Mái tóc ba tôi
Ngày bé xíu, tôi được ba địu trên vai đến trường mẫu giáo. Tóc ba xanh đen. Tôi cứ thắc mắc hoài: "Sao tóc ba dày mà đen quá. Tóc con lại màu nâu và thưa?".
Ba nói tóc màu như tôi mới đẹp. Thưa nhẹ như làn mây và màu nâu của ruộng đất quê mình. Tôi khúc khích cười, hai bàn tay nhỏ xíu mân mê mái tóc của ba.
Lớn hơn chút xíu, mỗi trưa về, tôi lại ngồi nhổ tóc sâu cho ba dưới gốc thông già. Nắng tinh nghịch xuyên qua tán cây, nhảy nhót trên bàn tay tôi, trên mái đầu ba. Nắng soi cho tôi thấy những cọng tóc sâu của ba. Chân tóc hơi phai màu đen và đuôi tóc thì không còn thẳng như trước. Ba cười hiền và nháy mắt: "Con thấy nhiều nhà khoa học - tóc họ xoăn xoăn chứ. Ba cũng là nhà khoa học ấy. Nhà khoa học làm ra hạt gạo".

Khi đến tuổi tập tành ra đồng để làm việc đồng áng như bao tụi nhỏ khác trong làng, tôi hay theo gót ba đi ra ruộng - nhổ cỏ lạc mùa hay cấy lúa chiêm. Hai ba con trên đồng, nhấp nhô hai màu nón. Tôi được ba sắm cho chiếc nón mới tinh, trắng phau, có chiếc quai nón hồng duyên dáng. Còn ba tôi đội chiếc nón mê màu nâu của lá thông khô, mất chóp nón và sờn lá cọ. Mưa nắng chạm vào tóc ba. Nắng nhuộm màu phai vàng. Mưa gội đi màu xanh đen.
Ngày tôi ôn thi đại học, ba gánh vác hết công việc đồng áng, chẳng cho tôi làm cùng. Chỉ biết nhắc ba mang nón đi đội kẻo trời chợt nắng chợt mưa. Trưa làm đồng về ba cũng chẳng cho tôi nhổ tóc sâu cho ba. Ba kêu: "Ba có già nhanh vậy đâu mà lắm tóc sâu đến mức ngày nào con cũng nhổ". Rồi bắt tôi chợp mắt, dù chốc lát, trước buổi chiều đến trường ôn thi.

Ngày tôi khoác ba lô lên Thủ đô nhập học. Tôi ôm ba chặt chẳng muốn rời. Quàng tay ôm cổ ba giữa trời thu heo may quê mình. Lưu luyến mùi hương mà âu yếm nhìn màu tóc ba. Chợt giật mình thảng thốt: "Mái tóc ba đã điểm bao sợi trắng tự lúc nào". Ba xoa mái tóc đen dài và lau nhẹ giọt nước mắt của tôi, trìu mến nói: "Tóc trắng trông sẽ thêm phần phúc hậu mà con gái!".
Tóc ba bạc màu cho mái tóc tôi xanh. Nhưng tình ba con muôn nắng muôn mưa mãi chẳng phai màu.
Có người ngồi bên hiên nhà, tay cầm ly cà phê đen sóng sánh, nhìn mưa rơi lách tách ngoài sân. Hương cà phê thoảng lên, đắng mà thơm nồng nàn, như chính những ngày cô đã đi qua trong đời.
Tháng Tư, có người thường giữ thói quen đi dạo quanh những góc phố còn bảng lảng hơi sương của Thủ đô, tìm mua một bó hoa loa kèn trắng muốt. Thi thoảng, cô bán hoa có nụ cười tỏa nắng như sắc trời Hà Nội, hỏi anh: Là đàn ông mà anh yêu thích hoa loa kèn không kém gì các bà, các cô nhỉ? Anh khẽ mỉm cười, lặng lẽ ngắm nhìn mấy bông hoa trắng muốt bừng nở dưới ánh nắng óng ánh, thấy lòng mình dịu dàng trong phút chốc.
Tháng Ba khép lại bằng những ngày nồm ẩm, lạnh se sắt xen lẫn những cơn mưa phùn lê thê. Miền Bắc giao mùa như một cô gái đỏng đảnh, lúc nắng ấm dịu dàng, lúc lại trở mình hờn dỗi, để lại trong không gian hơi ẩm bức bối, khiến lòng người cũng chùng xuống theo những giọt mưa.
Thỉnh thoảng lúc rảnh rỗi, có người thường xem lại quyển sổ chép thơ mà cô đã viết tay một thời, hoặc mở máy laptop, mở điện thoại, nghe lại những bài nhạc yêu thích. Cô thích nhất là lắng nghe âm thanh quen thuộc từ những tình khúc bất hủ của Trịnh Công Sơn. Những lúc như vậy, cô lại tự hỏi mình: Ta là ai trong cuộc đời này?
Mỗi khi đến tiết Thanh minh, trong tâm thức của nhiều người lại nhớ về những ngày thơ bé hạnh phúc, được cùng ba mẹ làm món bánh trôi để đón Tết Hàn thực. Dẫu chỉ là món bánh đơn thuần nhưng đó lại là hương vị của đoàn viên.
"Thanh minh trong tiết tháng Ba/Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh" - tiết Thanh minh nhắc nhở người Việt Nam ta hướng về cội nguồn tổ tiên, ông bà, cha mẹ.
0