Phạm Bình Chương, người tìm 'hồn phố' qua những nét vẽ
Triển lãm giới thiệu những bức tranh vẽ về phố phường Hà Nội, giúp người xem cảm nhận rõ hơn "hồn phố" ở những mảng màu lớn và ở cả những chi tiết mang tính biểu tượng.
Là họa sĩ từng vẽ trừu tượng, biểu hiện nhưng rồi họa sĩ Phạm Bình Chương quyết định kiên định với hội họa "hiện thực tân cổ điển". Đây cũng chính là phong cách khiến anh cảm nhận và thể hiện được hồn phố Hà Nội một cách thuyết phục nhất.
Trải qua nhiều thăng trầm, ở Hà Nội không có điều gì mất đi hoàn toàn mà đều có sự tồn tại đan xen. Đây chính là sức hấp dẫn lớn nhất đối với họa sĩ Phạm Bình Chương và đã được anh phản ánh chân thực lại bằng con đường hội họa tân cổ điển.
Hà Nội luôn là nguồn cảm hứng bất tận - đó cũng là thông điệp của triển lãm "Xuống phố" lần thứ tư của họa sĩ Phạm Bình Chương. Điểm mới của bộ tranh lần này là tác giả đã khai thác những bút tích lưu lại của những thế hệ tiếp nối trong quá trình vận động của đời sống phố phường. Những bức tranh góc phố, ngôi nhà còn mang dáng dấp đô thị thời Pháp thuộc sẽ được bày cùng với tranh vẽ đô thị mớ như một sự lưu lại những khoảnh khắc chuyển dịch, giao thời.
Là cha đẻ của hơn 200 bức tranh vẽ về Hà Nội và được công chúng gọi với cái tên thân thương "người miệt mài kể chuyển phố", Triển lãm lần này cũng đánh dấu mốc kỷ niệm 25 năm họa sĩ Phạm Bình Chương dấn thân vào con đường vẽ hiện thực và tròn 20 năm trưng bày loạt tranh "Xuống phố" chỉ vẽ về Hà Nội.
Triển lãm "Xuống phố 4" mở cửa từ ngày 1 đến 7/11/2024 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, 66 Nguyễn Thái Học.
Tiếng rao "rươi..." bao năm qua đã trở thành âm thanh quen thuộc với những người dân phố cổ, báo hiệu một mùa rươi đã lại về với người Hà Nội.
Mặc dù còn tồn tại những vấn đề như không gian hạn chế hay an toàn vệ sinh thực phẩm, ẩm thực đường phố vẫn giữ được sức hút mạnh mẽ, tạo nên dấu ấn độc đáo của Thủ đô.
Nếu như người Sài Gòn có thú vui bình dân là uống cafe bệt, thì người Hà Nội có trà đá vỉa hè. Không cầu kỳ trong cách pha chế, không kén chọn khách uống, trà đá vỉa hè thân thiện, bình dị mà giản đơn.
Con phố Gầm Cầu Hà Nội giờ đây có phần yên ắng hơn, nhưng cũng mang đến sự gần gũi và ấm áp trong một không gian đặc biệt giữa lòng Thủ đô sôi động và náo nhiệt.
Nằm giữa hai hồ nước lớn nổi tiếng là hồ Tây và hồ Trúc Bạch, đường Thanh Niên từ lâu được biết đến như một trong những con đường đẹp nhất Thủ đô.
Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam được xây dựng từ năm 1966, với diện tích gần 5000m2. Tòa nhà là một tác phẩm tổng hòa của kiến trúc cổ điển và hiện đại, kết hợp độc đáo giữa phong cách châu Âu với kiến trúc đình làng Việt Nam.
0