Quà tặng thầy cô

Không biết từ bao giờ, ngày 20/11 hằng năm lại trở thành ngày 'đau đầu' vì quà tặng. Là ngày mà phụ huynh và học sinh trăn trở với câu hỏi: 'Sẽ tặng quà gì cho thầy cô?'
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration -:-
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time -:-
1x

Ngày 20/11 đã trở thành ngày truyền thống của ngành Giáo dục Việt Nam và gắn liền với truyền thống tôn sư trọng đạo của đất nước ta. Vào ngày này, xã hội và các thế hệ học trò thể hiện sự tri ân với "những người đưa đò thầm lặng". Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 cũng là dịp để ngành giáo dục nhìn lại, đánh giá hiệu quả các hoạt động giáo dục và tìm tòi cải tiến phương pháp dạy và học.

Thế nhưng không biết tự bao giờ, ngày 20/11 hằng năm lại trở thành ngày “đau đầu” vì quà tặng. Là ngày mà phụ huynh và học sinh trăn trở với câu hỏi: “Sẽ tặng quà gì cho thầy cô?” Cách đây vài năm, trong ngày 20/11, nhiều trường đã cấm tặng phong bì cho thầy cô mà chỉ được tặng quà, song lại khiến nhiều phụ huynh không biết tặng quà gì cho phù hợp. Nếu tặng những thứ thầy cô không thích, không sử dụng được thì lãng phí, còn tặng thứ đắt tiền thì điều kiện tài chính lại không cho phép.

Thuở xưa, cứ đến dịp 20/11, học sinh thời đó lại háo hức ra vườn hái hoa, bó thành từng bó nhỏ. Món quà tặng thầy cô chỉ có những bông hoa như thế, cùng những quyển vở, cây bút, tấm thiệp tự làm. Thầy trò râm ran trò chuyện, uống nước chè, ăn kẹo lạc, ôn lại những kỷ niệm dưới mái trường, tình cảm thầy trò vô cùng ấm áp, thân thương. Ngày nay, cứ đến ngày 20/11, quà tặng các thầy cô cứ chất đầy ghế trước bàn sau, thậm chí có thầy cô phải mang bớt quà nhờ bạn bè dùng hộ vì nhiều quá. Quà nhiều thế, mà sao tình cảm cứ thấy vơi đi không ít sau những hộp quà điểm danh. Không phải tự nhiên mà những thế hệ 5x, 6x, 7x và một phần 8x khi nhắc đến tình thầy trò luôn dành một tình cảm trân trọng. Thời đó, đất nước còn nhiều khó khăn nhưng tình thầy trò vô cùng cao quý. Có lẽ, bởi vì họ vô cùng may mắn khi có những người cha, người mẹ thứ hai ở trường.

Hiện nay ở các trường tư, phụ huynh đều không phải đôn đáo lo quà cáp tặng thầy cô như khi con học ở trường công, bởi nhà trường quy định không tặng quà thầy cô giáo dưới bất kỳ hình thức nào. Và những ngày lễ của thầy cô hay những dịp như 8/3, 20/10, các con sẽ tự làm bưu thiếp hoặc có những hoạt động ý nghĩa để chúc mừng các cô. Quà tặng thầy cô đâu cứ nhất thiết phải là tiền bạc, là vật chất. Những món quà tinh thần rất có ý nghĩa, đáng trân trọng và đúng nghĩa tri ân./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Thỉnh thoảng lúc rảnh rỗi, có người thường xem lại quyển sổ chép thơ mà cô đã viết tay một thời, hoặc mở máy laptop, mở điện thoại, nghe lại những bài nhạc yêu thích. Cô thích nhất là lắng nghe âm thanh quen thuộc từ những tình khúc bất hủ của Trịnh Công Sơn. Những lúc như vậy, cô lại tự hỏi mình: Ta là ai trong cuộc đời này?

Mỗi khi đến tiết Thanh minh, trong tâm thức của nhiều người lại nhớ về những ngày thơ bé hạnh phúc, được cùng ba mẹ làm món bánh trôi để đón Tết Hàn thực. Dẫu chỉ là món bánh đơn thuần nhưng đó lại là hương vị của đoàn viên.

"Thanh minh trong tiết tháng Ba/Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh" - tiết Thanh minh nhắc nhở người Việt Nam ta hướng về cội nguồn tổ tiên, ông bà, cha mẹ.

Vào những ngày giữa tháng Ba, mùa xuân ấm áp khẽ khàng làm sáng bừng sắc đỏ rực rỡ của hoa gạo ở ven sông. Ở một nơi xa, có một người con lại thao thức nhớ sắc hoa gạo quê nhà.

Tháng Ba về, khi thời tiết ở Hà Nội dần trở nên ấm áp hơn, có người thường ra phố, tìm mua ít quả nhót từ gánh hàng của các chị bán rong trên phố. Dẫu không thích ăn chua nhưng chỉ cần nhìn thấy mấy quả nhót chín ứng đỏ như đôi má trẻ thơ khi gió xuân tràn về, lòng cô không khỏi nôn nao nỗi nhớ quê hương.

Trong những giận dỗi ngơ ngẩn của trẻ con, những suy bì hiếu thắng ngây ngô của tuổi trẻ, những giọt nước mắt tủi hờn uất ức của tuổi trưởng thành, cô ấy luôn có cha bên cạnh. Người như ngọn hải đăng soi đường chỉ lối cho cô giữa đêm tối mịt mùng.