Lớp học bơi đặc biệt

(HanoiTV) - “Tình yêu sông Hồng” là một hoạt động thiện nguyện do anh Nguyễn Ngọc Khánh - Trưởng nhóm CLB “Bơi khám phá” cùng đồng đội của mình khởi xướng và thực hiện, nhằm tổ chức các lớp dạy bơi cứu hộ miễn phí và cung cấp kiến thức về bơi lội cho các em nhỏ tại các tỉnh dọc sông Hồng.

Anh Nguyễn Ngọc Khánh (35 tuổi, ở Hà Nội) cho biết, mặc dù biết bơi từ khá sớm nhưng cách đây 4 năm anh từng bị đuối nước. Đó chính là động lực khiến anh bắt tay ngay vào việc học nghiêm túc về bơi lội. Sau chuỗi ngày tập luyện, anh đã có một số thành tích nhất định về bộ môn Bơi ngoài trời, với cự ly dài nhất 200km từ cầu Long Biên đến biển Thái Bình.

Đầu năm 2020, anh Khánh thành lập Câu lạc bộ “Bơi khám phá” với mục đích ban đầu là thỏa mãn niềm đam mê bơi lội của anh và những người có cùng sở thích. Tuy nhiên, vào mùa hè, khi biết thông tin về nhiều vụ tai nạn đuối nước thương tâm xảy ra nên cả nhóm mong muốn được đóng góp những kiến thức, kinh nghiệm bơi lội cho cộng đồng.

Anh Nguyễn Ngọc Khánh tại một buổi dạy kỹ năng cho học sinh tiểu học

Năm 2021, nhóm bắt đầu hành trình thiện nguyện này bằng việc treo những biển báo nguy hiểm ở các bãi bơi, sông, hồ để cảnh báo các em nhỏ cũng như mọi người. Đến nay, hoạt động treo phao đã thực hiện thành công tại 3 tỉnh Lào Cai, Yên Bái và Tuyên Quang.

Câu lạc bộ cũng đã treo phao cứu sinh ở dọc các cây cầu đi qua giảng dạy. Mới đây nhất, nhóm vừa tổ chức mua phao và vận động mọi người chia thành các nhóm đi treo ở 6 cây cầu tại địa bàn Hà Nội.

Cũng theo anh Khánh, hoạt động treo phao tại các cây cầu ở Hà Nội chỉ là một phần nhỏ trong hành trình thiện nguyện “Tình yêu sông Hồng” của Câu lạc bộ “Bơi khám phá”. Mục đích của việc treo phao rất rõ ràng là để tăng khả năng cứu sống những người bị đuối nước ở dưới sông, cũng như giúp những người muốn cứu nạn có thêm phần tự tin hơn.

Thời gian gần đây, trên địa bàn cả nước xuất hiện nhiều vụ tai nạn do đuối nước gây nhức nhối dư luận. Cách đây hơn 1 tháng, anh Khánh cùng các thành viên trong nhóm đã quyết định thực hiện hành trình “Tình yêu sông Hồng”, với hoạt động chính là đi dạy bơi miễn phí tại tất cả các tỉnh, thành ven sông Hồng.

Khi mới nghĩ ra ý tưởng này thì chỉ có duy nhất mình anh Khánh thực hiện. Nhưng khi quyết định chia sẻ câu chuyện này lên mạng xã hội, chưa đầy một ngày đã có đến hơn 50 bạn tình nguyện viên sẵn sàng ủng hộ, đi theo thực hiện. Tất cả mọi thứ đều xuất phát từ chính những nguồn nhân lực tự có và do mọi người tự đóng góp.

Thậm chí, sau khi biết đến hành trình ý nghĩa này, một số nhà hảo tâm cũng đã ủng hộ, thành lập một quỹ mang tên “Quỹ phát triển bơi lội Việt Nam” (Mon Swimming) để đóng góp chi phí thực hiện những chuyến đi này.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
User
Ý KIẾN

Với khát khao gìn giữ "hơi thở" của the lụa từng vang danh, nghệ nhân Lê Đăng Toản (Hà Đông) đã miệt mài canh cửi trong suốt gần 20 năm, dù hành trình không ít gian nan.

Bằng chính cuộc sống đời thường và tình yêu Hà Nội, hai nghệ sĩ Lan Hương và Đỗ Kỷ đã lan tỏa những giá trị văn hoá truyền thống qua nền tảng mạng xã hội TikTok - vốn là sân chơi sáng tạo của thế hệ trẻ.

Thiếu tá Trịnh Minh Tùng, Trưởng Công an thị trấn Phú Xuyên (Hà Nội) luôn phát huy sức trẻ, tinh thần nhiệt huyết, tận tụy với công việc, đảm bảo tình hình an ninh, trật tự ở cơ sở.

Họa sĩ Nguyễn Thế Sơn đã thực hiện nhiều dự án nghệ thuật cộng đồng trong suốt 10 năm qua. Tình yêu với Hà Nội chính là động lực để anh thực hiện các dự án này.

Nghệ nhân Nguyễn Viết Dũng sinh ra ở làng nghề Sơn Đồng (Hoài Đức, Hà Nội), được theo chân cha chạm khắc đồ thờ từ khi còn thơ ấu, qua đó bị hấp dẫn và ấn tượng với những họa tiết hoa văn cổ.

Giữa sự phát triển và chuyển đổi không ngừng của thị trường âm nhạc, Trung tá, nhà sản xuất âm nhạc, nhạc sĩ Tạ Duy Tuấn vẫn kiên trì theo đuổi âm nhạc chính thống, sáng tác những ca khúc về đất nước và về Hà Nội.