Cuộc thi hướng nghiệp hàng không đầu tiên cho sinh viên

(HanoiTV) - Cuộc thi Vietnam Airlines Youth Travel Awards sẽ chính thức khởi động từ hôm nay, ngày 15/09/2022. Đây là sáng kiến nhằm phát triển hợp tác giữa Vietnam Airlines và các Trường Đại học, tổ chức giáo dục trên toàn quốc với mục tiêu mang lại giá trị hướng nghiệp thiết thực cho cộng đồng trẻ.

Tham dự cuộc thi, các bạn trẻ giành chiến thắng sẽ được nhận những phần thưởng mang đậm dấu ấn hàng không như tour du lịch, vé máy bay nội địa miễn phí. Những thí sinh xuất sắc nhất sẽ được thực tập ngắn hạn và dài hạn tại các Ban chuyên môn của Tổng công ty hàng không Việt Nam – Vietnam Airlines, đồng thời có cơ hội trở thành cộng tác viên tại các vị trí theo sở trường cá nhân với mức thu nhập hấp dẫn.

Cuộc thi dành cho dành cho các bạn sinh viên Việt Nam đam mê chinh phục thử thách và mong muốn phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực hàng không.

Đặc biệt, sau quá trình thực tập, các sinh viên xuất sắc có thể đề xuất dự án cá nhân hoặc theo nhóm. Các dự án được đánh giá tốt, mang lại giá trị thực tiễn, có tính khả thi cao sẽ được cấp kinh phí để triển khai thực hiện. Sinh viên/trưởng nhóm dự án sẽ được xét tuyển đặc cách vào Vietnam Airlines. Ngoài ra, thí sinh tham dự cuộc thi còn có cơ hội trở thành gương mặt Đại sứ sinh viên của Vietnam Airlines.

Vietnam Airlines Youth Travel Awards sẽ gồm 03 vòng thi là vòng Sơ khảo, Tài năng và Chung kết. Trong đó, 2 vòng thi đầu tiên được tổ chức online nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đông đảo sinh viên trên cả nước tham dự. Vòng thi cuối cùng được tổ chức trực tiếp tại Trụ sở Tổng công ty hàng không Việt Nam và phát livestream trực tiếp trên mạng xã hội (đối với các thí sinh đủ tiêu chuẩn vào vòng Chung kết, mà ở các tỉnh ngoài Hà Nội, Vietnam Airlines sẽ tài trợ vé máy bay cho các thí sinh đến Hà Nội tham dự chung kết, trên các đường bay nội địa do hãng trực tiếp khai thác).

Các vòng thi của Vietnam Airlines Youth Travel Awards

Vòng 1: SƠ KHẢO - Thời gian: 15/9 – 15/10

Hình thức: Thí sinh tham gia bằng cách gửi CV kèm 1 video độ dài dưới 3 phút hoặc hình ảnh/tranh vẽ/bài viết về chủ đề BGK đưa ra: Giấc mơ cất cánh - “Vì sao chúng ta bay” (Lưu ý: với tranh và ảnh phải có bài viết diễn giải chi tiết ý tưởng trình bày)

Cách thức lựa chọn vào vòng sau: Dựa trên các tiêu chí về nội dung, hình thức, khả năng thể hiện song ngữ của bài dự thi, BTC chọn ra 50 hồ sơ xuất sắc nhất để đi tiếp vào Vòng 2.

Vòng 2: TÀI NĂNG - Thời gian: 20/10 – 12/11

Hình thức: 50 thí sinh xuất sắc nhất ở vòng 1 sẽ lựa chọn 1 trong 3 đề thi. Tương ứng với mỗi đề thi, Vietnam Airlines sẽ có một câu hỏi khơi gợi ý tưởng, cách thức giải quyết vấn đề một cách sáng tạo. Thời gian làm bài kéo dài 10 ngày, mỗi thí sinh lên 1 bản kế hoạch powerpoint dài không quá 15 trang và 1 video sáng tạo thuyết trình về ý tưởng.

Cách thức lựa chọn vào vòng sau: 25 thí sinh có kết quả xuất sắc nhất theo đánh giá của BGK (70%) và bình chọn của khán giả (30%) sẽ được lựa chọn vào vòng sau.

Vòng 3: CHUNG KẾT - Thời gian: 15/11 – 30/11

Hình thức: 25 thí sinh được chia làm 5 đội, mỗi đội 5 thành viên. Các đội sẽ chọn 1 ý tưởng của thành viên tại vòng 2 để phát triển thành kế hoạch triển khai hoàn chỉnh. 5 đội sẽ trình bày các kế hoạch này trong đêm chung kết và có sự tranh biện của các đội đối thủ. Các thí sinh chia đội online và mentor để cùng nhau làm dự án từ xa. Sau khi phân đội thí sinh có 10 ngày teamwork cùng mentor để hoàn thành bài thi. Trước ngày thi trực tiếp, các thí sinh sẽ được trải nghiệm tham quan doanh nghiệp và tổng diễn tập tại trụ sở Tổng công ty hàng không Việt Nam – Vietnam Airlines.

Cách thức lựa chọn đội chiến thắng: Tiêu chí đánh giá dựa trên 70% dựa trên bài thuyết trình và 30% dựa trên khả năng phân tích, phản biện trực tiếp với đối thủ.

 

Trong các vòng thi, các cá nhân hoặc đội nhóm sẽ tranh tài theo nhiều hình thức đa dạng như: gửi bài viết, thiết kế video, ảnh theo chủ đề hàng không – du lịch, xây dựng, thuyết trình kế hoạch, dự án giải quyết vấn đề theo nhóm dưới sự hướng dẫn của mentor, tranh biện, phản biện trực tiếp …

Thông qua cuộc thi, Vietnam Airlines khẳng định nỗ lực tiên phong trong công tác đào tạo, hướng nghiệp hàng không, kiến tạo một sân chơi đầy cảm hứng để các bạn trẻ phát huy tiềm năng, cũng như mang đến những cơ hội phát triển nghề nghiệp đột phá và chắp cánh vươn cao cho thế hệ trẻ Việt Nam.

Sau quá trình thực tập tại Vietnam Airlines, các bạn sinh viên có kết quả thực tập xuất sắc và đã hoàn thành chương trình Đại học sẽ được xét tuyển đặc cách vào Vietnam Airlines. Đối với các bạn sinh viên xuất sắc nhưng chưa hoàn thành chương trình Đại học sẽ được bảo lưu kết quả thực tập và suất xét tuyển đặc cách vào Vietnam Airlines.

Đăng ký tham gia cuộc thi tại: https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSdvoGpIGP1K-qlv2NytcQqDV3DV-6UleXbLUNGvPsWN5bvNMg/viewform.

Tìm hiểu chi tiết cuộc thi tại: https://pages.vietnamairlines.com/youth-travel-awards

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Khởi nghiệp đã trở thành một chuyên ngành đào tạo chính quy của nhiều trường đại học. Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, tỉ lệ cơ sở giáo dục đại học đưa khởi nghiệp thành môn học quan trọng, đã trở nên phổ biến.

Tư duy “Không đỗ đại học mới đi học nghề” tồn tại từ nhiều chục năm trước đây, nay đã thay đổi. Lựa chọn học nghề đã trở thành tiêu chí của nhiều học sinh và gia đình, khi nhu cầu tuyển dụng lao động có tay nghề, có chất lượng cao ngày càng lớn. Bên cạnh đó, các trường nghề đã có sự đầu tư cả về vật chất lẫn giáo trình đào tạo, gắn liền với thực tế, cũng như nhu cầu của đơn vị tuyển dụng lao động trong và ngoài nước.

Nếu như trước đây, đại học là con đường duy nhất của phần lớn những học sinh có học lực giỏi thì hiện nay, xuất khẩu lao động đã trở thành lựa chọn nhanh nhất, ngắn nhất của khá nhiều em.

Chứng chỉ IELTS hiện nay được coi như giấy thông hành qua cửa nhiều trường đại học, THPT và cả THCS chất lượng cao. Chính vì vậy, ngày càng nhiều gia đình lựa chọn cho con học và thi IELTS từ sớm. Điều này gây ra nhiều băn khoăn và ý kiến trái chiều.

Thực trạng sinh viên tốt nghiệp đại học rơi vào cảnh thất nghiệp hay làm không đúng ngành nghề được đào tạo không còn là chuyện mới trong nhiều năm qua. Nhưng một ngịch lý đã và đang tồn tại, đó là lượng sinh viên ra trường thì nhiều, nhưng lao động có tay nghề lại luôn trong tình trạng 'hiếm'.

Trước tình trạng sinh viên thất nghiệp sau khi đào tạo ở một số ngành tỉ lệ rất cao, mà nguyên nhân chính do sự thiếu đồng bộ giữa chương trình đào tạo của nhà trường và nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp, nhiều trường đại học đã mời các doanh nghiệp góp ý trực tiếp cho chương trình đào tạo.