Mẹ ơi, nếu con thi trượt…

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập có ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗi học sinh, bởi vậy cả cha mẹ và con cái đều nên chuẩn bị cho mình tâm thế đối mặt nếu kết quả không được như ý.

Bên con những lúc khó khăn

Kỳ thi vào lớp 10 THPT công lập tại Hà Nội vừa kết thúc, theo dự kiến trước ngày 2/7 Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP. Hà Nội sẽ công bố điểm thi. Theo Sở GD&ĐT Hà Nội, chỉ tiêu vào lớp 10 các trường công lập năm nay khoảng 81.000 em (tức hơn 60%). Còn lại khoảng 54.000 em sẽ không đỗ vào các trường công lập. 

Hiện nay, đa phần học sinh lựa chọn tham dự kỳ thi tuyển sinh lớp 10 công lập vì không phải em nào cũng có điều kiện để học ở các trường tư thục, dân lập. Việc học nghề sớm hoặc lao động sớm cũng chưa nhiều em lựa chọn. Hơn nữa, gia đình nào cũng chỉ có 1-2 đứa con nên phụ huynh luôn kỳ vọng vào tương lai của con em mình sau này.

Chính vì vậy, số lượng thí sinh đăng ký dự thi vào các trường THPT công lập vượt quá chỉ tiêu tuyển sinh là điều đương nhiên. Khi số lượng thí sinh đăng ký dự thi nhiều hơn, thậm chí gấp nhiều lần chỉ tiêu tuyển, bắt buộc thí sinh phải cạnh tranh trực tiếp với các thí sinh khác.

Tuổi 15 đầy nhạy cảm bởi các em chưa trưởng thành, chưa từng trải. Chính vì thế, việc cha mẹ đồng hành, chia sẻ cả niềm vui, nỗi buồn, cả thành công và thất bại của con là điều quan trọng nhất để hướng cho các em trưởng thành và vững vàng bước qua mọi thử thách.

Đỗ Gia Nhi đã khóc rất nhiều vì không làm tốt môn Toán như mong muốn.

Sau kỳ thi vào lớp10 ngày hôm qua, Đỗ Gia Nhi, học sinh trường THCS và THPT Đoàn Thị Điểm đã khóc rất nhiều vì không làm tốt môn Toán như mong muốn, em dự tính mình chỉ được khoảng 6 điểm. Là học sinh giỏi trong nhiều năm, luôn luôn đứng trong top đầu lớp bởi thành tích xuất sắc, bởi vậy, em nhận được kì vọng khá nhiều từ thầy cô và gia đình.

Khi thấy con như vậy chị Dương Thị Hạnh - mẹ của Gia Nhi (phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đã không khỏi sự lo lắng, tuy nhiên, điều ưu tiên trước hết đối với chị đó chính là an ủi tinh thần của con.

Tỉ lệ chọi trong Kỳ thi vào lớp 10 được coi là khốc liệt khi có tới hơn 50 nghìn thí sinh sẽ không được vào các trường công lập. Xác định, thực tế làm bài của con sẽ khó khăn để có "suất" vào trường THPT công lập, để yên tâm, chị Hạnh cũng đã nộp hồ sơ cho con vào một số trường dân lập gần nhà từ trước khi diễn ra kỳ thi để vừa giảm áp lực cho con, vừa để có thời gian cân nhắc lựa chọn giữa các trường ngoài công lập.

Cũng giống như nhiều người mẹ khác, chị Hạnh cũng xác định sẽ sát cánh cùng con, động viên, an ủi giúp con lấy lại niềm tin với cuộc sống. 

Chị Hạnh xác định sẽ sát cánh cùng con, động viên, an ủi giúp con lấy lại niềm tin với cuộc sống

Trong một kỳ thi, đỗ hay trượt là chuyện thường tình. Chỉ là cách nhìn nhận và mức độ chấp nhận của mỗi người mỗi khác. Cha mẹ không nên trút hết mọi thất vọng lên con, vì hơn ai hết, chính con là người đang buồn bã và đau khổ nhất. Đón nhận mọi chuyện và ứng xử với nó ra sao là do bản thân mỗi người tự quyết định. Nếu con tự tin bước tiếp nghĩa là con đã chiến thắng rồi.

Và trên thực tế hiện nay, nhiều bậc cha mẹ đã có cái nhìn thấu hiểu và sẵn sàng chia sẻ, đồng hành với con, thậm chí có nhiều phương án đặt ra để chuẩn bị cho mọi tình huống.

Mô hình đào tạo 9+ là hướng mở cho học sinh thủ đô

Khi cánh cửa này khép lại thì sẽ có cánh cửa khác mở ra, trượt trường công lập, các em còn có nhiều lựa chọn khác, đó là các trường dân lập, trường tư thục, học tại các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, trường trung cấp, cao đẳng... Bằng cấp khi các em tốt nghiệp THPT đều như nhau.

Trên thực tế thời gian qua, một số trường trung cấp, cao đẳng của hệ thống giáo dục nghề nghiệp đang thí điểm tuyển sinh và đào tạo học sinh hoàn thành bậc THCS - thường được gọi là mô hình 9+.

Đây được xem như một giải pháp đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau bậc THCS, giúp tiết kiệm thời gian, tiền bạc cho cả người học cũng như xã hội; mở ra thêm con đường lập thân, lập nghiệp cho giới trẻ, đó là mục tiêu mà chương trình 9+ hướng đến.

Đối với học sinh, mô hình 9+ là một trong những con đường ngắn và phù hợp với năng lực nhiều em để có một nghề nghiệp và thu nhập ổn định. Thay vì mất thêm 3 năm theo học bậc THPT, ngay từ khi học xong lớp 9, học sinh sẽ theo học hệ trung cấp, cao đẳng và sẽ gia nhập thị trường lao động sớm hơn. Đồng thời, các em vẫn có cơ hội học tiếp lên bậc đại học.

Mô hình 9+ là một trong những con đường ngắn và phù hợp với năng lực nhiều em để có một nghề nghiệp và thu nhập ổn định

Thực tế đã cho thấy, có nhiều người, sau tốt nghiệp chương trình 9+, đã có công việc ổn định với mức thu nhập khá.

Ngay sau khi tốt nghiệp trường nghề từ mô hình 9+, anh Thuận vào làm việc tại Công ty Cơ khí chính xác HBT Việt Nam. Áp dụng kiến thức được đào tạo khi còn đi học, sau khi ra trường, anh Thuận đã trở thành tổ trưởng tổ phay, với mức thu nhập 15 triệu 1 tháng. 

Anh Phạm Văn Thủy, Tổ trưởng Tổ phay CNC - Công ty Cơ khí chính xác HBT Việt Nam cho biết, tại Công ty Cơ khí chính xác HBT Việt Nam, có đến 80% nhân công tốt nghiệp từ các trường nghề. Đây chính là nguồn nhân lực chất lượng cao, có chuyên môn tốt, đáp ứng nhu cầu vị trí việc làm

Theo đánh giá của ông Dương Ngọc Hạnh - Giám đốc Công ty Cơ khí chính xác HBT Việt Nam: hiện nay, nhu cầu nhân lực lớn, các doanh nghiệp đang tích cực liên kết với các trường đào tạo nghề để thu hút nguồn nhân lực. Tại các trường nghề, học sinh được đào tạo lý thuyết, gắn với thực tiễn, giúp thí sinh dễ dàng áp dụng kiến thức vào công việc sau này.

 Các trường giáo dục nghề nghiệp đã mở thêm nhiều “cánh cửa” để các học sinh tốt nghiệp THCS có thể chọn lựa.

Theo số liệu thống kê của trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc, từ quy mô tuyển sinh gần 500 sinh viên/năm, tới nay, trường thường xuyên tuyển sinh lên tới trên 1.000 sinh viên/năm. Hằng năm, tỷ lệ sinh viên có việc làm đều đạt trên 96%, với mức lương từ 8-15 triệu đồng/tháng. Điều đó cho thấy, qua từng năm, công tác đạo tạo nghề luôn thu hút sự quan tâm của học sinh và phụ huynh.

Sự đóng góp của các trường giáo dục nghề nghiệp không chỉ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở địa bàn thành phố mà còn mở thêm nhiều “cánh cửa” để các học sinh tốt nghiệp THCS có thể chọn lựa một hướng đi đúng cho tương lai của mình.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Vượt lên những khó khăn trong cuộc sống, thủ khoa ngành Công nghệ nông nghiệp, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội Hoàng Thị Hồng Nga đã trở thành niềm tự hào của gia đình, thầy cô và bạn bè.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, chuyển đổi số, sự phát triển của trí tuệ nhân tạo AI,… sinh viên cần được lĩnh hội những kiến thức mới nhất, đảm bảo thực tế nghề nghiệp để tự tin làm việc trong môi trường quốc tế.

Chương trình "Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050" vừa được phê duyệt. Theo đó, đến năm 2030, Việt Nam cần đào tạo ít nhất 50.000 nhân lực đại học trở lên phục vụ ngành này.

Đi học có lương, ra trường có việc là chuyện không còn mới lạ với nhiều sinh viên trường nghề. Bởi vậy, ở mùa tuyển sinh những năm gần đây, học nghề đang được khá nhiều bạn trẻ lựa chọn.

Chương trình “Hướng nghiệp và tư vấn lựa chọn Tổ hợp môn lớp 10" dành riêng cho học sinh 2k9 do Đài PT-TH Hà Nội và Hệ thống Giáo dục HOCMAI phối hợp với tổ chức, nhằm hỗ trợ học sinh và phụ huynh trong việc định hướng và chuẩn bị tốt nhất cho năm học lớp 10. Chương trình có sự tham gia của các chuyên gia giáo dục uy tín.

Việt Nam đang đứng trước cơ hội tham gia sâu vào ngành công nghiệp bán dẫn và đã thể hiện rõ khát vọng trở thành một mắt xích trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu.