Phát triển văn hóa đọc trong nhà trường

Rèn luyện thói quen đọc sách cho học sinh, giúp các em nâng cao sự hiểu biết và phát triển kỹ năng sống là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Qua đó, vừa phát huy tối đa vai trò của thư viện trường học, vừa phát triển văn hóa đọc trong môi trường học đường.

Ở trường Tiểu học Cổ Đông, thị xã Sơn Tây, đọc sách trở thành một hoạt động không thể thiếu trong mỗi giờ ra chơi hay đầu giờ và cuối giờ học của học sinh. Hình ảnh những cô bé, cậu bé háo hức cùng nhau lên thư viện, cùng nhau chọn những cuốn sách hay và ngồi say sưa đọc sách, trao đổi thông tin tại thư viện đã trở thành nét đẹp riêng của ngôi trường này.

Trường tiểu học Cổ Đông, thị xã Sơn Tây đọc sách trở thành một hoạt động không thể thiếu.

Giờ ra chơi, không giống như những bạn cùng trang lứa, Nguyễn Khánh Linh học sinh lớp 5A5 trường Tiểu học Cổ Đông lại tìm đến lại là thư viện trường. Em bảo, ở đây, em được tìm đến cả thế giới, biết được bao nhiêu điều hay. Những cuốn sách thật kỳ diệu.

Còn với cô bé Nguyễn Thị Khánh Chi tuy mới chỉ học lớp 2, nhưng thư viện trường cũng thật lôi cuốn với em. Em cho biết, đến đây con như được bước vào một cung điện, cô thủ thư trang trí thật lộng lẫy, lại còn có bao nhiêu truyện hay.

Nhà trường còn có nhiều hình thức thu hút học sinh đọc sách, nổi bật là hoạt động tiết đọc thư viện.

Là một người phụ trách thư viện tích cực nhiệt tình cô Kiều Hồng Xuyên- nhân viên thư viện nhà trường luôn đến sớm về muộn, nhiệt tình hướng dẫn học sinh, giáo viên tìm và mượn sách báo, tài liệu… Mỗi tháng, tùy theo chủ đề, chủ điểm, thư viện chọn những cuốn sách hay, phù hợp để giới thiệu cho học sinh.

Các hoạt động đọc sách của các em học sinh.

Nhà trường còn có nhiều hình thức thu hút học sinh đọc sách, nổi bật là hoạt động tiết đọc thư viện. Viết, vẽ cảm nhận về cuốn sách đã được đọc và nhật ký ghi lại các hoạt động được trải nghiệm... Từ đó, tạo cho các em sự hứng thú trong học tập, kỹ năng giao tiếp và cảm thụ văn học được nâng lên rõ rệt. 

Để duy trì hiệu quả hoạt động thư viện cũng như phong trào đọc sách trong nhà trường, hàng năm, nhà trường mua bổ sung thêm các đầu sách phù hợp chương trình mới, phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học, trang thiết bị, kệ sách, không gian thư viện bắt mắt và sắp xếp khoa học … tạo ra môi trường đọc sách thoải cho người đọc.

Thư viện không chỉ là nơi phục vụ nhu cầu thông tin, tham khảo sách báo của các em học sinh.

Bên cạnh việc bổ sung mua sắm, hàng năm, nhà trường còn huy động hàng nghìn cuốn sách, truyện từ sự đóng góp của học sinh toàn trường để xây dựng  các góc nhỏ thư viện ngay tại lớp học nhằm giúp học sinh đọc được mọi lúc, mọi nơi.

Bà Đặng Thị Hạnh- Hiệu trưởng trường Tiểu học Cổ Đông thị xã Sơn Tây chia sẻ: Những năm học qua, dưới sự chỉ đạo sát sao của phòng Giáo dục Đào tạo thị xã Sơn Tây, của chi bộ, nhà trường, hoạt động thư viện của nhà trường đã thực sự đi vào hoạt động và hoạt động hiệu quả. Thư viện không chỉ là nơi phục vụ nhu cầu thông tin, tham khảo sách báo của các em học sinh với nguồn tài liệu phong phú, mà còn là nơi giải trí lành mạnh cho các em sau những giờ học căng thẳng. Thói quen đọc sách của các em cũng đã dần hình thành và phát triển, các em rất thích thư viện, rất thích đọc sách. Từ sự đam mê và yêu thích đọc sách ấy, các em học sinh đã có thể tự tin hơn, đồng thời kỹ năng đọc, kỹ năng ghi nhớ và tư duy tốt hơn rất nhiều. Đó thực sự là những lợi ích tốt đẹp mà thư viện thân thiện đã mang lại.

Trường tiểu học Cổ Đông, thị xã Sơn Tây đã có nhiều thành công trong việc giáo dục học sinh. 

Nhờ quan tâm đẩy mạnh phong trào đọc sách, Trường Tiểu học Cổ Đông, thị xã Sơn Tây đã có nhiều thành công trong việc giáo dục đạo đức, rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh. Cùng với việc đổi mới phương pháp dạy học, trường tiếp tục duy trì, nhân rộng các mô hình thư viện để phát triển văn hóa đọc cho học sinh, tạo cho học sinh sự hứng thú học tập, nâng cao vốn tiếng Việt, khơi dậy khả năng tư duy, sáng tạo, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường.

 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Khởi nghiệp đã trở thành một chuyên ngành đào tạo chính quy của nhiều trường đại học. Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, tỉ lệ cơ sở giáo dục đại học đưa khởi nghiệp thành môn học quan trọng, đã trở nên phổ biến.

Tư duy “Không đỗ đại học mới đi học nghề” tồn tại từ nhiều chục năm trước đây, nay đã thay đổi. Lựa chọn học nghề đã trở thành tiêu chí của nhiều học sinh và gia đình, khi nhu cầu tuyển dụng lao động có tay nghề, có chất lượng cao ngày càng lớn. Bên cạnh đó, các trường nghề đã có sự đầu tư cả về vật chất lẫn giáo trình đào tạo, gắn liền với thực tế, cũng như nhu cầu của đơn vị tuyển dụng lao động trong và ngoài nước.

Nếu như trước đây, đại học là con đường duy nhất của phần lớn những học sinh có học lực giỏi thì hiện nay, xuất khẩu lao động đã trở thành lựa chọn nhanh nhất, ngắn nhất của khá nhiều em.

Chứng chỉ IELTS hiện nay được coi như giấy thông hành qua cửa nhiều trường đại học, THPT và cả THCS chất lượng cao. Chính vì vậy, ngày càng nhiều gia đình lựa chọn cho con học và thi IELTS từ sớm. Điều này gây ra nhiều băn khoăn và ý kiến trái chiều.

Thực trạng sinh viên tốt nghiệp đại học rơi vào cảnh thất nghiệp hay làm không đúng ngành nghề được đào tạo không còn là chuyện mới trong nhiều năm qua. Nhưng một ngịch lý đã và đang tồn tại, đó là lượng sinh viên ra trường thì nhiều, nhưng lao động có tay nghề lại luôn trong tình trạng 'hiếm'.

Trước tình trạng sinh viên thất nghiệp sau khi đào tạo ở một số ngành tỉ lệ rất cao, mà nguyên nhân chính do sự thiếu đồng bộ giữa chương trình đào tạo của nhà trường và nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp, nhiều trường đại học đã mời các doanh nghiệp góp ý trực tiếp cho chương trình đào tạo.