NEU dự kiến mở 5 ngành 'hot'

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU) cho biết đã có sự chuẩn bị để mở các ngành liên quan đến công nghệ từ khoảng hơn 20 năm trở lại đây. Đến năm 2024, trường dự kiến sẽ mở thêm một số ngành thuộc lĩnh vực này.

Tuy việc trường kinh tế mở ngành công nghệ, không phải là điểm mạnh truyền thống của nhà trường đã gây ra một số lo ngại về chất lượng đào tạo.

Theo PGS.TS Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng Quản lý đào tạo của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã khẳng định rằng trường đã chuẩn bị từ trước và có chiến lược để đa dạng hóa và mở rộng ngành đào tạo.

PGS.TS Bùi Đức Triệu - Trưởng phòng Quản lý đào tạo của trường ĐH Kinh tế quốc dân

Trước đó, trong thời gian qua, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã tiên phong mở nhiều ngành mang tính liên ngành và xuyên ngành như Phân tích kinh doanh, Phân tích dữ liệu trong kinh tế và kinh doanh, Kinh doanh số và nhiều ngành khác. Nhà trường cũng đã đào tạo một số ngành có liên hệ đặc biệt với 5 ngành mới dự định mở.

Hiện tại, trường Đại học Kinh tế Quốc dân đang đào tạo 35 ngành trình độ đại học, được phân bổ vào 10 lĩnh vực đào tạo bao gồm: Kinh doanh và quản lý; Khoa học xã hội và hành vi; Du lịch, khách sạn, thể thao và dịch vụ cá nhân; Môi trường và bảo vệ môi trường; Máy tính và công nghệ thông tin; Nhân văn; Báo chí và thông tin; Pháp luật; Quản lý công nghiệp; Nông, lâm nghiệp và thủy sản. Trong đó, nhà trường đào tạo 21 chương trình hoàn toàn bằng tiếng Anh, 15 chương trình đào tạo chất lượng cao và 7 chương trình đào tạo định hướng ứng dụng (POHE).

Vào đầu tháng 1/2024, trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã thông báo dự kiến mở 6 ngành mới, trong đó có 5 ngành liên quan đến công nghệ. Ngành Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo dự kiến tuyển khoảng 100 chỉ tiêu cho mỗi ngành. Các ngành còn lại dự kiến tuyển 50 chỉ tiêu cho mỗi ngành.

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân dự kiến chuyển đổi thành đại học vào năm 2025 và việc mở các ngành mới này có vai trò quan trọng trong việc đa dạng hóa và mở rộng ngành đào tạo, nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội và nâng cao vị thế trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 1/11, Diễn đàn Quốc tế hoá Giáo dục Đại học lần thứ 7 đã diễn ra tại Hà Nội với sự tham gia của gần 100 trường đại học của Việt Nam và các nước, các tổ chức giáo dục, cùng 25 Đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam.

Góp ý vào dự thảo mới của Bộ GD&ĐT, nhiều ý kiến của giáo viên cho rằng, nên công bố ngay tên các môn thi từ đầu năm học và không nên đợi đến tận cuối tháng 3 hằng năm, tránh gây áp lực không cần thiết cho học sinh.

Giai đoạn 2025 - 2030, hình thức thi tốt nghiệp THPT giữ ổn định phương thức thi trên giấy đồng thời tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các khâu.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hay môn thứ ba thi lớp 10 do các địa phương lựa chọn, nhưng với nguyên tắc hàng năm sẽ thay đổi, tránh chuyện học tủ, học lệch.

Ngày 31/10, tại Trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020 - 2024 và chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh: Giáo dục toàn diện để phát triển con người Việt Nam cả đức, trí, thể, mỹ luôn là tư tưởng xuyên suốt của Đảng và Nhà nước.