Lễ chào cờ đặc biệt ngày 10/10/1954

Sáng 6/10, UBND thành phố Hà Nội tổ chức chương trình "Ngày hội Văn hóa vì hòa bình" tại khu vực hồ Hoàn Kiếm - biểu tượng văn hóa lịch sử của Thủ đô. Trong phần mở đầu, buổi lễ chào cờ đầu tiên tại Hà Nội vào ngày 10/10/1954, sau khi Thủ đô được giải phóng đã được tái hiện.

Cách đây 70 năm, đúng vào thời khắc linh thiêng, 15 giờ chiều ngày 10/10/1954, lá cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay trên đỉnh Cột Cờ Hà Nội, trong lễ chào cờ  đầu tiên sau giải phóng do Ủy ban Quân chính tổ chức, với hơn hai mươi vạn nhân dân Thủ đô, cùng đoàn quân chiến thắng, trang trọng thực hiện nghi lễ chào cờ.

 

Tái hiện buổi lễ chào cờ đầu tiên tại Hà Nội vào ngày 10/10/1954.
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19, tại Paris, Pháp, chiều ngày 5/10 (theo giờ địa phương), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gặp và trao đổi với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith.

Nhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao Cộng đồng Pháp ngữ lần thứ 19, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có cuộc gặp Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni.

Hình ảnh đoàn quân hùng dũng qua các cửa ô tiến về giải phóng Thủ đô cách đây 70 năm được tái hiện hào hùng trong chương trình " Ngày hội Văn hóa vì hòa bình" đã chạm vào cảm xúc của người dân Thủ đô và công chúng cả nước.

Với vị trí, vai trò là trung tâm hành chính quốc gia, trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ...Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Hà Nội đã và đang nỗ lực, quyết tâm thực hiện và hoàn thành sứ mệnh của Thủ đô với “Tầm vóc mới - Vị thế mới”... đây là lời của Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh trong bài phát biểu tại buổi lễ Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và 25 năm Hà Nội được UNESCO trao danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” vào sáng 6/10, tại khu vực hồ Hoàn Kiếm.

Phà chuyên dụng của quân đội chở phương tiện và người dân qua sông Hồng sẽ tạm dừng hoạt động sau 2 ngày hoạt động.

Thăng Long – Hà Nội, nơi lắng hồn dân tộc; nơi hội tụ khí thiêng sông núi; nơi kết tinh và tỏa sáng văn hóa Việt Nam. Lễ hội tri thức dân gian, di sản truyền khẩu, nghệ thuật trình diễn, những tập quán và những làng nghề, gắn liền với lịch sử văn hóa trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc. Chính các di sản đó đã tạo nên chiều sâu, bề dày văn hóa của Thăng Long Hà Nội.