Kỷ lục 122 món ăn chế biến từ tôm và muối
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phan Thanh Duy cho biết: Bạc Liêu có điều kiện tự nhiên và thổ nhưỡng rất phù hợp để phát triển ngành nghề nuôi tôm. Đến nay, ngành tôm của tỉnh Bạc Liêu đã có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, là một trong 6 tỉnh trọng điểm nuôi tôm của cả nước và được đánh giá có vai trò quan trọng trong nhiều khâu của “chuỗi cung ứng tôm” khu vực ĐBSCL và cả nước. Tỉnh đứng thứ 2 cả nước về sản lượng, với nhiều mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao hàng đầu quốc gia.
Cùng với những lợi thế đó, cách đây hơn một thế kỷ, dọc theo tuyến bờ biển này, đã hình thành những ruộng muối trải dài từ đoạn giáp với biển Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng) đến cửa biển Gành Hào và tập trung nhiều nhất ở các xã ven biển của 2 huyện Hòa Bình và Đông Hải, với gần 1.500ha, Bạc Liêu là một trong những tỉnh có diện tích sản xuất muối lớn của cả nước, sản lượng hằng năm đạt hơn 15.000 tấn.
Sự độc đáo của các món ăn được chế biến từ tôm và muối Bạc Liêu, qua sáng tạo của các đầu bếp, Bạc Liêu đã được xác lập kỷ lục Việt Nam với nội dung: Sự kiện chế biến và công diễn các món ăn từ tôm và muối Bạc Liêu nhiều nhất Việt Nam.
Bà Nguyễn Thị Huỳnh Ngọc – Tổng Thư ký Hội Ẩm thực Việt Nam đã thông qua quyết định xác lập kỷ lục: Sự kiện chế biến và công diễn các món ăn từ tôm và muối Bạc Liêu nhiều nhất Việt Nam: “Tại sự kiện hôm nay, theo ghi nhận của Tổ chức Kỷ lục Việt Nam, 122 món ăn được Hội đồng các chuyên gia - nghệ nhân về văn hóa ẩm thực đến từ Trung tâm Nghiên cứu, bảo tồn và phát triển ẩm thực Việt Nam tư vấn và giám sát chất lượng, được 60 đầu bếp của 12 đội thi chế biến hết sức công phu từ thành phần chính là tôm và muối Bạc Liêu. Hơn cả những số lượng thông thường, chúng tôi đánh giá cao ý tưởng cũng như sự chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng của ban tổ chức để góp phần quảng bá ẩm thực – đặc sản của Bạc Liêu”.
Cũng trong dịp này 12 đội thi trình diễn nhiều món ăn từ tôm và muối Bạc Liêu như: Tôm nướng gỏi củ cải; tôm xào ngũ sắc; gỏi tôm củ hủ dừa; tôm xào măng tây; tôm chiên trứng muối; gỏi tôm củ hủ dừa; tôm xào măng tây; tôm bọc hạnh nhân chiên giòn; chả giò tôm Quảng Đông; Sushi tôm tổng hợp; tôm rang tứ xuyên; gỏi tôm miến thái; mì ý tôm sốt cà chua cay.
Hội đồng Giám khảo quốc tế Hội đồng Thủ công thế giới đã đến khảo sát, đánh giá để xem xét công nhận làng nghề Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội, trở thành thành viên của Mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu.
Hội Lương thực Thực phẩm TP HCM (FFA) phối hợp cùng Hiệp hội Nước mắm truyền thống Việt Nam đã tổ chức Lễ hội nước mắm TP HCM lần 1 năm 2024 tại phố đi bộ Nguyễn Huệ
Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 25km, xã Liên Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội, là một trong số nhiều làng nghề chuyên sản xuất gỗ mỹ nghệ, với những người dân năng động trong phát triển kinh tế.
Hà Nội từng có rất nhiều làng quê có nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt vải. Trong đó làng nghề Phùng Xá, xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức, từng được mệnh danh là “thủ phủ dâu tằm”.
15.000 sản phẩm gốm sứ Bát Tràng vừa được huyện Gia Lâm, xã Bát Tràng và các nghệ nhân trao tặng tới nhân dân và chiến sĩ huyện đảo Trường Sa.
UBND huyện Thường Tín và Sở Công Thương Hà Nội vừa phối hợp tổ chức Festival làng nghề và Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ truyền thống.
0