Nghề trồng Sen ở huyện Mê Linh
Từ các hộ nhỏ lẻ ban đầu, đến nay số diện tích trồng sen của Mê Linh đã tăng lên hơn 60 hecta hoa sen kết hợp chè sen.
Hướng đi mới này đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ gia đình. Dưới đây là một số chia sẻ của những người làm nghề trồng sen.
Anh Lã Văn Sang, xã Mê Linh, huyện Mê Linh cho biết: "Tôi thời điểm này cứ 4 giờ sáng là xuống đầm để theo dõi anh em bẻ sen lên và xuất hàng đi khắp nơi trong nội thành TP Hà Nội cũng như một số tỉnh lân cận".
Chị Lã Thị Xuân, xã Mê Linh, huyện Mê Linh cho biết: "Nghề làm sen mùa thu hoạch từ rằm tháng 4 âm lịch cho đến tháng 7, xong sen của hợp tác xã ngày càng mở rộng nhiều diện tích hơn, mỗi năm thu hoạch theo mùa, cứ đến mùa hè là công việc công nhân lúc nào cũng ổn định".
Ông Nguyễn Tiến Hùng, Phó Trưởng phòng Kinh tế huyện Mê Linh chia sẻ: "Đối với các mô hình trồng sen đã giải quyết rất nhiều lao động, việc làm cho bà con. Đặc biệt những lao động trong thời điểm nhàn rỗi có thể ngồi đóng chè sen, sơ chế chè sen góp phần nâng cao".
Ông Lã Quang Khanh, Giám đốc HTX làng nghề sen Mê Linh, huyện Mê Linh cho biết: "HTX hiện tại vẫn đang duy trì là 50 ha tại Mê Linh. Nay mai đô thị hóa, chúng tôi cũng đã có mục tiêu đi sang các xã khác trong huyện và các huyện khác trong thành phố để chúng tôi mở rộng vùng đất trũng kém hiệu quả về cây lúa để chuyển giao công nghệ trồng sen, giống sen, thu mua lại chế biến sản phẩm".
Vượt qua khó khăn sau cơn bão Yagi, Nhật Tân đang nhộn nhịp không khí Tết với những gốc đào chờ bung nở đón năm mới.
Chỉ còn chưa đầy nửa tháng nữa là đến Tết Nguyên đán, hàng Tết đã ngập tràn khắp nơi. Nằm giữa khu phố cổ Hà Nội, chợ Đồng Xuân những ngày này tấp nập người mua kẻ bán.
Với vẻ đẹp độc đáo và mang ý nghĩa phong thủy, phật thủ là loại quả được nhiều người lựa chọn bày lên mâm ngũ quả mỗi dịp Tết đến. Năm nay thị trường xuất hiện thêm những cây phật thủ bonsai với dáng vẻ hút mắt, gây sự tò mò cho rất nhiều người chuộng cây cảnh.
Chỉ còn vài tuần nữa là đến Tết Nguyên đán, tạm biệt năm cũ và đón chào năm mới. Năm nào cũng vậy, cứ đến cuối năm dường như cảnh vật, con người lại nhộn nhịp, bận rộn hơn.
Ngày xưa, người ăn quà chiều rất đơn giản, có thể là một gói mì hay hàng rong đi qua được người ta gọi lại và ngồi bên vỉa hè để thưởng thức rất dân dã, nhẹ nhàng. Nhưng thời thế đã thay đổi rất nhiều, giờ đây, những người thưởng thức quà chiều không chỉ đơn giản là những thức quà ở ngoài vỉa hè mà còn mong muốn đó là những món quà tinh thần.
Gắn liền với mùa xuân, không thể quên đi những chiếc đầu lân, đầu rồng hay đầu sư tử - các linh vật biểu trưng cho niềm may mắn của năm mới. Sự rộn ràng và náo nức của mỗi mùa Tết thường đến trước hết với các xưởng sản xuất đầu lân, sư, rồng.
0