Ký ức Hà Nội

Hà Nội toàn ký ức ngẩn ngơ, để vết loang như mùa đông gợi nhớ, để thu qua đông tới, để nồng nàn nỗi nhớ, Hà Nội ơi...

Mỗi khi tàu vào ga Hàng Cỏ, lúc 5h sáng lại ngân lên giai điệu “dù có đi bốn phương trời”… Chẳng được đi 4 phương trời, vẫn nhớ Hà Nội da diết.

Ngồi ngắm hồ Văn Quán liễu mềm rủ buông lơi trước gió mà nhớ Hà Đông một thuở xao lòng. Làng Vạn Phúc lụa rì rào trong nắng, tiếng cửi kéo tơ thoăn thoắt, khói đục muôn hình bay lên từ những nồi kén sôi sùng sục.  Phố Phùng Khoang thuở hoạ mi chưa len lỏi nét thanh tân, màu hồng đỏ, hồng vàng bé xíu dọc theo hàng xà cừ cổ thụ đan vòm lá xanh trên màu mây quyến luyến gọi chim sẻ líu lo không thấy chán.

Hà Nội của tôi, thở nhẹ cũng đã gần 30 năm. 30 năm nghe những câu chuyện của cậu trai trẻ đạp xe từ khu tập thể Thanh Xuân vào C500 ăn thêm cái bánh mì cho đỡ đói bởi sức trai 18 nhìn vào nồi cơm Hà Nội ăn lấy ngon sao chịu nổi cơn đói thường trực... Hà Nội lấp lánh những khu nhà sơn màu vàng nhạt, nhạt như nắng thu nhưng lại là màu rất riêng của những ngôi nhà mang dáng dấp gothic từ thời Pháp thuộc. Có cô gái hát “phố đêm” nghêu ngao trong ánh điện hữu hạn chẳng thể để “mây đen làm úa trăng gầy”, vậy mà mấy đứa 18 xa nhà sụt sùi mong thời gian trôi nhanh để trở về thành phố bình minh đầy bụi và ổ gà lổn nhổn những con phố thân quen.

Hà Nội là con đường Hoàng Hoa Thám, có cậu trai chạy Honda suốt con đường xà cừ, chuyện trò với tôi bằng giọng Huế lanh lảnh như tiếng chuông ở nhà thờ Phủ Cam mỗi chiều rơi thanh âm xuống dòng An Cựu nắng thì đục mưa trong lờ lững.

Hà Nội là những trưa mùa đông, hai chị em phi xe máy lòng vòng trong những ngõ nhỏ hẹp của làng Thuỵ Phương ăn cỗ mới biết được những người con gái làng Chèm đẹp đến mấy đời, vẫn có cốt cách truyền thống của người Việt Cổ vùng sông Hồng chảy vào đất kinh kỳ Thăng Long chân chất và sắt son.

Em tôi trở lại Hà Nội, buộc sợi nắng vương trên phố để hong khô mùa đông. Đợt gió mùa đầu tiên đã về trên phố, chiếc lá rụng chao nghiêng loay hoay tìm bến đỗ rồi đáp xuống vệ đường. Lá đã kết thúc một đời cống hiến cho cây, đã từng nhờ rễ đưa lại chút năng lượng nuôi mình để lá xanh, để tỏa oxy và ổn định môi sinh, sống trọn vẹn một đời biện chứng cho đi và nhận lại không hề đắn đo suy nghĩ./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hà Nội đón tôi đương vào khoảnh khắc giao mùa. Gánh hoa loa kèn trắng tinh khôi tỏa mùi hương dịu nhẹ giao hòa trong làn gió nhè nhẹ khiến tâm hồn đa cảm thêm khắc khoải giao cảm với đời, để mênh mang thương nhớ hương vị cà phê Giảng - thức uống trở thành một phần thân thương, một phần văn hóa của Hà Nội phố.

Mẹ tôi không nghiện trầu cau nhưng mẹ vẫn trồng một giàn trầu xanh mơn mởn. Mẹ bảo nhà có giàn trầu mới ấm áp. Nhưng tôi hiểu mẹ đã gửi gắm vào đó biết bao nhiêu ân tình và cả nỗi nhớ về ngoại khôn nguôi.

Sống nhẩn nha giữa đời vội vã có thể chưa từng dễ dàng với chúng ta. Nhưng khi bước đi dưới những tán lá xanh xào xạc theo con gió, dưới bầu trời một màu ngăn ngắt xa xôi, tôi cảm giác hồn mình như cánh bồ công anh mảnh khảnh tự do bay mãi, chẳng nghĩ ngợi gì. Có những ngày như thế, những khoảnh khắc như thế. Chỉ cần im lặng hít thở thôi cũng đủ hạnh phúc.

Hà Nội với tôi là những thương nhớ đầu tiên từ hồi tôi đi thi đại học. Hà Nội đã lấy đi của tôi bao nhiêu nước mắt và còn là giấc mơ mà tôi chẳng thể chạm vào. Hà Nội là nhưng kỷ niệm của tôi khi biết người thương nhập viện, là khoảnh khắc thót tim khi đưa con ra cấp cứu viện nhi, là khoảnh khắc cháy lòng khi cha bệnh trọng. Và là khoảnh khắc đi chơi về muộn, thấy những người dân lầm lũi ngủ ngon lành nơi gầm cầu, trong lòng cống...

Trải qua các cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, đất nước ta đã sản sinh ra những thế hệ thanh niên đại diện cho mỗi giai đoạn lịch sử của đất nước. Như thế hệ làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu"; thế hệ một thời hoa đỏ 'xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước'; thế hệ 'sống bám đá đánh giặc, chết hóa đá bất tử' trong chiến tranh bảo vệ biên giới...

Con đường ngày xưa chúng tôi đi học, lòng đường bé tin hin bằng hai gang bàn tay người lớn, thêm sỏi đá mấp mô ngáng bánh xe đạp không thương tiếc. Bữa nào vừa nhấn bàn đạp mải miết, vừa ngúc ngoắc đầu nói chuyện là gặp hòn đá xóc nảy người, chiếc cặp nhẹ tênh có khi giật mình rơi khỏi giỏ xe cà tàng. Con đường “huyền thoại” ấy chưa đi vào thơ ca nhạc họa của văn nghệ sĩ bao giờ nhưng nó đi vào ký ức tuổi thơ của chúng tôi cho tới tận hôm nay.