Đặc sắc lễ hội Tả Tài Phán người Hoa

Lễ hội Tả Tài Phán (hay còn gọi là lễ cầu an) của đồng bào dân tộc Hoa vừa diễn ra tại thôn Đồng Tiến, xã Phước Tân, huyện Phú Riềng (Bình Phước) với nhiều nghi thức truyền thống đầy màu sắc.

Trong 5 ngày ( từ 28/10 - 1/11), Lễ hội Tả Tài Phán diễn ra trong không khí linh thiêng và rực rỡ sắc màu.

Lễ hội Tả Tài Phán ở xã Phước Tân là văn hóa tín ngưỡng, mang đậm ý nghĩa tâm linh của đồng bào dân tộc Hoa.( Ảnh Bình Phước) 

Với đồng bào dân tộc Hoa, Lễ hội là cách để họ thể hiện tình cảm, tâm tư, nguyện vọng bước vào năm mới với niềm vui, phấn khởi mới… mong muốn đời sống ấm no hạnh phúc, làm ăn thuận lợi.

Đặc biệt, tại lễ hội truyền thống không thể thiếu những câu đối, câu chúc may mắn được viết trên giấy đỏ dán khắp nơi.

 

Lễ hội Tả Tài Phán diễn ra trong không khí linh thiêng và rực rỡ sắc màu.

Trưởng thôn Đồng Tiến Dương Lý Minh cho biết, Lễ hội Tả Tài Phán ở xã Phước Tân là văn hóa tín ngưỡng, mang đậm ý nghĩa tâm linh của đồng bào dân tộc Hoa; kinh phí được huy động từ cộng đồng người Hoa có tâm huyết với lễ cầu an cũng như nhân dân và quý khách thập phương. Đây cũng là dịp để bà con chia sẻ kinh nghiệp trong lao động sản xuất, trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Không gian lễ hội sặc sỡ sắc màu, mang đặc trưng riêng của đồng bào dân tộc Hoa (Ảnh:Bình Phước)

Theo Trưởng ban Tổ chức Lễ hội Tả Tài Phán thôn Đồng Tiến Dương Mã Dưỡng, Lễ hội Tả Tài Phán (hay còn gọi là lễ cầu an) cầu cho linh hồn người đã khuất được siêu thoát, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, vạn vật sinh sôi nảy nở, đời sống nhân dân ấm no hạnh phúc. Ngoài ra, kinh phí tổ chức lễ hội được xã hội hóa, nếu còn dư sẽ dùng sửa sang cầu, đường, hỗ trợ cho những gia đình gặp khó khăn...

Trong những ngày diễn ra lễ hội, cộng đồng người Hoa tại địa phương tạm gác công việc mưu sinh thường ngày, hòa chung không khí linh thiêng, ấm cúng nhưng náo nhiệt của ngày hội. Khuôn viên lễ hội dựng cột kèo, cổng chào, khu vực cầu thí và nơi thờ cúng để phục vụ hoạt động hành lễ. Không gian diễn ra lễ hội được chuẩn bị chu đáo, hoành tráng, sặc sỡ sắc màu, mang đặc trưng riêng của đồng bào dân tộc Hoa. Người dân mọi miền Tổ quốc, khách tham quan đến dự lễ hội đều được chào đón nồng nhiệt và được thưởng thức các món ăn địa phương miễn phí.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Dù công việc khá vất vả, nhưng xưởng làm dao kéo của người thợ Hòe Thị (quận Nam Từ Liêm) vẫn luôn đỏ lửa lò mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu của người dân Hà Nội.

Tại Nhà triển lãm Hội Mỹ thuật Việt Nam, số 16 Ngô Quyền, Hà Nội đang diễn ra Triển lãm “Hành trình sống và yêu - 2024” của của nhà giáo, họa sĩ Nguyễn Thị Thúy Hường, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lĩnh Nam (quận Hoàng Mai).

Trong khuôn khổ Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức hội thảo “Du lịch văn hóa vùng Đông Bắc – khơi nguồn và phát triển”.

Chào mừng Ngày Di sản văn hoá Việt Nam 23/11, Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám khai mạc Triển lãm thư pháp Thăng Long - Hà Nội với chủ đề “Hương sắc Thăng Long”.

Tiếp nối thành công từ 3 mùa lễ hội trước, Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 với chủ đề “Giao lộ sáng tạo” sẽ mang đến cho công chúng những trải nghiệm khác biệt, giúp cộng đồng thêm trân trọng lịch sử, trân trọng quá khứ và khơi nguồn sáng tạo để kế thừa và tiếp nối những giá trị sáng tạo mà các thế hệ người Việt nói chung và người dân Thủ đô đã xây đắp, tạo dựng.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn khai mạc các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch trong khuôn khổ Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ 11 năm 2024 vào ngày 2/11.