Con gái mà lấy chồng xa
Tôi nhớ mùa đông năm 2018, mẹ con tôi về quê để sang nhà mới cho ngoại. Chứng kiến cảnh hài cốt ngoại được chuyển từ mộ lên, được xếp ngay ngắn vào tấm lụa đỏ, giữa cánh đồng lạnh lẽo hơi sương, tôi xúc động vô cùng. Vào khoảnh khắc đó, nỗi nhớ ngoại cuộn lên trong lòng làm nước mắt tôi cứ thế trào ra. Ký ức về những ngày hè năm 2007 tôi được ở cùng ngoại dần hiện ra.
Quê ngoại cách nhà tôi hơn ba trăm cây số. Hồi xưa, đi lại khó khăn, cả tôi và mẹ đều say xe hạng nặng nên có khi phải mấy năm mới về ngoại được một lần. Năm đó, tôi xin mẹ cho về ngoại vì kỳ thi đại học sắp tới sẽ rất bận rộn. Thị trấn nhỏ mấy năm không về, nay chẳng khác gì thành thị. Vậy mà, nhà ngoại không hề thay đổi dù chỉ một chút. Vẫn ngôi nhà gỗ ba gian đơn sơ, vẫn cái giếng nước nhỏ xíu, vẫn gian bếp lụp xụp, vẫn khu vườn um tùm cây cối. Tôi nhớ hồi nhỏ, chị em tôi hay chơi trò tìm kho báu ở mảnh vườn rộng lớn này.
Vừa bước vào nhà, tôi được ngoại đón bằng một nụ cười tươi rói với cái miệng móm mém duyên dáng đang nhai trầu. Thả ba lô xuống nền đất, tôi sà vào ôm cánh tay khẳng khiu của ngoại, vuốt ve làn da nhăn nheo mềm mềm của ngoại rồi gục đầu vào vai ngoại như một bé mèo con đang làm nũng mẹ nó. Năm năm rồi tôi mới lại được ôm ngoại.
Trong ngôi nhà cũ kỹ đi tới đâu cũng nghe đám mọt xẻ gỗ, đồ đạc chẳng có gì giá trị ngoài cái tủ hai cánh chứa toàn “báu vật". Bánh kẹo cả năm thắp hương, ngoại đều cất dành trong đó chờ các cháu về. Nhìn đống bánh kẹo đầy ứ, tim tôi như thắt lại. Tôi được bao nhiêu tuổi thì ông ngoại mất đã bấy nhiêu năm. Cũng ngần ấy năm, ngoại tôi lủi thủi một mình trong ngôi nhà đầy ắp kỷ niệm. Ngày xưa, ngoại không cho mẹ tôi lấy bố vì xa. Ông bà ngoại sợ sẽ mất cả con lẫn cháu. Thế mà cuối cùng, bốn trong năm người con của ngoại đều đi xa khỏi thị trấn nhỏ. Cái tủ bánh mỗi năm lại nhiều hơn, có những hộp còn quá hạn sử dụng mấy tháng rồi. Tôi nói với ngoại “cháu sẽ ăn hết sạch bánh của bà luôn.” Ngoại cười “Ừ, ăn nhiều vào. Cháu gầy quá. Ăn hết bà lại có tiếp. Lo gì.”
Hôm nào hai bà cháu tôi cũng lên giường lúc sáu giờ tối. Cái giường ọp ẹp tới mức tôi bò tới đâu, nó kêu răng rắc tới đó. Đứa con gái ba bảy kí lô như tôi ngày đó nhảy vài cái chắc cũng có thể làm nó sập. Tưởng sẽ chẳng ngủ được vào giờ gà lên chuồng, vậy mà mùi dầu gió xanh thoang thoảng từ người bà làm tôi thiu thiu rồi nhắm tịt mắt ngủ lúc nào không hay, chẳng kịp chuyện trò gì với ngoại.
Ngoại ngủ sau nhưng cứ bốn giờ sáng đã thức dậy hâm cơm và thức ăn. Khi nào gian nhà tràn ngập mùi thơm dịu nhẹ, thanh mát của nồi nước chè xanh bay từ gian bếp củi lên thì tôi mới lò dò kéo màn chui ra. Mỗi ngày ngoại đều kho thịt cá cho mềm nục bằng mật mía ngọt ngọt mặn mặn rồi ăn với cơm nhão. Tôi ngán đến mức nghĩ rằng cả đời này chắc sẽ không thể ăn thêm một lần nào nữa. Thế mà sau này, thỉnh thoảng tôi lại đòi mẹ làm cho ăn. Hễ ngửi thấy cái mùi ngòn ngọt của mật mía hoà lẫn mùi nước mắm mặn thơm lừng là nhớ ngoại da diết.

Những ngày ấy cứ thế trôi đi mà tôi chẳng hề biết rằng đó là những ký ức cuối cùng của tôi và ngoại. Ngày tôi đeo ba lô đi Hà Nội, tôi nói với ngoại đỗ đại học con lại về thăm ngoại. Ngờ đâu, năm sau, đang đi trên đường ngoại bị trượt chân té ngã. Lần bị té ngã đó đã mang ngoại của tôi đi mãi, tôi đã chẳng kịp về chào ngoại lần cuối. Đến tận bây giờ, mỗi lần nhớ về ngoại, tôi vẫn thấy nhói lòng. Lời hứa con sẽ về thăm ngoại giờ chỉ còn là một câu chuyện buồn xa xăm.
“Con gái mà gả chồng xa/ Một là mất giỗ, hai là mất con”.
Câu ca dao như nỗi lòng của ngoại khi mẹ tôi đến với bố.
Con gái lấy chồng xa biết bao lâu mới được gặp một lần? Khi hay tin ngoại nằm xuống, mẹ mới lên chuyến xe đò trên hành trình diệu vợi…
Thỉnh thoảng lúc rảnh rỗi, có người thường xem lại quyển sổ chép thơ mà cô đã viết tay một thời, hoặc mở máy laptop, mở điện thoại, nghe lại những bài nhạc yêu thích. Cô thích nhất là lắng nghe âm thanh quen thuộc từ những tình khúc bất hủ của Trịnh Công Sơn. Những lúc như vậy, cô lại tự hỏi mình: Ta là ai trong cuộc đời này?
Mỗi khi đến tiết Thanh minh, trong tâm thức của nhiều người lại nhớ về những ngày thơ bé hạnh phúc, được cùng ba mẹ làm món bánh trôi để đón Tết Hàn thực. Dẫu chỉ là món bánh đơn thuần nhưng đó lại là hương vị của đoàn viên.
"Thanh minh trong tiết tháng Ba/Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh" - tiết Thanh minh nhắc nhở người Việt Nam ta hướng về cội nguồn tổ tiên, ông bà, cha mẹ.
Vào những ngày giữa tháng Ba, mùa xuân ấm áp khẽ khàng làm sáng bừng sắc đỏ rực rỡ của hoa gạo ở ven sông. Ở một nơi xa, có một người con lại thao thức nhớ sắc hoa gạo quê nhà.
Tháng Ba về, khi thời tiết ở Hà Nội dần trở nên ấm áp hơn, có người thường ra phố, tìm mua ít quả nhót từ gánh hàng của các chị bán rong trên phố. Dẫu không thích ăn chua nhưng chỉ cần nhìn thấy mấy quả nhót chín ứng đỏ như đôi má trẻ thơ khi gió xuân tràn về, lòng cô không khỏi nôn nao nỗi nhớ quê hương.
Trong những giận dỗi ngơ ngẩn của trẻ con, những suy bì hiếu thắng ngây ngô của tuổi trẻ, những giọt nước mắt tủi hờn uất ức của tuổi trưởng thành, cô ấy luôn có cha bên cạnh. Người như ngọn hải đăng soi đường chỉ lối cho cô giữa đêm tối mịt mùng.
0