Cơ hội cho thí sinh trượt lớp 10 công lập
Tại Hà Nội hiện chưa công bố điểm thi lớp 10, song từ khi biết kết quả làm bài của con, chị Trần Thị Hiền (phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đã chủ động chọn đăng ký học nghề cho con. Theo quan điểm của chị Hiền, không nhất thiết con phải học đại học mới vào đời được.
Áp lực kỳ thi tuyển sinh lớp 10 trong nhiều năm trở lại đây rất lớn. Thống kê tại các thành phố lớn như Hà Nội, sẽ có khoảng 50.000 học sinh không vào được các trường công lập; TP. Hồ Chí Minh là 20.000 em.
Tuy nhiên theo các chuyên gia, trượt lớp 10 công lập chưa phải là cánh cửa đã đóng lại, vẫn còn nhiều cơ hội rộng mở để các em lựa chọn.
Thạc sĩ Lê Anh Tuấn, chuyên gia hướng nghiệp - khởi nghiệp, Thành đoàn Hà Nội, cho rằng, việc phân luồng giáo dục có ý nghĩa quan trọng, giúp các em nhận biết được năng lực, điểm mạnh của chính mình để lựa chọn nghề nghiệp phù hợp. Do đó cần phải thay đổi tư duy trong hướng nghiệp.
Lâu nay, nỗi ám ảnh về điểm số, kỳ vọng của gia đình cũng như tâm lý trọng bằng cấp của xã hội đã tạo áp lực không nhỏ cho các em học sinh. Trong khi thực tế, tình trạng thiếu lao động có tay nghề, lao động có kỹ thuật lại đang diễn ra tại nhiều doanh nghiệp.
Bà Nguyễn Thị Tuyết, phòng Nhân sự, Công ty Cổ phần Công nghiệp JK Việt Nam, cho biết việc tuyển lao động khối ngành kỹ thuật của các doanh nghiệp rất khó vì nhiều học sinh ngại đi học nghề, trong khi doanh nghiệp thực sự rất cần lao động có tay nghề.
Các trường cao đẳng, trung cấp nghề đã bắt đầu tuyển sinh hệ 9+. Thủ tục khá đơn giản, học sinh chỉ cần đáp ứng yêu cầu tốt nghiệp THCS là có thể theo học. Khi đăng ký, các em sẽ lựa chọn thêm một nghề trong ba năm kế tiếp. Đặc biệt, các trường đẩy mạnh cam kết việc làm để thu hút người học.
Lựa chọn học nghề là một lối rẽ, trong đó chương trình 9 cộng là một trong những giải pháp phân luồng học sinh phổ thông hiệu quả, giúp tiết kiệm kinh phí, thời gian mà vẫn đảm bảo bằng cấp. Đây là hướng đi giúp các em tiếp cận với thị trường việc làm một cách sớm nhất.
Thời điểm này, nhiều tỉnh, thành trên cả nước đã bắt đầu công bố điểm chuẩn vào lớp 10 hệ công lập năm học 2024 - 2025. Sẽ có hàng nghìn em học sinh không có cơ hội vào trường công lập.
Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội vừa tổ chức gặp mặt 100 doanh nghiệp, nhằm chuẩn bị cho Ngày hội việc làm sinh viên HUBT năm 2024.
Ngày 4/11, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đã đến dự Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025 và nhấn mạnh vai trò quan trọng của trường Cao đẳng Công nghệ quốc tế Lilama 2 trong việc đào tạo nhân lực chất lượng cao cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đặc biệt là Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Học viện Tài chính tổ chức chương trình “Ngày hội Tuyển dụng năm 2024”. Đây là sự kiện thường niên thu hút nhiều đơn vị, doanh nghiệp uy tín trong nhiều lĩnh vực tham dự mang tới khoảng 2.000 cơ hội việc làm và thực tập cho sinh viên khối ngành Kinh tế trên địa bàn thành phố
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới và chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ, nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng trở nên thiết yếu. Hợp tác giữa doanh nghiệp và nhà trường đã trở thành nhu cầu từ cả hai phía và ngày càng đi vào thực chất, tạo cơ hội việc làm cho sinh viên.
Vượt lên những khó khăn trong cuộc sống, thủ khoa ngành Công nghệ nông nghiệp, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội Hoàng Thị Hồng Nga đã trở thành niềm tự hào của gia đình, thầy cô và bạn bè.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, chuyển đổi số, sự phát triển của trí tuệ nhân tạo AI,… sinh viên cần được lĩnh hội những kiến thức mới nhất, đảm bảo thực tế nghề nghiệp để tự tin làm việc trong môi trường quốc tế.
0