Gỡ khó cho du lịch làng nghề
Thế nhưng, trên thực tế phần lớn các làng nghề đang chỉ tập trung làm nghề, mà chưa nghĩ tới khai thác tiềm năng du lịch.
Cũng đã có các làng nghề, các địa phương đầu tư khai thác và mang lại một nguồn thu đáng kể, nhưng chưa phát triển đồng đều, lớn mạnh và tạo được thương hiệu lớn. Phần lớn là thiếu cơ sở hạ tầng. Rồi quan trọng nữa là nguồn nhân lực qua đào tạo để giữ chân du khách.
Xưởng thêu này của gia đình hai nghệ nhân anh Nguyên và chị Xuân. Gia đình đã làm nghề qua 3 đời, và có danh tiếng trong làng thêu Việt Nam. Nói về tâm huyết với nghề và truyền dạy cho thể hệ trẻ trong làng Thắng Lợi thì anh chị là tiêu biểu.
Và cũng giống như các gia đình nghệ nhân và thợ thêu giỏi khác của các làng thêu Thắng Lợi, anh chị phải chủ động trong tìm các đơn hàng cho gia đình. Nguồn thu nhập đó cũng đáng kể. Song để phát triển đồng bộ, đưa cả địa phương cùng nhau phát triển du lịch làng nghề thì quả thật chưa có và rất khó.
Làng nghề thêu Thắng Lợi có rất nhiều gia đình làm nghề thêu, và các sản phẩm làm ra đều rất đẹp, thể hiện tay nghề cao, sự khéo léo và cẩn thận của người thợ. Thế nhưng, trong làng nghề trăm năm tuổi này vẫn không có khu vực trưng bày sản phẩm.
Mạnh nhà nào, nhà đó tự thành lập xưởng và nhà trưng bày của riêng mình. Không có hệ thống shop trưng bày, bán hàng, không có điểm ẩm thực, nhà vệ sinh tiêu chuẩn. Không có điểm đỗ cho ô tô và xe du lịch. Cũng không có nơi đón tiếp, quảng bá, không có chương trình truyền thông thường xuyên.
Làng nghề sơn mài Duyên Thái cũng không nằm ngoài xu thế, mạnh ai đó làm, chưa có sự hướng dẫn hay quy hoạch nào để các hộ gia đình cùng nhau theo và phát triển du lịch.
Mỗi người thợ cũng mong được quảng bá, giới thiệu tới du khách trong nước và quốc tế, nhưng bận rộn với công việc và kiến thức có hạn, nên cũng biết muốn làm du lịch thì phải bắt đầu từ đâu.
Và cứ như vậy, những người thợ giỏi, những người thợ chăm chỉ và chất phác, vẫn hàng ngày cặm cụi với công việc của một người thợ. Chính sách hay sự đầu tư đột phá thì vẫn chưa đến.
Hàng ngàn người thợ giỏi vẫn trăn trở tiếc nuối vì các con cháu không còn lửa theo nghề. Làng nghề vẫn chưa hề được định hướng và phát triển xứng với tiềm năng.
Sản phẩm thủ công của có thể thấy rất đẹp và tinh xảo. Các làng nghề thủ công của Hà Nội không chỉ nằm dọc các trục giao thông, mà còn luôn gắn liền với những di tích lịch sử, văn hóa, lễ hội.
Đó là điều kiện cực kỳ thuận lợi cho các công ty du lịch đầu tư, xây dựng tour. Ngoài vấn đề thiếu thốn trầm trọng về cơ sở hạ tầng đồng bộ để sẵn sàng đón những đoàn khách du lịch lớn, thì nổi lên hàng đầu là thiếu chiến lược lâu dài.
Nguồn nhân lực và trình độ chưa được quan tâm đầu tư đào tạo. Bản thân làng nghề chưa có kỹ năng khai thác du lịch.
Dù công việc khá vất vả, nhưng xưởng làm dao kéo của người thợ Hòe Thị (quận Nam Từ Liêm) vẫn luôn đỏ lửa lò mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu của người dân Hà Nội.
Qua khảo sát của đoàn Hội đồng Thủ công thế giới, làng lụa Vạn Phúc, một trong những làng nghề dệt lụa nổi tiếng bậc nhất Việt Nam với hơn 1000 năm tuổi, được đánh giá đủ yếu tố để tham gia mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu.
UBND thành phố Hà Nội vừa có quyết định công nhận điểm du lịch làng nghề cỏ tế mây tre đan xã Phú Túc, huyện Phú Xuyên.
Hội đồng Giám khảo quốc tế Hội đồng Thủ công thế giới đã đến khảo sát, đánh giá để xem xét công nhận làng nghề Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội, trở thành thành viên của Mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu.
Hội Lương thực Thực phẩm TP HCM (FFA) phối hợp cùng Hiệp hội Nước mắm truyền thống Việt Nam đã tổ chức Lễ hội nước mắm TP HCM lần 1 năm 2024 tại phố đi bộ Nguyễn Huệ
Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 25km, xã Liên Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội, là một trong số nhiều làng nghề chuyên sản xuất gỗ mỹ nghệ, với những người dân năng động trong phát triển kinh tế.
0