Hướng nghiệp cho con tuổi gen Z, bố mẹ cần chuẩn bị gì?

Bố mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ con cái đưa ra quyết định về định hướng tương lai. Trong một tương lai không ngừng thay đổi, tư duy đổi mới và góc nhìn toàn cảnh sẽ giúp phụ huynh cùng con đưa ra lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn.

Hướng nghiệp cùng con và những băn khoăn

Hướng nghiệp là hành trình lâu dài đến từ nguyện vọng của các em và sự giúp đỡ của bố mẹ. Vậy nên việc lắng nghe, thấu hiểu nguyện vọng của con cái, đồng thời quan sát, phân tích thế mạnh của con để tìm hướng đi thích hợp rất quan trọng. Ngày nay, đứng trước lựa chọn ngành học tương lai, nhiều bạn trẻ bị tác động tâm lý từ áp lực đồng trang lứa và áp lực "con nhà người ta". Tất cả đều ít nhiều ảnh hưởng đến các em và có thể dẫn đến những quyết định “chạy theo xu thế” thay vì lựa chọn hướng phát triển thực sự phù hợp với bản thân.

Bố mẹ là “kim chỉ nam” cho con cái trên con đường định hướng tương lai.

Tương tự, việc tham khảo ý kiến cũng cần chọn “đúng nguồn” vì không phải mạng xã hội lúc nào cũng đúng. Sự ra đời của các quân sư online, sự tràn lan các thông tin thật giả đều có thể là “hỏa mù” làm lệch lạc thông tin, dẫn đến những góc nhìn thiếu khách quan cho người tìm kiếm. Bên cạnh đó, nhiều phụ huynh vẫn còn ngần ngại khi để con bước ra khỏi vùng an toàn. Đơn cử như trên một diễn đàn với 820 lượt thảo luận xoay quanh chủ đề “Du học để làm gì?”, ba mẹ vẫn còn lăn tăn bởi những lý do: "Khó làm quen văn hóa nước ngoài", "Du học chỉ là để giỏi ngoại ngữ thôi", "Sợ du học rồi về Việt Nam lại không thích nghi được",... Rốt cuộc, hướng đi nào mới là hợp lý?

Hướng nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa

Để định hướng nghề nghiệp là cuộc song hành đáng giá, điều phụ huynh có thể giúp đỡ con em mình là tìm đến những chương trình, sự kiện uy tín và hữu ích về giáo dục nói chung và du học nói riêng. 

Đơn cử, bố mẹ có thể tham dự các buổi hội thảo thuộc Triển lãm Giáo dục New Zealand 2022 khai thác chủ đề hướng nghiệp từ góc nhìn thực tế thị trường lao động Việt Nam và toàn cầu. Từ đó giúp người trong cuộc hiểu hơn về thị trường lao động.

Diễn giải Thái Hà mở ra nhiều góc nhìn mới cho phụ huynh khi hướng nghiệp cho con thời 4.0

Diễn giả tham gia chương trình là bà Nguyễn Thái Hà - Giám đốc Dịch vụ Tuyển dụng tại J.O.H.N Capital và là nhà sáng tạo nội dung có hơn 380.000 người theo dõi trên các nền tảng mạng xã hội và hơn 60 triệu lượt xem trên kênh Tiktok về hướng nghiệp. Với thâm niên kỳ cựu trong ngành tuyển dụng, bà Thái Hà có một góc nhìn bao quát về thị trường lao động hiện nay, sẽ mang lại những lời khuyên hữu ích cho phụ huynh lẫn học sinh.

Tại đây, phụ huynh cùng các bạn trẻ được giới thiệu những nội dung quan trọng và thiết thực như: định hướng nghề nghiệp dựa trên nhu cầu lao động, sở thích và năng lực con cái; dự báo các ngành nghề có nhu cầu cao về nhân lực; các công cụ và bí quyết để phụ huynh cùng các con sớm đạt được mục tiêu như kỳ vọng. Bên cạnh đó, người tham dự cũng sẽ được tiếp cận và tìm hiểu thêm về nền giáo dục New Zealand với đa dạng hình thức du học cho nhiều nhu cầu khác nhau. 

Một phiên hội thảo khác trong khuôn khổ triển lãm sẽ giới thiệu về du học đào tạo nghề - một lựa chọn du học đang nhận được ngày càng nhiều sự quan tâm. Chủ đề này sẽ được trình bày bởi đại diện từ Học viện Quốc gia New Zealand về Kỹ năng & Công nghệ (NZIST). Đây hứa hẹn sẽ là chủ đề giúp phụ huynh và học sinh sinh viên hiểu hơn về hướng đi mới bên cạnh những lựa chọn du học truyền thống khác, cũng như cơ hội nghề nghiệp dành cho sinh viên tốt nghiệp các ngành học này tại New Zealand. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Khởi nghiệp đã trở thành một chuyên ngành đào tạo chính quy của nhiều trường đại học. Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, tỉ lệ cơ sở giáo dục đại học đưa khởi nghiệp thành môn học quan trọng, đã trở nên phổ biến.

Tư duy “Không đỗ đại học mới đi học nghề” tồn tại từ nhiều chục năm trước đây, nay đã thay đổi. Lựa chọn học nghề đã trở thành tiêu chí của nhiều học sinh và gia đình, khi nhu cầu tuyển dụng lao động có tay nghề, có chất lượng cao ngày càng lớn. Bên cạnh đó, các trường nghề đã có sự đầu tư cả về vật chất lẫn giáo trình đào tạo, gắn liền với thực tế, cũng như nhu cầu của đơn vị tuyển dụng lao động trong và ngoài nước.

Nếu như trước đây, đại học là con đường duy nhất của phần lớn những học sinh có học lực giỏi thì hiện nay, xuất khẩu lao động đã trở thành lựa chọn nhanh nhất, ngắn nhất của khá nhiều em.

Chứng chỉ IELTS hiện nay được coi như giấy thông hành qua cửa nhiều trường đại học, THPT và cả THCS chất lượng cao. Chính vì vậy, ngày càng nhiều gia đình lựa chọn cho con học và thi IELTS từ sớm. Điều này gây ra nhiều băn khoăn và ý kiến trái chiều.

Thực trạng sinh viên tốt nghiệp đại học rơi vào cảnh thất nghiệp hay làm không đúng ngành nghề được đào tạo không còn là chuyện mới trong nhiều năm qua. Nhưng một ngịch lý đã và đang tồn tại, đó là lượng sinh viên ra trường thì nhiều, nhưng lao động có tay nghề lại luôn trong tình trạng 'hiếm'.

Trước tình trạng sinh viên thất nghiệp sau khi đào tạo ở một số ngành tỉ lệ rất cao, mà nguyên nhân chính do sự thiếu đồng bộ giữa chương trình đào tạo của nhà trường và nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp, nhiều trường đại học đã mời các doanh nghiệp góp ý trực tiếp cho chương trình đào tạo.