Tăng chỉ tiêu, giảm áp lực vào lớp 10 công lập

Số lượng học sinh của Hà Nội tăng lên khiến bài toán tuyển sinh THPT ngày càng khó giải. Sở GD&ĐT Hà Nội đề xuất Bộ GD&ĐT cho phép tăng số học sinh mỗi lớp từ 45 lên 50. Các trường trong khu vực nội thành được nâng tầng và xây thêm tầng hầm.

Chọn trường công lập nào, đề nguyện vọng ra sao để con có cơ hội đỗ vào lớp 10 công lập đang là mối lo lớn nhất của gia đình chị Trần Thị Hồng: "Vì đứa đầu không đỗ nên tôi cho con vào dân lập, còn cháu thứ hai thì chúng tôi hi vọng con vào được công lập để đỡ áp lực về kinh tế, vì tiền học là nỗi lo lớn với phụ huynh. Các con đều muốn được vào trường công lập học tập để thoải mái và tự tin".

Kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 công lập luôn được phụ huynh, học sinh quan tâm

Năm 2024, Hà Nội có 136.000 học sinh lớp 9, tăng 7.000 so với năm trước. Để giảm áp lực, Sở GD&ĐT Hà Nội đề xuất được áp dụng cơ chế đặc thù trong công tác tuyển sinh vào lớp 10 tại các trường THPT công lập ở các quận và một số vùng giáp ranh khu vực nội thành, như tăng số lớp trong mỗi trường từ 45 lên 50, sĩ số mỗi lớp cũng tăng tương ứng.

Ông Lê Trung Tín, Hiệu trưởng trường THPT Thăng Long, cho biết: "Hà Nội đặc thù về dân số nên điều chỉnh sĩ số cần phù hợp với hoàn cảnh và đáp ứng được nhu cầu giáo dục. Tôi hoàn toàn ủng hộ chủ trương này".

Sở GD&ĐT Hà Nội đề xuất tăng sĩ số học sinh lớp 10 công lập

Bà Nguyễn Bội Quỳnh, Hiệu trưởng trường THPT Việt Đức, đồng tình với giải pháp này: "Dân số tăng lên mà trường thì chưa kịp phát triển, nên nếu như trường đáp ứng được thì nên tăng cơ hội cho các em vào lớp 10 công lập".

Việc tăng số lớp và tăng sĩ số sẽ giảm bớt phần nào sức nóng của kỳ thi vào lớp 10 ở Thủ đô. Tuy nhiên, tăng thêm học sinh thì áp lực với việc dạy học của giáo viên, công tác quản lý của các trường cũng tăng theo, khi mà chương trình giáo dục phổ thông mới đang dần đi đến những khối cuối cùng.

Tăng sĩ số thì áp lực tăng lên với giáo viên và nhà trường

Việc tăng sĩ số hay tăng số lớp ở các trường sẽ chỉ là giải pháp trước mắt. Về lâu dài, cần phải có thêm trường THPT, nhất là ở những quận, huyện có tốc độ tăng dân số nhanh.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tính đến ngày 25/4, ít nhất đã có 60 địa phương công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025, với ba môn Toán, Văn, Tiếng Anh.

Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật, thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội vừa chính thức ra mắt. Trường ra đời trên cơ sở chuyển đổi từ Khoa Các khoa học liên ngành, thành trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật.

Sáng 24/4, trên mạng xã hội xuất hiện các đoạn clip ghi lại cảnh một người phụ nữ mặc áo màu đen ngồi lên người trẻ rồi nhét thức ăn vào miệng trẻ. Ngay lập tức clip được chia sẻ với tốc độ chóng mặt, gây phẫn nộ cho nhiều người.

Chỉ còn hơn 1 tháng nữa, học sinh lớp 9 trên địa bàn Hà Nội sẽ bước vào kỳ thi vào lớp 10. Nhiều học sinh, phụ huynh không khỏi lo lắng và cảm thấy áp lực. Nhằm giúp các em học sinh lớp 9 hệ thống lại các kiến thức để chuẩn bi tốt nhất cho kỳ thi, một số trường THCS bố trí các tiết học bổ trợ miễn phí, không bị bó buộc về thời gian.

Cổng thông tin điện tử của Sở GD&ĐT Hà Nôi vừa ban hành hướng dẫn học sinh cài đặt ứng dụng ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Theo đó, bên cạnh việc ôn tập ba môn Toán, Ngữ văn và Tiếng Anh được phát sóng cố định trên kênh H2 của Đài Hà Nội vào 20h các ngày thứ 6, thứ 7 và Chủ nhật hàng tuần (bắt đầu từ 19/4/2024 đến hết ngày 23/6/2024 ), tất cả dữ liệu các bài giảng và bài tập của ba môn ôn tập sẽ được cập nhật đầy đủ trên ứng dụng Hanoi On của Đài Hà Nội.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số điều của Quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học. Trong đó, đề xuất trường tiểu học có tối đa 40 lớp.