Sôi nổi Ngày hội tuyển sinh, hướng nghiệp 2024

Thời gian này chính là thời điểm hàng triệu học sinh lớp 12 đang phải cân não trong việc lựa chọn ngành, nghề tương lai. Việc được tiếp xúc, tư vấn trực tiếp từ các trường, các chuyên gia tại Ngày Hội tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp sẽ giúp học sinh giải đáp được những băn khoăn, trăn trở trong việc chọn trường, chọn ngành phù hợp với bản thân.

Không chỉ lớp 12 mà thậm chí cả những học sinh đầu cấp THPT cũng đều tìm đến Ngày hội tuyển sinh. Các thông tin hữu ích về ngành, nghề được tìm hiểu, sẻ chia từ sớm sẽ giúp các em có quyết tâm hơn cho mục tiêu trong tương lai.

Nhiều em kiên nhẫn xếp hàng chờ đợi để được tư vấn trực tiếp, bởi đây là cơ hội để thí sinh được giải đáp các thắc mắc của mình. Không chỉ đơn thuần là phương thức thi ra sao mà điều các học sinh lớp 12 quan tâm còn là chương trình học và cơ hội việc làm như thế nào.

Nhiều học sinh kiên nhẫn xếp hàng chờ đợi để được tư vấn

Ông Nguyễn Quang Trung – Phó Trưởng phòng Truyền thông và Tuyển sinh, Trường Đại học Thương Mại chia sẻ: "Các ngành nghề nào có việc làm sau khi tốt nghiệp là điều các em quan tâm nhất. Phần lớn các em không còn tập trung vào các ngành nghề được quảng cáo, chào đón bằng các phương thức truyền thông."

Năm nay, ngoài thay đổi đáng kể về cơ cấu tỷ lệ tuyển sinh của các phương thức, các trường đại học cũng tăng chỉ tiêu, mở thêm nhiều ngành mới. Việc gặp gỡ tại Ngày Hội tư vấn giúp nhà trường đưa đến cho hàng chục nghìn thí sinh thông tin một cách trực tiếp và đầy đủ nhất. 

Ông Nguyễn Quang Trung – Phó Trưởng phòng Truyền thông và Tuyển sinh, Trường Đại học Thương Mại đưa ra một số lời khuyên về việc đăng ký nguyện vọng xét tuyển: "Đầu tiên, các em phải tìm hiểu, lựa chọn được đúng ngành mà mình yêu thích để sau này có thể phát huy được tối đa năng lực của bản thân. Khi đã chọn được những ngành học mình yêu thích, nên sắp xếp thành ba nhóm: nhóm ngành học yêu thích nhưng điểm có phần cao hơn khả năng của bản thân, nhóm ngành an toàn và nhóm ngành chắc chắn đỗ để đảm bảo nếu trượt hai nhóm trên thì các em chắc chắn sẽ đỗ nhóm thứ ba."

Sau năm thứ nhất đại học, có đến khoảng 5 - 7% sinh viên phải đăng ký xét tuyển lại. Như vậy, số em đã chọn sai hay chọn chưa phù hợp ngành học khi đăng ký nguyện vọng là rất nhiều. Vì thế, việc nắm bắt được những thông tin về ngành, nghề mà bản thân quan tâm từ sớm để có cân nhắc, lựa chọn sẽ giúp thí sinh an tâm hơn khi đăng ký xét tuyển cũng như tránh tối đa việc phải chọn lại, đăng ký thi lại.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Khởi nghiệp đã trở thành một chuyên ngành đào tạo chính quy của nhiều trường đại học. Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, tỉ lệ cơ sở giáo dục đại học đưa khởi nghiệp thành môn học quan trọng, đã trở nên phổ biến.

Tư duy “Không đỗ đại học mới đi học nghề” tồn tại từ nhiều chục năm trước đây, nay đã thay đổi. Lựa chọn học nghề đã trở thành tiêu chí của nhiều học sinh và gia đình, khi nhu cầu tuyển dụng lao động có tay nghề, có chất lượng cao ngày càng lớn. Bên cạnh đó, các trường nghề đã có sự đầu tư cả về vật chất lẫn giáo trình đào tạo, gắn liền với thực tế, cũng như nhu cầu của đơn vị tuyển dụng lao động trong và ngoài nước.

Nếu như trước đây, đại học là con đường duy nhất của phần lớn những học sinh có học lực giỏi thì hiện nay, xuất khẩu lao động đã trở thành lựa chọn nhanh nhất, ngắn nhất của khá nhiều em.

Chứng chỉ IELTS hiện nay được coi như giấy thông hành qua cửa nhiều trường đại học, THPT và cả THCS chất lượng cao. Chính vì vậy, ngày càng nhiều gia đình lựa chọn cho con học và thi IELTS từ sớm. Điều này gây ra nhiều băn khoăn và ý kiến trái chiều.

Thực trạng sinh viên tốt nghiệp đại học rơi vào cảnh thất nghiệp hay làm không đúng ngành nghề được đào tạo không còn là chuyện mới trong nhiều năm qua. Nhưng một ngịch lý đã và đang tồn tại, đó là lượng sinh viên ra trường thì nhiều, nhưng lao động có tay nghề lại luôn trong tình trạng 'hiếm'.

Trước tình trạng sinh viên thất nghiệp sau khi đào tạo ở một số ngành tỉ lệ rất cao, mà nguyên nhân chính do sự thiếu đồng bộ giữa chương trình đào tạo của nhà trường và nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp, nhiều trường đại học đã mời các doanh nghiệp góp ý trực tiếp cho chương trình đào tạo.