Độc đáo gốm Phù Lãng

Làng nghề gốm Phù Lãng nổi tiếng không chỉ ở Bắc Ninh, nhưng khi sản phẩm công nghiệp ngày càng rẻ với mẫu mã đẹp, các sản phẩm thủ công ngày càng trở nên khó bán.

Các chuyên gia Nhật Bản đã hỗ trợ dự án đào tạo, phát triển nghề gốm tại Phù Lãng nhằm tìm hướng xuất khẩu và góp phần tạo sản phẩm du lịch độc đáo, là điểm đến thu hút du khách trong tương lai.

Sản phẩm gốm sứ tinh tế có kích thước nhỏ hướng tới người tiêu dùng trong nước và quốc tế là kết quả của gần ba năm các chuyên gia gốm Nhật Bản hỗ trợ đào tạo và phát triển nghề gốm Phù Lãng với tổng nguồn vốn gần 17 tỷ đồng.

Sản phẩm mới của làng gốm Phù Lãng

Vốn là một làng nghề gốm cổ ở Việt Nam, có lịch sử hơn 700 năm, Phù Lãng nổi tiếng với những sản phẩm gốm to, nặng như chum vại, tiểu quách, chậu trồng hoa, cây cảnh... Làng nghề hiện vẫn duy trì các sản phẩm gốm truyền thống bằng lò đốt củi, kích cỡ lớn và giá rẻ.

Các học viên sau khi tham gia dự án hỗ trợ của Nhật Bản đã đa dạng hóa sản phẩm gốm với kích cỡ nhỏ, có công năng và thẩm mỹ cao hơn. Đặc biệt, các nghệ nhân, chuyên gia của Nhật Bản đã góp phần truyền được tình yêu và niềm tin vào thế hệ làm gốm trẻ ở địa phương này.

Các nghệ nhân, chuyên gia của Nhật Bản đã góp phần truyền được tình yêu và niềm tin vào thế hệ làm gốm trẻ ở địa phương này.

Các chuyên gia Nhật Bản vẫn giữ nguyên tính thủ công, màu men tự nhiên nên càng làm tăng giá trị của từng sản phẩm.

Trước đây, những món đồ gốm ở Phù Lãng quá to, tốn nhiều nguyên liệu mà khách du lịch không thể mua và mang theo những món đồ cồng kềnh như vậy. Việc tạo ra những đồ gốm nhỏ gọn hơn, tinh xảo hơn mang đến nhiều triển vọng đưa gốm Phù Lãng ra thế giới và phát triển du lịch ngay tại làng nghề.

User
Ý KIẾN

Cận Tết, làng tăm hương Quảng Phú Cầu (xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa) lại rộn ràng vào vụ. Khắp các đường làng ngõ xóm, những đóa tăm hương rực sắc đỏ lại "bung nở" rực rỡ. Còn tại các xưởng sản xuất chân hương, người thợ đang hối hả sản xuất, chuẩn bị sản phẩm để đưa ra thị trường trong dịp Tết.

Những ngày cận Tết, không khí tại làng nghề hoa, cây cảnh xã Hồng Vân (huyện Thường Tín) trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Người dân đang tất bật chăm sóc, chuẩn bị những chậu cây, bông hoa đẹp nhất cho mùa xuân, góp phần tô điểm cho không gian Tết của mọi nhà.

Nhiều người gọi làng Cựu là "làng Tây" bởi chính sự pha trộn giữa nét văn hóa Á Đông và phương Tây đã đem đến cho làng sự độc đáo so với những ngôi làng cổ khác ở Hà Nội.

Hà Nội có cả nghìn làng nghề và làng có nghề, trong đó 327 làng nghề được công nhận. Việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hoá của các sản phẩm làng nghề truyền thống Hà Nội đang nhận được sự chung tay của nhiều tổ chức, cá nhân.

Hai làng nghề Hà Nội là gốm sứ Bát Tràng và dệt lụa Vạn Phúc chính thức được Hội đồng Thủ công thế giới công nhận, trở thành thành viên của Mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu.

“Quà tặng của nhân gian” là sự kiện văn hoá nổi bật của Hà Nội để đón chào năm mới 2025. Tại chương trình, giữa không gian Văn Miếu - Quốc Tử Giám, nơi được định hướng trở thành không gian sáng tạo của Thủ đô, người dân và du khách lần đầu tiên được gặp gỡ, giao lưu với các nghệ nhân đến từ khắp mọi miền đất nước. Sự kiện không chỉ khẳng định Hà Nội là nơi kết nối di sản văn hóa truyền thống và nghệ thuật đương đại mà còn góp phần gìn giữ, phát huy, tôn vinh những giá trị đặc sắc của các làng nghề nổi tiếng của Việt Nam.

Trong xu hướng phát triển đô thị, sinh thái hiện nay, nghề sinh vật cảnh không chỉ duy trì mà còn được đầu tư, phát triển bài bản, chuyên canh với sản phẩm giá trị cao. Hiện nhiều vùng ngoại thành của Thủ đô như: Thường Tín, Thanh Trì, Gia Lâm, Phúc Thọ… đều có làng nghề sinh vật cảnh nổi tiếng.

Những ngày này, ngôi làng làm hương nổi tiếng ở Phú Xuyên tất tật hơn bình thường, bởi chỉ còn chưa đầy 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán - dịp mà nhu cầu sử dụng hương thơm trong cúng lễ của người dân tăng cao. Những người dân làng hương Văn Trai Thượng đang cần mẫn ngày đêm để làm ra những nén hương thơm đáp ứng nhu cầu của thị trường trong dịp đón chào năm mới.

Làng Trạch Xá, thuộc huyện Ứng Hòa, Hà Nội, từ lâu nổi tiếng với nghề may áo dài. Nghề may Trạch Xá đã được ghi danh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây dấu mốc quan trọng trong việc bảo tồn di sản truyền thống.

Được mệnh danh là “đất trăm nghề” - làng nghề Hà Nội đã và đang đóng góp lớn vào phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô và đất nước. Tuy vậy, hiện cũng còn có những hạn chế khiến làng nghề phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế.

Sở Du lịch Hà Nội phối hợp cùng UBND huyện Ứng Hoà tổ chức khai mạc chương trình “Ứng Hòa - Miền di sản ngoại đô” vào tối 27/12.

Ngày 27/12, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Hiệp hội Thủ công mỹ nghệ và Làng nghề Hà Nội tổ chức Hội thảo “Nâng cao giá trị sản phẩm làng nghề, đáp ứng nhu cầu thị hiếu thị trường trong nước và xuất khẩu”.

Tháng 12 âm lịch hàng năm, các Hiệp hội ngành nghề Gỗ và Thủ công mỹ nghệ lại cùng nhau hướng về Tổ nghiệp, nhằm thể hiện lòng tôn kính, ghi nhớ công ơn các bậc tiền bối, những người đã khai sáng và truyền bá rộng rãi nghề gỗ và thủ công mỹ nghệ cho các thế hệ sau.

Nhắc đến nghề dệt lụa, ở Hà Nội không chỉ có làng Vạn Phúc mà rất nhiều làng quê có nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt vải.

Sở Du lịch Hà Nội sẽ phối hợp cùng huyện Ứng Hòa liên kết sản phẩm, dịch vụ theo vùng, theo tuyến chính; quy hoạch và nâng cấp hạ tầng, cảnh quan ở làng nghề hương và làng nghề áo dài; khai thác tốt du lịch tâm linh.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, trong số hơn 2.900 sản phẩm OCOP - Chương trình mỗi xã một sản phẩm, được Hà Nội chứng nhận, có tới hơn 770 sản phẩm đến từ các làng nghề.

Hai làng nghề truyền thống Phúc Am (vàng mã) và Hạ Thái (sơn mài) tại xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, Hà Nội đang được Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với các công ty lữ hành phát triển thành sản phẩm tour văn hóa di sản, hướng đến phục vụ du khách quốc tế.

Từ bao đời, sen Tây Hồ, giống sen trăm cánh, hay còn gọi là sen Bách Diệp riêng có của Tây Hồ đã trở thành niềm tự hào của vùng đất kinh kỳ Thăng Long. Từ giống sen quý, nghệ thuật ướp trà sen của người dân Quảng An - Tây Hồ đã nâng tầm những cánh trà, đưa việc thưởng trà thăng hoa thành một nghệ thuật, ẩn chứa tinh hoa của cả đất trời trong chén trà nhỏ và hơn thế, là cả sự tao nhã, cao sang của người thưởng trà.

Làng nghề rèn Đa Sĩ, nằm ở quận Hà Đông, Hà Nội, từ lâu đã nổi tiếng với nghề rèn.

Đến nay, nghề dệt lưới chã - một nghề đã từng là nghề truyền thống của người dân thôn Văn Lãng, xã Quang Trung, huyện Phú Xuyên từ xa xưa vẫn tồn tại song hành với nhịp sống của người dân và đem lại thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình trong thôn.

Tuần lễ Văn hóa – Du lịch – Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024 đã trở thành sự kiện thu hút đông đảo người dân và du khách. Các hoạt động không chỉ tôn vinh nghề dệt lụa truyền thống hơn 1000 năm tuổi mà còn góp phần quảng bá văn hóa, lịch sử của Hà Đông nhân dịp kỷ niệm 120 năm thành lập.

Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 23km về phía Nam, làng thêu Quất Động thuộc xã Quất Động, huyện Thường Tín là làng nghề thêu thủ công truyền thống có lịch sử lâu đời từ thế kỷ XVII. Trong không gian tĩnh lặng của xưởng thêu, những người thợ vẫn miệt mài với những mũi kim, sợi chỉ.

Bảo tàng Gốm Bát Tràng được xây dựng từ năm 2018, trở thành một điểm đến ưa thích của những ai yêu gốm, yêu một ngành nghề truyền thống của Hà Nội.

Tuần Văn hóa - Du lịch - Thương mại làng nghề Vạn Phúc với chủ đề “Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ” là hoạt động ý nghĩa, góp phần lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống, di sản đặc sắc và các loại hình dịch vụ đa dạng của địa phương đến với du khách trong nước và quốc tế.

Chiều 1/12, tại phường Vạn Phúc (quận Hà Đông), trong khuôn khổ Tuần văn hóa, du lịch, thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2024 đã diễn ra lễ rước tôn vinh tổ nghề dệt lụa, với đội hình hơn 1.000 người, cùng nhiều người dân và du khách dõi theo.

Làng nghề vàng mã Phúc Am và sơn mài Hạ Thái, thuộc xã Duyên Thái (Thường Tín, Hà Nội) đang được Sở Du lịch Hà Nội cùng các đơn vị lữ hành xúc tiến xây dựng sản phẩm tour di sản văn hóa nhằm phục vụ khách quốc tế.

Cùng với làng nghề bánh tẻ Phú Nhi (phường Phú Thịnh), làng nghề mộc Vạn An (xã Sơn Đông) của thị xã Sơn cũng đã vinh dự được UBND thành phố công nhận đạt danh hiệu Làng nghề Hà Nội.

Nức tiếng bốn phương với nghề làm hương từ hàng trăm năm trước được cha ông để lại, thôn Xà Cầu, xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa, Hà Nội ngày nay vẫn đang cho ra đời những nén hương đặc biệt với màu đen tự nhiên, khi thắp tỏa hương thuần khiết mang đặc trưng văn hóa tâm linh Việt.

Tuần Văn hóa Du lịch - Thương mại làng nghề Vạn Phúc (Hà Đông, Hà Nội) sẽ diễn ra từ ngày 30/11 - 6/12, là hoạt động trong chuỗi chào mừng 120 năm ngày thành lập Hà Đông.

Khi nhắc tới làng hương, chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ tới làng hương Thuỷ Xuân nổi tiếng tại xứ Huế. Ít ai biết rằng chỉ cách Thủ đô Hà Nội khoảng 35km, làng nghề tăm hương Quảng Phú Cầu, thuộc thôn Cầu Bầu, xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hoà, cũng độc đáo không kém.

Sở Du lịch Quảng Nam cho biết dự án “Làng nghề lên số” của TP Hội An đã vinh dự nhận giải thưởng Kotler Awards 2024 ở hạng mục “Công nghệ số và đổi mới sáng tạo có tầm ảnh hưởng”.

Xã Hồng Vân thuộc huyện Thường Tín từ lâu được biết đến là làng nghề sinh vật cảnh vô cùng độc đáo. Tại vùng quê trù phú này, mỗi cây cảnh đều là một tác phẩm nghệ thuật mang trong mình hơi thở của thiên nhiên và dấu ấn sáng tạo của các nghệ nhân.

Là cây ưa khô ráo, nắng hạn, cách đây hơn 2 tháng, hàng nghìn cây hoa giấy ở Phù Đổng có nguy cơ bị thối rễ do ngập nước. Người dân làng Phù Đổng đã kiên trì hồi sinh cho những cây hoa giấy, để giờ đây, các nhà vườn lại rực rỡ sắc màu.

Nghề giày da ra đời không chỉ là để đáp ứng nhu cầu thiết thực, mà còn mang đậm dấu ấn của từng nền văn hóa. Từ những chiếc dép lá đơn sơ của người Việt, đến những đôi giày da tinh xảo của người Ý, mỗi đôi giày đều là một câu chuyện lịch sử.

Làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề lụa nổi tiếng với hơn 1000 năm tuổi, lưu giữ tinh hoa văn hóa qua từng sợi tơ, là biểu tượng của sự khéo léo, sáng tạo và tình yêu bất tận với nghề truyền thống.

Dù công việc khá vất vả, nhưng xưởng làm dao kéo của người thợ Hòe Thị (quận Nam Từ Liêm) vẫn luôn đỏ lửa lò mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu của người dân Hà Nội.

Qua khảo sát của đoàn Hội đồng Thủ công thế giới, làng lụa Vạn Phúc, một trong những làng nghề dệt lụa nổi tiếng bậc nhất Việt Nam với hơn 1000 năm tuổi, được đánh giá đủ yếu tố để tham gia mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu.

UBND thành phố Hà Nội vừa có quyết định công nhận điểm du lịch làng nghề cỏ tế mây tre đan xã Phú Túc, huyện Phú Xuyên.

Hội đồng Giám khảo quốc tế Hội đồng Thủ công thế giới đã đến khảo sát, đánh giá để xem xét công nhận làng nghề Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội, trở thành thành viên của Mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu.

Hội Lương thực Thực phẩm TP HCM (FFA) phối hợp cùng Hiệp hội Nước mắm truyền thống Việt Nam đã tổ chức Lễ hội nước mắm TP HCM lần 1 năm 2024 tại phố đi bộ Nguyễn Huệ

Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 25km, xã Liên Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội, là một trong số nhiều làng nghề chuyên sản xuất gỗ mỹ nghệ, với những người dân năng động trong phát triển kinh tế.

Hà Nội từng có rất nhiều làng quê có nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt vải. Trong đó làng nghề Phùng Xá, xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức, từng được mệnh danh là “thủ phủ dâu tằm”.

15.000 sản phẩm gốm sứ Bát Tràng vừa được huyện Gia Lâm, xã Bát Tràng và các nghệ nhân trao tặng tới nhân dân và chiến sĩ huyện đảo Trường Sa.

UBND huyện Thường Tín và Sở Công Thương Hà Nội vừa phối hợp tổ chức Festival làng nghề và Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ truyền thống.

Đam mê, gắn bó với nghề truyền thống, nghệ nhân tiêu biểu Bùi Thị Minh đã cho ra đời nhiều tác phẩm đúc đồng, phát huy truyền thống nghề của tổ tiên.

Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ Đô và 65 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm Bát Tràng, Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Làng gốm Bát Tràng và Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức Triển lãm “Hồn của Đất - gốm sứ mỹ nghệ Bát Tràng”. Tới dự có Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Minh Hải.