống gia phong, nơi đan xen giữa nếp xưa và góc nhìn hiện đại.

 

"Xuân hy vọng" - Khơi gợi ký ức và cảm xúc mùa xuân

Chương trình "Du xuân - Nét đẹp văn hóa ngày Tết" của Đài Hà Nội đưa quý vị đi trên hành trình khám phá những nét đẹp truyền thống của du xuân Hà Nội.

Nhắc đến Hà Nội, người ta không thể không nhắc đến những chiếc xích lô, đây không chỉ là phương tiện di chuyển mà còn là biểu tượng của một Hà Nội cổ kính, bình dị. Và mỗi dịp Tết đến xuân về, người Hà Nội lại có thêm một lý do để lựa chọn xích lô cho hành trình du xuân của mình - đó là để tìm về những ký ức xưa. 

Trên chiếc xích lô truyền thống, “Du xuân” đưa quý vị qua những cung đường rợp bóng cây xanh, len lỏi qua những con phố cổ kính, chìm đắm trong hương vị Tết nồng nàn. Ngồi trên xích lô, chúng ta sẽ được cảm nhận trọn vẹn không khí se lạnh đặc trưng của Hà Nội vào mùa xuân.

Bức tranh đa sắc của hành trình du xuân qua nhiều thế hệ người Hà Nội cũng sẽ được được thể hiện qua chương trình một cách đầy ấn tượng. Đối với những người cao tuổi, du xuân là dịp để họ ôn lại những kỷ niệm đẹp đẽ của tuổi trẻ, của những mùa xuân đã qua. Họ nhớ về những chuyến du xuân cùng gia đình, bạn bè, những tiếng cười giòn tan và niềm vui sướng trong những ngày Tết.

Còn đối với những người trẻ tuổi, du xuân là cơ hội để họ khám phá những nét đẹp truyền thống của quê hương, đất nước. Họ được hòa mình vào không khí Tết cổ truyền, được trải nghiệm những phong tục tập quán độc đáo, và được cầu mong một năm mới với nhiều niềm vui và hạnh phúc.

Còn đối với người trẻ Hà Thành, Tết chính là “Xê dịch”. Thay vì ở nhà đón Tết theo truyền thống, nhiều người trẻ lựa chọn du lịch đến những địa danh nổi tiếng để khám phá những nét đẹp văn hóa khác nhau của đất nước.

Đền Bạch Mã, một trong Thăng Long tứ trấn, là địa điểm không thể thiếu trong hành trình du xuân của người Hà Nội. Đây cũng là một trong những phong tục truyền thống đặc trưng của người dân thủ đô. Đi lễ Thăng Long tứ trấn để mong ước về một năm mới bình an, may mắn và hạnh phúc cho bản thân và gia đình.

Đi lễ Thăng Long tứ trấn - nét đẹp truyền thống của người dân Thủ đô.

Với sự kết hợp mượt mà, tinh tế của dàn nhạc hoà tấu và các nhạc cụ dân tộc, chương trình đặc biệt 'Hòa tấu Chào năm mới 2024' mang đến thanh âm trong trẻo của cuộc sống và in đậm dấu ấn của Thủ đô trong mùa xuân mới.

Hòa tấu Chào năm mới 2024 được ghi hình tại không gian đặc biệt - Cột cờ Hà Nội.

“Hòa tấu Chào năm mới 2024” có những bài hát mang nét đặc trưng của dịp Tết và mùa xuân, như Ngày Xuân Long Phụng sum vầy, Trở về đất mẹ, Nắng có còn Xuân, Mùa chim én bay, Em ơi mùa Xuân đến rồi đó, Mùa Xuân ơi, Thì thầm mùa Xuân, Điệp khúc mùa Xuân, Đoản Xuân ca, Hà Nội niềm tin hy vọng. Các phần trình diễn của chương trình là sự kết hợp giữa dàn nhạc thính phòng với những nhạc cụ solo như nhị, cello, piano, flute, guitar, saxophone. 

 

Điểm nổi bật của chương trình là ở địa điểm tổ chức. Thay vì tổ chức trong các khán phòng hay nhà hát như các buổi hoà tấu thông thường, “Hòa tấu Chào năm mới 2024” được tổ chức ở Cột cờ Hà Nội. Đây là một đi tích lịch sử đặc biệt uy nghiêm và thiêng liêng đối với người dân Thủ đô cũng như với người dân cả nước. Công trình đặc biệt này là nơi chứng kiến những thăng trầm lịch sử của Hà Nội, mang ý nghĩa thiêng liêng khi lá cờ đỏ sao vàng đầu tiên được treo lên tại nơi đây.

Ca sĩ Ngọc Anh trình diễn trong chương trình "Hà Nội vang khúc Xuân ca" của Đài Hà Nội.
Là ca sĩ đã trình diễn nhiều chương trình của Đài Hà Nội trong năm qua, ca sĩ Tùng Dương nhận thấy được sự đổi mới trong khâu tổ chức. Khi ghi hình chương trình âm nhạc "Hà Nội vang khúc Xuân ca", nam ca sĩ cũng thấy được sự đầu tư hoàng tráng của ban tổ chức.

Không chỉ vậy, trong ngày đầu năm mới, khán giả còn cùng các phóng viên Đài Hà Nội đến "xông" nhà các nghệ sĩ tuổi Rồng nổi tiếng hai miền Nam Bắc. 

 

"Xuân di sản" - Tôn vinh văn hóa Tết truyền thống

Bên cạnh những chương trình âm nhạc hiện đại với những ca khúc quen thuộc về ngày Tết, Đài Hà Nội còn mang đến cho quý khán giả một chương trình nghệ thuật truyền thống đặc biệt mang tên "Hát Văn Ngày Xuân". Những tiết mục đặc sắc, được dàn dựng công phu, trình diễn bởi những nghệ sĩ nổi tiếng, ghi hình tại chùa Bái Đính (tỉnh Ninh Bình)..."Hát Văn Ngày Xuân" đem đến cho khán giả một bữa tiệc âm nhạc dân tộc độc đáo.

Hát Văn Ngày Xuân có những bài hát chầu văn như Chầu Đệ Nhị Thượng Ngàn do nghệ  Tô Minh Cường trình bày, Cô Sáu Sơn Trang do NSƯT Lương Thùy Linh trình bày,... đều là những bài chầu quen thuộc đối với bất cứ ai đã từng nghe hát Chầu Văn.

Bài hát Chầu Văn “Ông Hoàng Bẩy” do NSUT Ngọc Sơn thể hiện cũng để lại nhiều ấn tượng với quý vị khán giả. Trong tín ngưỡng thờ Mẫu thì ông chính là người thuộc hàng vị thứ 7 trong Thập nhị Quan Hoàng thuộc hệ thống Thần linh Tứ Phủ của Việt Nam.

“Cô đôi Thượng Ngàn” là một trong những bài Chầu Văn chứa đựng đầy đủ những sắc thái của nghệ thuật diễn xướng dân gian kết hợp giữa âm nhạc, ca từ và nghệ thuật trình diễn của người hầu đồng, mang đậm những giá trị nhân văn, thể hiện sự sáng tạo của ứng dụng nghệ thuật phục vụ tín ngưỡng của người Việt xưa.

Cũng là một loại hình truyền thống, nghệ thuật Lân Sư Rồng Việt đã hình thành những nét đẹp riêng có trong các bài trình diễn, đầy bản sắc Việt, do chính các nghệ sĩ Việt sáng tạo và phát triển. Lân Sư Rồng đã chính thức có mặt trong hệ thống thi đấu thể thao quần chúng quốc gia năm 2023. Đây là những dấu mốc ý nghĩa cho thấy múa lân sư rồng từ trong đời sống của dân gian bước sang một chặng đường mới, chuyện nghiệp và mang tầm vóc hơn, cùng với đó là hành trình không ngừng nghỉ của các nghệ nhân, tôn vinh vẻ đẹp thuần Việt nằm trong từng đường nét, tạo hình của lân sư rồng Việt Nam.

Với những màn biểu diễn Lân Sư Rồng, chương trình như một lời chúc từ các đoàn Nghệ thuật tới quý khán giả của Đài Hà Nội một năm mới nhiều may mắn, tốt lành, sự hanh thông và phát đạt trong công việc cũng như cuộc sống.

Chương trình Nghệ thuật Lân Sư Rồng chào đón xuân Giáp Thìn do Đài Hà Nội sản xuất có 3 phần do các đoàn đoàn Nghệ thuật Lân Sư Rồng: Nhơn Nghĩa Đường, Hằng Anh Đường, Bắc Lân Đường, Toàn Anh Đường, Thăng Long Võ Đạo, Tứ Kỳ biểu diễn tại 3 địa điểm: Tp.Hồ Chí Minh, Hải Dương, Hải Phòng, Hà Nội.

Quý vị khán giả có thể xem lại các chương trình Tết của Đài Hà Nội trên website hanoionline.vn, app Hanoi On và các nền tảng số của Đài Hà Nội như Facebook, Youtube, Tiktok./. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp với Tạp chí Di sản Việt Nam (Vietnam Heritage) trực thuộc Hội Di sản Văn hóa Việt Nam vừa tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Sắc màu thiên nhiên Việt Nam”.

Bằng nỗ lực của các tổ chức, cá nhân, gần đây, nhiều cổ vật, bảo vật quý lưu lạc tại nước ngoài đã hồi hương. Tuy hiện nay các thủ tục hồi hương cổ vật đang gặp rào cản về hành lang pháp lý, cũng như tài chính, nhưng những lần hồi hương gần đây cho thấy, Việt Nam và quốc tế rất trân quý các giá trị di sản Việt Nam, cùng nỗ lực chung tay để bảo vật được hồi hương.

Sáng nay, 16/11, Lễ hội Kanagawa Nhật Bản 2024 khai mạc tại vườn hoa đền Bà Kiệu và không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm. Đến dự chương trình có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Hà Nội Phùng Thị Hồng Hà; Thống đốc tỉnh Kanagawa Kuroiwa Yuji và Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki.

Bằng cách tích hợp các yếu tố đặc trưng của Việt Nam, chiếc áo in hình ly trà đá - biểu tượng quen thuộc của văn hóa đường phố Việt Nam - đã không chỉ góp phần quảng bá văn hóa nước nhà mà còn tạo cơ hội cho ngành công nghiệp văn hóa phát triển bền vững.

Giới thiệu tới công chúng những thiết kế thời trang lụa độc đáo, lấy cảm hứng từ 9 Bảo vật quốc gia đang được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, bộ sưu tập lụa "Khơi dậy tinh hoa, nối dài di sản" đã ra mắt ấn tượng vào tại Bảo tàng.

Triển lãm giao lưu văn hóa nghệ thuật Hàn Quốc – Việt Nam đã khai mạc tại Nhà triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền, Hà Nội. Đây là hoạt động ý nghĩa thiết thực kỷ niệm lần thứ 30 thiết lập quan hệ ngoại giao Hàn Quốc - Việt Nam.