Tu bổ, di tích khu nhà thầy dạy "Tây Sơn tam kiệt”

UBND tỉnh Bình Định vừa có Quyết định phê duyệt quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử địa điểm nhà thầy Trương Văn Hiến. Ông là thầy dạy văn, võ của 3 anh em nhà Tây Sơn Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ.

 

Bức tranh lớp dạy võ tại nhà thầy Trương Văn Hiến được trưng bày tại Bảo tàng Quang Trung. ( Ảnh VOV) 

Theo Quyết định này, UBND thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định chịu trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức công bố, công khai quy hoạch được duyệt, đưa mốc giới quy hoạch ra thực địa và lưu trữ hồ sơ theo quy định. Mọi thay đổi, điều chỉnh nội dung quy hoạch đã được phê duyệt phải thông qua Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định, tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét quyết định.

Khu đất có tổng diện tích quy hoạch hơn 15.000m2 tại xã Nhơn Phúc, thị xã An Nhơn cách trung tâm xã 1 km về phía Đông. Theo đó, sẽ tu bổ, phục hồi di tích nền móng nhà cũ và lắp dựng hàng rào trang trí để tránh leo trèo, giẫm đạp lên di tích nền nhà. Dự án còn xây dựng mới nhà tưởng niệm, bia di tích, sân tập kết hợp biểu diễn võ thuật ngoài trời,…

Việc quy hoạch, xây dựng Nhà tưởng niệm thầy Trương Văn Hiến nhằm tưởng nhớ công trạng của ông đã thực hiện hoài bão cứu đời giúp nước, đào tạo nên những anh hùng tiêu biểu của triều đại Tây Sơn. 

Thầy Trương Văn Hiến là thầy dạy văn, võ cho 3 anh em nhà Tây Sơn; người đặt nền móng tư tưởng, là quân sư cho anh em nhà Tây Sơn tụ nghĩa, dấy binh khởi nghĩa, dẹp nạn Trịnh – Nguyễn phân tranh, lập nên một trong những triều đại phong kiến huy hoàng bậc nhất lịch sử dân tộc. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

"Xuống phố 4" - triển lãm tiếp theo trong seri "Xuống phố" đã chính thức khai mạc, đánh dấu sự trở lại của họa sĩ Phạm Bình Chương.

Trong Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035, một trong những nội dung được các đại biểu Quốc hội quan tâm tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV chính là làm sao để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh cho sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong thời kỳ mới.

Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam cho biết, từ ngày 1 đến 30/11, đơn vị sẽ tổ chức các hoạt động với chủ đề "Về miền di sản tinh hoa và bản sắc" nhằm giới thiệu các hoạt động dân ca, dân vũ, ẩm thực, phong tục tập quán của đồng bào với du khách.

Nội dung số liên quan đến lịch sử đang được thế hệ trẻ khai thác rất tốt trên mạng xã hội thời gian qua. Góc nhìn trẻ trung đến từ đội ngũ tác giả, chủ yếu là học sinh - sinh viên, đã mở ra một hướng đi mới đầy hứa hẹn, hiện đại và thú vị hơn trong việc tiếp cận lịch sử.

Sáng 1/11, Hội Nhà báo Việt Nam, Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức Tọa đàm và trưng bày chuyên đề “Nhà báo, nhà ngoại giao Lý Văn Sáu: Một tấm lòng son sắt”, kỷ niệm 100 năm Ngày sinh nhà báo Lý Văn Sáu (5/11/1924 - 5/11/2024).

Lăng đá Quận Vân ở thôn Nỏ Bạn được xây dựng từ năm 1733. Công trình là nơi an nghỉ của Quận công Đại giang Đỗ Bá Phẩm, từng làm trấn thủ Nam Sơn thời chúa Trịnh Giang.