Kể chuyện lịch sử bằng tiếng nói gen Z
Thay vì chỉ dừng lại ở những bài viết lịch sử đăng tải trên blog, nhóm tác giả “Xin chào Việt Nam” lựa chọn cách truyền tải phù hợp xu hướng mạng xã hội hơn qua thể loại video ngắn. Nhân vật kể chuyện dùng những minh họa đời thường, đặt câu hỏi có phần hài hước để dẫn dắt người xem về bối cảnh lịch sử, nguồn gốc câu chuyện.
Nắm bắt tâm lý giới trẻ ngày nay tò mò về đời sống xã hội xưa, đội ngũ sáng tạo nội dung số đã khai thác được kho tàng chủ đề đa dạng. Từ giải thích tên gọi địa danh, cách ông cha ta trò chuyện, xưng hô, phong tục cổ truyền đến những sự kiện lịch sử ít người biết, nội dung súc tích, đủ ngắn gọn nhưng truyền tải thông điệp trực diện.
Cùng nhau giao lưu văn nghệ, tập trình diễn những ca khúc cách mạng cũng là một trong nhiều hình thức độc đáo để các bạn học sinh, sinh viên lan tỏa tình yêu lịch sử. Hoạt động ngoại khóa này khơi gợi tinh thần học tập, tìm hiểu. Những bản phối khí hào hùng, đi cùng năm tháng không chỉ thúc giục lòng yêu nước, mà còn góp phần kể chuyện lịch sử bằng ngôn ngữ nghệ thuật mới lạ.
Xu hướng đổi mới, sáng tạo kết hợp với không gian số rộng mở, đang dần mở ra hướng đi tiềm năng cho các nhà giáo dục, nhà làm truyền thông và cả cộng đồng trong công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử. Kết hợp cùng những ý tưởng đa phương tiện, thế hệ trẻ sẽ là “sứ giả” phù hợp để kết nối niềm tự hào lịch sử dân tộc với các thế hệ mai sau.
Trong Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035, một trong những nội dung được các đại biểu Quốc hội quan tâm tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV chính là làm sao để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh cho sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong thời kỳ mới.
Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam cho biết, từ ngày 1 đến 30/11, đơn vị sẽ tổ chức các hoạt động với chủ đề "Về miền di sản tinh hoa và bản sắc" nhằm giới thiệu các hoạt động dân ca, dân vũ, ẩm thực, phong tục tập quán của đồng bào với du khách.
Nội dung số liên quan đến lịch sử đang được thế hệ trẻ khai thác rất tốt trên mạng xã hội thời gian qua. Góc nhìn trẻ trung đến từ đội ngũ tác giả, chủ yếu là học sinh - sinh viên, đã mở ra một hướng đi mới đầy hứa hẹn, hiện đại và thú vị hơn trong việc tiếp cận lịch sử.
Sáng 1/11, Hội Nhà báo Việt Nam, Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức Tọa đàm và trưng bày chuyên đề “Nhà báo, nhà ngoại giao Lý Văn Sáu: Một tấm lòng son sắt”, kỷ niệm 100 năm Ngày sinh nhà báo Lý Văn Sáu (5/11/1924 - 5/11/2024).
Lăng đá Quận Vân ở thôn Nỏ Bạn được xây dựng từ năm 1733. Công trình là nơi an nghỉ của Quận công Đại giang Đỗ Bá Phẩm, từng làm trấn thủ Nam Sơn thời chúa Trịnh Giang.
Từ tháng 11, cả nước diễn ra nhiều lễ hội văn hoá, du lịch độc đáo, đặc sắc, hứa hẹn sẽ thu hút nhiều khách du lịch dịp cuối năm
0