Đồ chơi thủ công từ tre
Tre là một loại cây phổ biến, gắn liền với cuộc sống và văn hóa dân gian Việt Nam. Chất liệu tre được ứng dụng khá phổ biến trong đồ thủ công mỹ nghệ. Một sản phẩm được làm từ tre được thiếu nhi yêu thích, đó là chuồn chuồn tre. Chuồn chuồn tre Thạch Xá không chỉ là món đồ chơi sáng tạo, mà còn là món đồ lưu niệm độc đáo và là vật trang trí ấn tượng được nhiều người ưa chuộng.
TIN LIÊN QUAN


Tiếng nói người Hà Nội tựa như cánh chim bay dập dìu giữa trời, không bất ngờ lên bổng rồi hạ trầm đột ngột mà chỉ đơn giản nhẹ nhàng, chững chạc, vừa đủ gây thiện cảm cho người đối thoại để rồi lưu niềm yêu mến ngay lần gặp đầu và giữ kỉ niệm đậm sâu tâm trí.
Có một âm thanh chắc chắn đã in đậm trong kí ức của nhiều người Hà Nội thế kỷ trước – tiếng leng keng của tàu điện. Ngày nay, bóng hình những đoàn tàu điện chạy quanh Thủ đô đã nhường chỗ cho những phương tiện khác. Nhưng cách đây cả thế kỷ, tàu điện từng là loại phương tiện công cộng hiện đại bậc nhất. Dường như, tàu điện đã góp phần làm nên phong vị riêng có của mảnh đất kinh kỳ.
Không ai trong làng Chuông biết chiếc nón xuất hiện trong nét sống của họ từ khi nào. Nhưng xa xưa, trong ca dao đã có câu “Nón Chuông, khua lụa, quai thao làng Đơ” thể hiện sự lâu đời của chiếc nón làng Chuông. Chiếc nón lá giờ đây không chỉ có tác dụng che nắng, che mưa, mà được nâng tầm thành một kỷ vật khi đến với Việt Nam. Dưới bàn tay khéo léo của những nghệ nhân làng Chuông, nón lá được cải tiến đa dạng, bắt mắt du khách. Và, một trong những người đã đem hình ảnh nón lá đi muôn nơi và được gọi bằng cái tên thân thương 'Đại sứ nón', chính là nghệ nhân Tạ Thu Hương.
Trong công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa Việt, đồ chơi và trò chơi dân gian ít được chú ý hơn cả. Phải chăng vì mải hòa nhập với thế giới hiện đại mà chúng ta quên mất một dạng di sản gắn liền ký ức tuổi thơ của các thế hệ trước đây? Và, đã đến lúc chúng ta cảm nhận được sự mất mát rất cơ bản do đồ chơi và trò chơi tuổi thơ đem lại. Đó là khoảng lặng tâm hồn từ vết nứt văn hóa của sự lãng quên, dù vô tình.
Chúng ta đang sống trong thời đại “kỷ nguyên số”. Ở bất kì nơi đâu chỉ cần một chiếc máy tính, một chiếc điện thoại hay máy tính bảng có kết nối internet là mọi người có thể thỏa sức tìm kiếm các thông tin trên báo mạng với tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… Nhưng, đâu đó trong sự hối hả, vội vã của cuộc sống, chúng ta vẫn bắt gặp hình ảnh yên bình, những con người trầm tĩnh, thong thả nhâm nhi ly trà nóng mỗi buổi sáng với tờ báo giấy còn thơm mùi mực in trên tay.
0