Hồi sinh nghề in khắc mộc bản truyền thống

Một nhóm bạn trẻ tâm huyết với văn hóa truyền thống đã phối hợp cùng các nghệ nhân nỗ lực hồi sinh nghề in khắc gỗ thôn Thanh Liễu (Hải Dương) đã tồn tại gần 600 năm.

Trong tháng 6 này khi đến Phường Bách Nghệ - Trung tâm Nghiên cứu, phát triển, ứng dụng sản phẩm làng nghề Việt (quận Hà Đông, Hà Nội), những ai yêu thích tìm hiểu nghề in khắc mộc bản sẽ được xem trình diễn kỹ thuật khắc và in mộc bản. Trải qua hàng trăm năm, nghề in khắc gỗ mộc bản làng Thanh Liễu đã lưu giữ, in hàng nghìn bộ kinh sách, con dấu. Nhiều khối mộc bản đã được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Mộc bản Triều Nguyễn và nhiều tư sản tư liệu quý giá khác đã được các nghệ nhân làng Thanh Liễu góp công tạo ra.

Mỗi bản khắc gỗ, một nghệ nhân phải mất trung bình từ 3 đến 5 ngày mới hoàn thiện. Tuy nhiên cũng có những bản khắc gỗ mất khá nhiều thời gian, tới vài tháng tùy vào độ dài ngắn, câu chữ, chủ đề, chi tiết. 

Nghề in khắc gỗ mộc bản làng Thanh Liễu đã lưu giữ, in hàng nghìn bộ kinh sách, con dấu. 

Dù đã dần mai một, nhưng hiện nay có một số nghệ nhân vẫn rất tâm huyết mong lưu giữ lại được nghề truyền thống này. Tại triển lãm “Mộc bản Thanh Liễu, hành trình hồi sinh một làng nghề”, các nghệ nhân đã chia sẻ với công chúng quá trình tâm huyết giữ nghề in khắc cổ. 

Triển lãm “Mộc bản Thanh Liễu - Hành trình hồi sinh một làng nghề" không chỉ là nỗ lực bảo tồn di sản của những người trẻ mà còn tạo cơ hội để phát triển và đổi mới cho làng nghề. Thông qua chuỗi các hoạt động, sự phong phú và độc đáo của nghề in truyền thống của cha ông đã được giới thiệu.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hội Lương thực Thực phẩm TP HCM (FFA) phối hợp cùng Hiệp hội Nước mắm truyền thống Việt Nam đã tổ chức Lễ hội nước mắm TP HCM lần 1 năm 2024 tại phố đi bộ Nguyễn Huệ

Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 25km, xã Liên Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội, là một trong số nhiều làng nghề chuyên sản xuất gỗ mỹ nghệ, với những người dân năng động trong phát triển kinh tế.

Hà Nội từng có rất nhiều làng quê có nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt vải. Trong đó làng nghề Phùng Xá, xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức, từng được mệnh danh là “thủ phủ dâu tằm”.

15.000 sản phẩm gốm sứ Bát Tràng vừa được huyện Gia Lâm, xã Bát Tràng và các nghệ nhân trao tặng tới nhân dân và chiến sĩ huyện đảo Trường Sa.

UBND huyện Thường Tín và Sở Công Thương Hà Nội vừa phối hợp tổ chức Festival làng nghề và Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ truyền thống.

Đam mê, gắn bó với nghề truyền thống, nghệ nhân tiêu biểu Bùi Thị Minh đã cho ra đời nhiều tác phẩm đúc đồng, phát huy truyền thống nghề của tổ tiên.